3 nạn nhân vụ ngộ độc nấm ở Quảng Ngãi đã tử vong
Ngày 11.5, Bệnh viện (BV) Đà Nẵng và BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng xác nhận, cả 3 nạn nhân trong một gia đình bị ngộ độc khi ăn nấm hái trên rẫy ở Quảng Ngãi đã tử vong.
Mặc dù đã được cấp cứu hồi sức tích cực nhưng các nạn nhân vụ ngộ độc nấm vẫn không thể qua khỏi – ẢNH: AN QUÂN
Bác sĩ chuyên khoa 2 (BS.CK2) Hà Sơn Bình (Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BV Đà Nẵng), cho biết sau nhiều ngày hồi sức tích cực, chống độc, các nạn nhân ngộ độc nấm ở Quảng Ngãi vẫn suy đa tạng, tổn thương gan quá nặng và không thể qua khỏi.
“Người vợ bị nặng nên mất trước người chồng một ngày. Bệnh viện cũng đã liên hệ tình trạng của cháu bé 12 tuổi, là con của hai vợ chồng, cũng đang được hồi sức tích cực ở Bệnh viện Phụ sản – Nhi nhưng cháu bé cũng đã mất hết phản xạ…”, bác sĩ Bình thông báo.
Bác sĩ Võ Hữu Hội, Trưởng Khoa Nhi hồi sức (BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng), cho biết bệnh nhi 12 tuổi đã hôn mê não sâu, tổn thương não không thể phục hồi, tổn thương gan nặng. “Xác định cháu không thể qua khỏi nên bệnh viện đã cho xe đưa cháu về cùng với bố và mẹ cháu trong chiều 10.5 để cháu có thể “ra đi” tại quê nhà”, bác sĩ Hội nói.
Trước đó, ngày 4.5, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BV Đà Nẵng, tiếp nhận 2 bệnh nhân trong một gia đình, gồm anh Đinh Văn T. (39 tuổi) và chị Đinh Thị N. (38 tuổi), người dân tộc Ca Dong, ngụ xã Sơn Tân, H.Sơn Tây, Quảng Ngãi, trong tình trạng ngộ độc nấm nặng.
Sau khi ăn nấm khoảng 12 giờ đồng hồ, lần lượt anh T., con gái (12 tuổi) và chị N. có biểu hiện đau bụng, chóng mặt, sau đó nôn mửa ra máu, đi ngoài liên tục. Những người con còn lại trong nhà, do không ăn nấm nên không bị ngộ độc.
Video đang HOT
Ngay sau đó, cả 2 vợ chồng anh T. và con gái được người thân đưa vào cấp cứu tại BV Đa khoa Quảng Ngãi và được điều trị tích cực nhưng dấu hiệu ngộ độc trở nặng hơn. Sau đó cháu bé gái được chuyển viện ra BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng và 2 vợ chồng anh T. được chuyển cấp cứu và hồi sức tích cực tại BV Đà Nẵng.
Mặc dù đã được các y, bác sĩ tại các BV ở Đà Nẵng hồi sức tích cực nhưng cả 3 nạn nhân của vụ ngộ độc nấm đều không qua khỏi…
Du Xuân trong tâm trạng Corona
Để góp sức cho những người trên mặt trận phía trước, mỗi chúng ta hãy tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình mình bằng những phương cách đơn giản mà hiệu nghiệm.
Một cái Tết căng nhất chúng ta đang trải qua.
Corona đánh úp chúng ta vào lúc sơ hở nhất. Nhà nhà háo hức đón giao thừa, báo chí lo xong số tất niên đã tưởng được xả hơi đón tết. Người người vội vã lên đường hồi hương, hồi xuân, đâu biết sau lưng "kẻ hèn hạ" nhen nhúm, ủ mưu, cái cách ủ bệnh mười mấy ngày mới phát vừa đúng lịch chúng ta đang hở sườn nhất để bôn ba tết.
Đại dịch đến trong lúc nhu cầu đi lại không thể dừng, vé đã đặt từ lâu, mọi dịch vụ được set up từ mấy tháng trước cho một kỳ nghỉ dài, khó thể dừng khi mọi sự đe dọa vẫn nghe như từ xa và chắc gì đã đến với ta.
Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng (bìa trái) và đội ngũ kiểm dịch y tế quốc tế thuộc CDC Đà Nẵng làm việc xuyên tết. Ảnh: BL
Mà thật vậy, đến hôm nay thì Corona vẫn chưa thể về tới xứ tôi, 15 ca nghi ngờ Corona âm tính khi có kết quả và 20 ca đang được xét nghiệm chờ kết quả, vậy để biết "nó" chưa phát tán đến xứ nóng này. Hơn nữa, cửa ngõ vào Đà Nẵng đã được kiểm soát kỹ, các ca sốt nghi ngờ phần lớn từ các nơi di trú khách sạn đưa tới chứng tỏ ý thức và nhận thức tầm quan trọng của cơn dịch đã rất cao trong cộng đồng dân cư.
Hơn nữa y tế Đà Nẵng đã có nhiều kinh nghiệm trong chống đại dịch SARS cách đây 15 năm. Ngày đó ở BV Đà Nẵng đã triển khai khu cách ly, các bác sĩ, điều dưỡng, y tá được phân công vào khu điều trị đã được lập danh sách. Tôi nhớ BS Trần Quang Hiếu, Trưởng Khoa hồi sức - chống độc, đã nhận trọng trách vào khu cách ly điều trị, nêu tấm gương của người anh cả, người chiến sĩ trên mặt trận y tế.
Năm 2016 chúng ta đối diện với Ebola cũng không kém phần hung dữ,. Để ban bố một tình trạng khẩn cấp dịch đối với những người đang gánh vác trách nhiệm đối với xã hội thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Ban bố đồng nghĩa với đóng cửa trường học toàn thành phố, mọi hoạt động ngưng trệ, trong khi khả năng kiểm soát vẫn còn trong tầm tay thì sẽ là một quyết định yếu kém của người lãnh đạo ngành.
Chúng ta là người dân vào lúc này đây hãy lắng nghe và tin tưởng vào đội ngũ y tế của ngành trong thành phố, họ đã và đang cùng sống trong một môi trường với chúng ta, hơn ai hết họ đang vì bản thân họ, vì gia đình họ, và vì cả chúng ta mà phục vụ. Chúng ta đã từng tin yêu BV Đà Nẵng, BV Phụ sản Nhi,... những con tàu đầu ngành của y tế thành phố đã luôn đi đầu trong công tác điều trị và phối hợp chống dịch đầy kinh nghiệm trong những năm qua.
Dưới sự chỉ đạo của "tư lệnh ngành" y tế thành phố bác sĩ Ngô Thị Kim Yến đã ban bố tình trạng chống dịch nhóm A, là tình huống khẩn cấp trong mọi hoạt động và ngành đã lên dây cót mọi hoạt động trong những ngày qua.
Những cuộc hội ý lãnh đạo thành phố bất kể giờ giấc, những cuộc họp liên ngành và những cuộc đối thoại trên truyền hình về con "ôn dịch Corona" đã kịp phát đi.
Ban bố tình hình chống dịch nhóm A nghĩa là bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện đã ăn tết tại chỗ, không được nghỉ phép xa thành phố. Bệnh viện dành riêng khu vực tầng 4 với lối đi riêng không thông qua phòng khám để đưa tập kết bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ, trang thiết bị được ưu tiên đầu tư cho điều trị chống dịch.
Hệ thống kiểm dịch y tế quốc tế cùng y tế dự phòng thuộc trung tâm CDC thành phố đã vào cuộc từ đêm 30 tết, triển khai các hoạt động kiểm soát khách đến thành phố.
Nhìn bên ngoài thành phố như yên bình trong cái tết Canh Tý nhưng thật ra, chúng ta đã có một đội ngũ y tế và những lực lượng chức năng phối hợp theo dõi từng giờ mọi diễn biến của dịch. Các thông tin nội bộ của ngành luôn được theo dõi từng giờ cùng với những chỉ thị trực gác thường xuyên 24/24 giờ.
Để chủ động cho công tác phòng, chống dịch bệnh và tăng cường công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona, ngày 29-1-2020, UBND thành phố Đà Nẵng có văn bản thống nhất chủ trương về việc mua sắm các máy móc thiết bị theo đề nghị của Sở Y tế, gồm một hệ thống ECMO; 10 máy thở; 10 monitoring theo dõi bệnh nhân; 30 bơm tiêm điện; hai máy thở di động; 30 máy truyền dịch; 10 máy nuôi ăn; một máy X-quang di động với tổng giá trị tối đa 19.788.000.000 đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Chúng ta hãy tin tưởng TP Đà Nẵng rồi sẽ ôn hòa trôi qua trong yên bình như những trận dịch khác đã trôi qua Đà Nẵng trong những năm qua.
Và để góp sức cho những người trên mặt trận phía trước, mỗi chúng ta hãy tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình mình bằng những phương cách đơn giản mà hiệu nghiệm.
Rửa tay sát trùng tay thường xuyên sau tiếp xúc, đeo khẩu trang nơi đông người, uống vitamin tăng đề kháng cho cơ thể, giữ ấm và tránh gió trực tiếp, thức ăn thức uống hợp vệ sinh, tránh ăn những sinh vật lạ.
Chỉ vậy thôi chúng ta sẽ cùng nắm tay nhau thoát qua cơn đại dịch này.
Theo PLO
Vụ ngộ độc đồ chay ở Đà Nẵng: Thêm 89 người nhập viện Số người ngộ độc thực phẩm tại tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã tăng thêm 89 người, nâng tổng số người bị ngộ độc do ăn đồ chay lên 222 người. Liên quan đến vụ 133 người ngộ độc thực phẩm ngày hôm qua (8/5) tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, hôm nay (9/5), có thêm 89 người nhập viện,...