3 năm liên tiếp khủng hoảng giá, người trồng cà phê đuối sức
Trong lúc cà phê rớt giá thê thảm, viễn cảnh đối nghịch đặt ra khi người tiêu dùng đượcdùng cà phê nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe nhưng người trồng cà phê thì đuối sức.
Ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam cho biết như thế tại Diễn đàn Phát triển cà phê Việt Nam bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng giá diễn ra ngày 3/12 tại TP.HCM.
Ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam
Ông Tự kể, tại một cuộc họp ở London mới đây, các chuyên gia thế giới đã bàn rất nhiều đến giải pháp làm sao trợ giá cho nông dân. Một quan điểm được nêu ra là khuyến khích tiêu dùng cà phê nhiều hơn.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy cà phê có tác dụng trong việc chống ung thư. “Tuy nhiên, trong lúc cà phê rớt giá thê thảm, viễn cảnh đối nghịch đặt ra khi người tiêu dùng được dùng cà phê nhiều hơn, góp phần bảo vệ sức khỏe nhưng người trồng cà phê thì ngắc ngoải. Mức sống của người trồng cà phê hiện nay rất đáng quan tâm” – ông Tự nói.
Nông dân trồng cà phê đang tiếp tục đối diện cuộc khủng hoảng rớt giá kéo dài. Ảnh: Hương Giang
Theo ông Tự, cần phải mất nhiều thời gian để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Hiện Việt Nam đã trải qua năm thứ 3 của khủng hoảng giá, và vẫn chưa biết chắc năm sau tình hình có cải thiện hơn hay không.
Hiện, giá cà phê thế giới đã có dấu hiệu nhích lên nhưng mặt bằng chung vẫn còn rất thấp. Các biện pháp sắp tới phải giúp người trồng tiếp tục gắn bó với cây cà phê thay vì bỏ cây trồng đã gắn bó lâu năm hoặc chuyển đổi sang loại cây trồng khác.
Video đang HOT
Khuyến khích tiêu dùng cà phê nội địa là một trong những giải pháp nhằm tăng sức tiêu thụ.
Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ tài chính vì nông dân đang đối diện với rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán lãi suất ngân hàng. Hoặc các biện pháp giãn nợ từ phía ngân hàng cũng cần đặt ra. Nếu không, mùa trồng sau, nông dân lại tiếp tục đối diện những khó khăn cũ.
Trao đổi với các diễn giả quốc tế, ông Tự cho biết Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội tốt mở cửa thị trường; nhất là sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan, rang xay.
Giá cà phê thế giới gần đây đã nhích lên nhưng việc phục hồi sản xuất còn hạn chế.
Hiện Việt Nam và các nhà xuất nhập khẩu đang cải thiện chuỗi giá trị, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực nâng cao năng lực chế biến. “Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy tiêu thụ cà phê trong nước. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nông dân tiêu thụ tốt hơn và giúp họ sớm vượt qua khủng hoảng” – ông Tự chia sẻ.
Ông Thái Như Hiệp – Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai), cho rằng trong việc thích ứng với BĐKH hiện nay, nước và giống đang là những vấn đề nan giải đặt ra với nông dân trồng cà phê.
Thực tế hiện nay, người trồng loay hoay đối diện với nhiều khó khăn. Các yếu tố này khiến giá thành sản xuất trong tăng cao so với thế giới. Chỉ khi giải quyết tốt nguồn giống thích ứng và vấn đề nước tưới mới giúp việc kháng cự BĐKH có hiệu quả.
Các diễn giả quốc tế bàn giải pháp giúp phát triển cà phê bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến động giá
Ông Lê Văn Đức – Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt lại nhìn nhận cuộc khủng hoảng giá hiện nay là cơ hội để thay thế nguồn giống cà phê mới, cho năng suất cao hơn.
Chương trình tái canh cà phê và hàng loạt biện pháp như xen canh, tưới nước tiết kiệm… mà ngành nông nghiệp thực hiện nhiều năm qua đang cho những kết quả tích cực.
“Việt Nam xác định khi đã ký hàng loạt hiệp định thương mại tự do thì chuyện giá lên xuống là tất yếu theo quy luật thị trường. Việc cần thiết là tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ từ kỹ thuật, tài chính đến thống tin để người trồng điều chỉnh việc sản xuất”, ông Đức chia sẻ.
Theo Danviet
Đặt mục tiêu tái canh, ghép cải tạo thêm 40.000ha cà phê
Trong 5 năm qua, chương trình tái canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện được hơn 118.000ha, đạt trên 98,5% kế hoạch, nhưng mới thực hiện chủ yếu ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông.
Mặc dù các mô hình tái canh cà phê phát triển tốt, cho hiệu quả cao nhưng nhiều nông dân vẫn e ngại tái canh vì nhiều nguyên nhân.
Mới đây, tại TP.Đà Lạt, Bộ NNPTNT phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị "Tổng kết đánh giá kết quả chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020 và bàn giải pháp tái canh cà phê hiệu quả trong thời gian tới".
Chương trình tái canh còn nhiều tồn tại
Ông Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, đến hết tháng 9/2019, cả nước có 20 tỉnh trồng cà phê, tỉnh nhiều nhất là Đăk Lăk với gần 210.000ha, Lâm Đồng trên 170.000ha và Đăk Nông khoảng 130.000ha. Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất cà phê tập trung chính của cả nước. Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT (trái) thăm vườn cà phê tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Ảnh: V.L
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, các nước trên thế giới cũng đánh giá rất cao cách làm cà phê của Việt Nam. Điều này được chứng minh ở sản lượng cà phê trên cùng một đơn vị diện tích, hiện nay nước ta đã đạt bình quân 2,6 tấn/ha. Đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng, đã có rất nhiều mô hình có sản lượng cao, đạt 8 - 9 tấn/ha.
Cũng theo Bộ NNPTNT, tổng diện tích cà phê trồng tái canh và ghép cải tạo tại các tỉnh Tây Nguyên tính đến tháng 6/2019 là 118.202ha (đạt trên 98,5%, kế hoạch đến năm 2020 là 120.000ha).
"Trong quá trình tái canh cây cà phê vẫn còn những khó khăn nhất định, điều chúng ta dễ thấy nhất đó là trong thời gian luân canh trước khi trồng và thời kì kiến thiết cơ bản cà phê thì người dân không có thu nhập. Bên cạnh đó, tái canh cà phê đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, rủi ro cao, ngoài nguồn vốn tự có người sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay còn gặp nhiều trở ngại" - ông Đức nói.
Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay người nông dân nắm bắt về các tiến bộ kỹ thuật phục vụ tái canh chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Đặc biệt là lựa chọn loại vườn trước khi thanh lý để đưa ra thời gian luân canh hợp lý chưa đảm bảo, nguồn gốc giống cà phê không rõ ràng, sử dụng các loại cây giống chưa thích hợp làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tái canh.
Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai chương trình tái canh cà phê, ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Lâm Đồng cho biết, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích tái canh cà phê lớn nhất Tây Nguyên với khoảng 58.000ha và đang phát triển tốt. Địa phương cũng đã xác định, tái canh cà phê không chỉ là trách nhiệm của ngành nông nghiệp mà là nhiệm vụ của cả các cấp chính quyền, người dân.
"Để cây cà phê phát triển tốt, khâu đầu tiên cần xác định là sử dụng các loại giống tốt, giống đảm bảo chất lượng. Hiện tỉnh đang thực hiện các giải pháp về bổ sung kỹ thuật lẫn kiến nghị hỗ trợ vốn vay để nông dân có thể tái canh hiệu quả" - ông Châu cho biết.
Tái canh - quá trình thường xuyên
Đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết thêm, để tái canh cà phê bền vững, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT đã tham gia tổ chức đào tạo, tập huấn cho 19.614 hộ nông dân về các giải pháp kỹ thuật nhằm tái canh trên 19.000ha theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Diện tích cà phê tái canh chủ yếu trồng bằng giống mới, đã từng bước phát huy tiềm năng về năng suất, chất lượng cà phê nhân, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Theo ông Lê Văn Đức, để khai thác hiệu quả lợi thế của ngành cà phê, cần tập trung xây dựng ngành này theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với việc đa dạng sản phẩm, giá trị gia tăng cao, từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Đến năm 2025, duy trì ổn định diện tích cà phê khoảng 600.000ha, năng suất 2,7-2,9 tấn/ha. Bên cạnh đó, tiếp tục tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi, phấn đấu đến 2025 tái canh và ghép cải tạo thêm từ 30.000 - 40.000ha.
Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhận định: "Cà phê là cây chủ lực của nông sản Việt Nam, một cây trồng rất quan trọng tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, vừa là sinh kế, vừa giúp người dân địa phương làm giàu. Trong quá tình tái canh, Bộ NNPTNT cũng khuyến khích, những nơi nào cà phê già cỗi, đất đai không phù hợp với cà phê thì nên chuyển đổi sang cây trồng khác để có hiệu quả cao hơn".
"Tái canh không chỉ một giai đoạn mà là cả một quá trình thường xuyên, là quy luật nên chúng ta cần xác định để tiếp tục thực hiện tái canh. Chúng ta có rất nhiều bài học từ các tỉnh Tây Nguyên, vì vậy ngành nông nghiệp và các viện nghiên cứu nên đúc kết, đánh giá lại từng mô hình, kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các tỉnh cũng cần xây dựng kế hoạch tái canh cụ thể sau năm 2020"- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo.
Theo Danviet
Tái canh cà phê - chuyện nan giải ở Tây Nguyên Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, tuy nhiên ngành cà phê còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như chất lượng (vườn cà phê, sản phẩm cà phê) còn thấp, chi phí sản xuất cao, sức cạnh tranh hạn chế. Đặc biệt, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế đến hàng trăm nghìn...