3 năm cưới, tôi nuôi báo cô vợ
Từ khi yêu đến bây giờ, vợ tôi không kiếm nổi một công việc mà nuôi thân. Tôi mệt mỏi vì một mình làm nuôi cả nhà.
Hiện tại, vợ chồng tôi đã cưới nhau được 3 năm và có một cậu con trai kháu khỉnh. Cuộc sống nhìn chung là tạm ổn dù có những khó khăn không thể nào nói hết thành lời. Tôi yêu vợ, trân trọng vợ nhưng thú thực tôi cũng cảm thấy mệt mỏi khi 3 năm qua vợ hoàn toàn không hỗ trợ tôi được chút nào về mặt kinh tế. Nhất là từ khi có đứa con ra đời, mọi thứ càng đổ dồn lên vai tôi.
Có thể nói vợ tôi là người phụ nữ của gia đình. Cô ấy đảm đang, nấu nướng ngon, tính tình sạch sẽ nên nhà của lúc nào cũng gọn gàng. Cô ấy có ngoại hình xinh xắn, ăn nói dễ nghe… Nhìn chung, tôi không có gì phàn nàn về vợ cả. Duy chỉ có một điều khiến tôi phiền lòng đó là cô ấy không thể nào xin được một công để làm. Bao năm qua, toàn chỉ một mình tôi làm nuôi vợ.
Tôi yêu vợ và không tính toán chuyện thiệt hơn. Suốt những năm tháng cô ấy học đại học, vì tôi ra trường trước nên tôi đâu có tiếc bạn gái. Tiền ăn học của cô ấy tôi cũng lo hết. Sau khi ra trường, ròng rã 3 năm trời cô ấy không xin được việc. Ban đầu chúng tôi tính đợi cô ấy xin công việc xong rồi cưới. Nhưng không hiểu vì cô ấy không có duyên, trình độ chuyên môn kém hay giao tiếp có vấn đề mà ngay cả một công việc lương tháng 2 triệu cô ấy cũng lận đận không tìm được. Lần nào được nhận cô ấy cũng chỉ làm được đúng 2 tuần là nghỉ. Người ta chê cô ấy chậm chạp, không đáp ứng được nhu cầu. Có nơi nhân nhượng nhận thì cô ấy cũng tự xin nghỉ vì tiền nhận được quá ít mà công việc thì nhiều, cô ấy không đáp ứng được.
Vợ tôi được cái đảm đang, chăm sóc gia đình tốt nhưng cô ấy không kiếm được một đồng nào kể từ khi cưới tôi đến giờ (Ảnh minh họa)
Cuối cùng thì chúng tôi cưới dù cô ấy chưa xin được công việc. Sau khi cưới, tôi đi làm nuôi vợ còn vợ tôi vẫn tiếp tục đi xin việc. Cô ấy không chịu có con vì muốn tìm được một công việc như ý đã. Thương vợ, tôi cũng đành chiều dù thực lòng muốn có con luôn. Sau khoảng gần 2 năm ngược xuôi, cô ấy vẫn không được nhận vào bất cứ nơi đâu, đến lúc này tôi buộc vợ phải có con vì không thể chờ lâu thêm được nữa.
Vợ tôi ở nhà sinh con, trăm khoản tiền đổ xuống đầu tôi. Có thêm đứa con, cuộc sống càng thêm khó khăn hơn gấp bội. Vợ chồng tôi đi thuê nhà, tôi cũng chỉ là công nhân bình thường nên lương lậu cũng tàm tạm. Tôi phải làm thêm nhiều việc để có tiền chăm sóc cho vợ, con cái. Đã vậy, còn tiền chi tiêu, sinh hoạt, lễ ngãi hai bên gia đình cũng không thể thiếu được.
Video đang HOT
Tôi mệt mỏi vì vợ không giúp được gì cho gia đình khi cô ấy không thể nào kiếm nổi một công việc mà nuôi thân (Ảnh minh họa)
Đến thời điểm này tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Người khác lấy vợ thì vợ chồng cùng nhau san sẻ khó khăn, còn tôi cứ lai lưng ra làm mà vợ thì mãi không xin được việc. Tôi biết bản thân cô ấy cũng không muốn như vậy nhưng tôi thấy vợ nhiều khi cũng không cố gắng. Cô ấy luôn đòi hỏi vị trí công việc cao hơn so với thực lực mà cô ấy có.
Tôi mệt mỏi quá rồi, nhưng tôi phải làm sao trong hoàn cảnh này đây? Còn bao nhiêu thứ, bao nhiêu khoản tiền cứ đè nặng lên người tôi, tôi phải giải quyết thế nào khi vợ chỉ ở nhà không có công việc?
Theo Khampha
"Đừng nên nghe lời ngon ngọt của nó..."
Đến lần thứ ba Bảo đánh tôi thì mẹ mới biết. Bà nói: "Mới quen nhau mà nó đánh như vậy, mai mốt lấy về chắc nó giết con".
Tôi rất giận anh hai đã nói cho mẹ biết nhưng vẫn cố bênh vực Bảo: "Tại con nói xóc nên ảnh giận chớ đâu phải tự nhiên mà ảnh đánh con đâu mẹ? Con gái của mẹ đâu có vừa gì".
Mẹ kêu tôi đưa Bảo về nhà để mẹ nói chuyện. Nhưng từ sau hôm bị mẹ phát hiện đã đánh tôi, Bảo không dám đến nhà nữa. Tôi năn nỉ cách gì, anh cũng lắc đầu: "Anh sợ mẹ chửi lắm". Tôi bảo nếu sợ như vậy, không lẽ cả đời anh không gặp ba mẹ tôi sao? Vậy thì chuyện cưới xin của chúng tôi sẽ thế nào? "Chừng nào tới đó rồi tính"- Bảo dứt khoát.
Một bữa, tôi vô tình nói cho Bảo biết tôi phải đưa ba mẹ ra phòng công chứng để làm giấy tờ nhà, nghe vậy Bảo hỏi dồn: "Ba mẹ làm di chúc cho tài sản hả? Cho ai vậy?". Tôi gật đầu: "Cho anh hai". "Sao không cho em? Em cũng là con mà?". Tôi bảo đó là tài sản của ba mẹ, ông bà muốn cho ai là quyền của họ, tôi không can thiệp. Thật ra hôm đó ba mẹ ra công chứng là để ủy quyền cho anh hai quản lý cơ sở sản xuất dầu dừa của gia đình vì ba đã yếu.
Không ngờ mấy hôm sau, Bảo chủ động bảo tôi: "Hay là... em đưa anh về thăm ba mẹ? Nói gì thì nói, mình cũng là con cái, không lẽ lại giận cha mẹ?". Tôi nghe vậy thì mừng húm. Vậy là tôi đưa anh về. Ba mẹ tôi không tỏ vẻ gì. Chỉ đến khi ăn cơm xong, ngồi uống nước nói chuyện, mẹ tôi mới hỏi: "Cháu có định đưa gia đình vô bàn chuyện của hai đứa chưa?". Bảo ấp úng: "Dạ... cũng chưa ạ. Công ăn việc làm của con chưa ổn định nên con muốn chờ thêm một thời gian nữa".
Thật ra hôm đó ba mẹ ra công chứng là để ủy quyền cho anh hai quản lý cơ sở sản xuất dầu dừa của gia đình vì ba đã yếu. (ảnh minh họa)
Mẹ tôi nhìn thẳng mặt Bảo: "Có tính thì tính bây giờ, sớm sủa gì nữa đâu mà lần lựa. Năm nay con Phương 26 tuổi rồi. Mà bác nói trước, con bác đẻ ra, nuôi tới lớn, cho ăn học đàng hoàng, bác chưa đánh nó một roi nào. Nếu mà cháu còn đánh nó nữa thì bác không có gả đâu". Bảo vò đầu bức tóc nói rằng tại tính mình nóng nảy, đi làm công trường với dân giang hồ tứ chiếng nên bị ảnh hưởng. "Con hứa sẽ cố gắng sửa đổi"- Bảo nói với ba mẹ tôi.
Ba tôi nãy giờ ngồi im, đến lúc đó mới lên tiếng: "Dù gì thì cháu cũng là người có ăn học. Kỹ sư đại học Bách khoa chớ không phải kẻ vô học, phải nói năng, hành xử cho đúng mực là người có văn hóa". "Dạ, con biết rồi"- Bảo cúi mặt.
Sau hôm đó, anh bảo tôi: "Ba mẹ em đúng là... Ông bà có ăn đời ở kiếp với em đâu mà hăm với dọa". Tôi bảo anh: "Lại chứng nào tật nấy rồi. Nhịn cha mẹ có lỗ lã gì mà không chịu làm? Anh đã hứa rồi đó. Còn đánh em thì mẹ không có gả đâu". "Không gả thì dẫn đại. Tới chừng đó coi ai lỗ?"- Bảo nhăn mặt.
Được chừng 4 tháng, hôm đó Bảo đi làm công trình ở Cà Mau về, tôi phát hiện bao cao su trong quần áo của anh nên tra hỏi. Biết là không thể chối cãi, anh thú nhận: "Nhưng anh cũng biết làm sao cho an toàn. Đó cũng là thương em, giữ gìn cho em. Chớ thử hỏi một thằng đàn ông sức dài vai rộng như anh mà xa vợ cả tháng, làm sao mà chịu nổi".
Tôi tức giận nặng lời. Nói qua nói lại một hồi, Bảo lại giở thói côn đồ. Anh đánh tôi, sơ ý thế nào mà trúng ngay đuôi mắt bầm tím. Tôi giận Bảo đã phản bội tôi để đi lại với những người phụ nữ khác, khi bị phát hiện lại còn đánh tôi: "Đã vậy thì từ nay đường ai nấy đi".
Tôi chạy về nhà, nằm khóc vùi. Lần này khi mẹ hỏi, tôi không cần giấu giếm. Tôi kể với mẹ tất cả mọi chuyện, kể cả chuyện tôi và anh đã ăn ở với nhau như vợ chồng từ mấy năm qua. Nghe vậy, mẹ tôi lặng lẽ khóc. Lát sau bà mới nói: "Con bỏ nó đi. Thứ đàn ông như vậy, không đáng để lấy làm chồng đâu. Còn cái chuyện trai gái ăn nằm với nhau, không có người này thì có người khác, đừng vì những thứ ham muốn tầm thường đó mả hủy hoại cuộc đời mình".
Ngay lúc đó, tôi biết chắc là mẹ nói đúng, nhưng khi cơn đau qua đi, vết bầm trên mắt đã tan thì tôi lại nhớ đến Bảo. Tôi nhớ quãng thời gian 6 năm quen nhau từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi gặp và yêu Bảo ngay lần đầu tiên khi trường anh và trường tôi tổ chức giao lưu nhân ngày 9 tháng 1. Khi ấy, Bảo đã ôm đàn ghi-ta đệm cho bạn bè hát bài "Dậy mà đi" khiến tôi mê mẩn. Sau đó, tôi đã chủ động đi tìm anh... Trong mắt tôi, Bảo là người đàn ông đích thực, lắm tài vặt, ăn nói có duyên. Sau này khi đã trao thân cho anh, tôi còn phát hiện nơi anh một người đàn ông cuồng nhiệt có thể làm đắm say tất cả những người phụ nữ nào đã lên giường với anh một lần.
Tôi nhớ tất cả những điều đó đúng lúc Bảo gọi điện thoại cho tôi. Anh khóc lóc van xin tôi tha thứ và hứa không bao giờ tái phạm. "Anh xin thề độc. Anh mà còn lăng nhăng bậy bạ, còn đánh em thì trời đánh anh đi". Tuy không thấy mặt nhưng chỉ nghe anh nói, tôi đã thấy xốn xang trong lòng. Anh đã thề độc như vậy thì có lẽ sẽ không dám vi phạm lời thề.
Bất giác tôi muốn chạy đến gặp anh, muốn tha thứ cho anh, muốn tiếp tục những tháng ngày hạnh phúc bên anh như chúng tôi đã từng có... Thế nhưng tôi chợt nhớ, hình như có lần anh đã nói như vậy khi tôi đòi chia tay sau một trận đòn nhừ tử. Tôi chợt nhớ lời mẹ: "Đừng có nghe lời ngon ngọt của nó. Cái tánh thằng đó như vậy là không bao giờ sửa đổi đâu con".
Thật lòng tôi đang ngổn ngang giữa thương và giận, giữa tiến và dừng... Những người ở ngoài sáng suốt, hãy nhìn vào và cho tôi biết, tôi phải làm sao khi chuông điện thoại của Bảo vẫn gióng giả từng giờ...
Theo VNE
Chồng như khách trọ miễn phí ở nhà Sáng đi sớm, tôi về muộn, rất muộn, thậm chí là không về với lý do qua đêm nhà bạn vì nhậu nhẹt, chồng tôi đã trở thành khác trọ trong nhà này. Lấy chồng, sống với nhau được 5 năm, có lẽ đó là quãng thời gian quá dài của một cuộc hôn nhân chăng? Cả hai vợ chồng đã từng yêu...