3 năm chung sống, vợ chồng chỉ gần gũi nhau 2 lần nhưng có tới 5 đứa con
Anh bước ra khỏi sân bay thì ngoài hành lý ra, anh còn dắt theo cả thảy 5 đứa trẻ. Đứa lớn nhất cũng chừng 3 tuổi. Nhìn anh, tôi giật mình. Anh già đi và khá gầy gò.
Anh tiến sĩ nên khi quyết định lấy anh, chỉ gặp rất nhiều áp lực. Anh phải công tác ở nước ngoài 3 năm trước khi về được về nước công tác trong viện nghiên cứu. Anh nói, chúng tôi sẽ chỉ vất vả thêm một thời gian nữa thôi nên tôi hãy cố gắng.
Đám cưới của chúng tôi được tổ chức nhanh chóng. Thậm chí đến ngày giờ tốt cũng không xem kịp. Bởi anh nhận lệnh này là đột xuất, nhưng nó cũng là cơ hội ngàn năm có một cho anh, tôi không thể ngăn anh thực hiện ước mơ của mình. Tôi cũng đã hứa sẽ đợi anh và sau khi anh trở về, chúng tôi sẽ làm đám cưới. Nhưng anh:
- Anh rất sợ mất em. Anh sợ khoảng cách địa lý sẽ mang em rời xa anh. Chúng mình có thể cưới sớm được không em?
Tôi không biết đấy có được coi là lời cầu hôn của anh không nhưng lúc đó tôi đã gật đầu đồng ý. Tôi muốn anh yên tâm ra đi mà không vướng bận gì.
Cưới nhau được hai ngày thì anh đã phải lên đường và 3 năm sau anh mới trở về. Nói không phải đùa chứ, có khi 3 năm làm vợ chồng, chúng tôi chỉ có được 2 lần gần gũi nhau vừa rồi. Và tôi cũng chắc mẩm là mình sẽ mang thai. Nhưng đáng tiếc… Có vẻ chuyện gì vội vàng quá cũng không thể thành công? Con cái cũng là do trời, nên tôi đành ngậm ngùi chờ đợi anh thêm 3 năm nữa. Vì dù sao , năm nay, tôi cũng mới có 25 tuổi.
“Đây là… 5 đứa con của con mọi người ạ! Là con ruột, không phải con nuôi” – Anh nói với giọng ngập ngừng. (Ảnh minh họa)
Vợ chồng chưa quen hơi bén tiếng đã phải rời xa nhau. Tôi có cảm giác mình rất giống với mấy chinh phụ khi xưa. Cũng may, bố mẹ chồng cũng là người rất tâm lý, luôn yêu thương, quan tâm và động viên tôi. Nhưng sựu cô đơn, trống vắng tận sâu trong tim thì không ai có thể lấp đầy được. Ngay cả những cuộc gọi, những chiếc mail của anh. Nhiều lúc nỗi nhớ anh đến quay quắt, điên cuồng, dâng lên, tôi đành phải lao nhanh vào nhà tắm, xối nước lên người để hạ hỏa. Tôi cũng luôn hy vọng anh sẽ giữ được sự chung thủy vẹn nguyên với mình. Và anh luôn khẳng định rằng anh chỉ có tôi. Nhưng chuyện đời là thế, chẳng ai nói trước được điều gì.
Những cuộc điện thoại của anh cứ thế thưa dần. Tôi hỏi thì anh nói là do anh quá bận. Mọi người nói hay tôi thu xếp sang thăm anh. Nhưng anh nhất định không nghe.
Video đang HOT
- Đường xá xa xôi, để em đi một mình anh không yên tâm. Mà em phải tin tưởng anh chứ. Cố gắng lên em, anh sắp về rồi.
Tình yêu, hạnh phúc muốn bền vững thì phải có sự tin tưởng nhau. Tôi luôn tâm niệm điều ấy. Nhưng rồi, khoảng cách, khoảng cách đã giết chết sự chung thủy ấy.
Ngày anh trở về, tôi háo hức. Dọn dẹp nhà cửa trước cả tháng. Phòng ngủ cũng được trang trí lại. Tôi còn đi cả spa để tút tát lại nhan sắc cho mình. Vậy mà…
Tôi khóc. Không ngờ, ngày anh quay về lại là ngày đau đớn nhất cuộc đời tôi. (Ảnh minh họa)
Anh bước ra khỏi sân bay thì ngoài hành lý ra, anh còn dắt theo cả thảy 5 đứa trẻ. Đứa lớn nhất cũng chừng 3 tuổi. Nhìn anh, tôi giật mình. Anh già đi và khá gầy gò, không giống với một người chỉ có ăn và học. Đặc biệt là 5 đứa trẻ, chúng cứ bám riết lấy anh không rời, vẻ mặt ngơ ngác. Anh nhìn tôi với ánh mắt ái ngại thôi chứ không nói gì. Rồi anh giục giã tôi lên xe. Ra về trong sự ngơ ngác, tôi thấy khó chịu vô cùng.
Vừa bước chân vào cửa, anh đã khiến cả nhà ngỡ ngàng với 5 đứa trẻ.
- Đây là… 5 đứa con của con mọi người ạ! Là con ruột, không phải con nuôi. – Anh nói với giọng ngập ngừng
Tôi lúc đó, đứng chôn chân trước cửa. Tôi không dám tin vào những gì mình vừa nghe thấy. Đêm đó, anh đã thú nhận rằng không thể vượt qua được nỗi nhớ tôi nên anh đã đến với những cuộc tình chớp nhoáng. Và 5 đứa trẻ là kết quả sau mỗi cuộc vui chơi ấy. Họ không đồng ý về nước và cũng không nuôi con nên anh phải mang chúng về.
Tôi khóc. Không ngờ, ngày anh quay về lại là ngày đau đớn nhất cuộc đời tôi. Nói ra sợ người ta không tin, 3 năm kết hôn, 2 lần gần gũi nhưng lại có tới 5 đứa con. Bây giờ, tôi biết phải làm gì trong hoàn cảnh trớ trêu này đây?
Theo Một thế giới
Trong ngôi nhà mình đã cùng nhau vun vén
Có lẽ, tôi ghét cay đắng loại đàn ông đánh phụ nữ là vì những hình ảnh mà tuổi thơ tôi đã trải qua.
1. Tôi là một người nhà quê, trong những vui sướng hay nhọc nhằn, đầy đặn hay tẻ nhạt của những năm tháng ấu thơ, tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần cảnh chồng đay nghiến hay đánh vợ.
Người quê hiền lành nhưng gắt tính, nói câu trước thì mặt đã đỏ gay, thêm câu nữa thì đã lấy tay chân thay cho ngôn ngữ.
Năm tôi hơn mươi tuổi, tôi thấy người phụ nữ hàng xóm bị đánh trước mặt mình. Cô bị đánh bằng cây, rồi tay, rồi đấm, rồi đá, rồi bằng bất cứ thứ gì chồng cô vớ được xung quanh. Hôm sau cô đi chợ, khuôn mặt sưng vù. Tôi không biết có điều gì khủng khiếp hơn tình huống đó. Tôi hốt hoảng vì không hiểu tại sao một người đàn ông lại có thể đánh phụ nữ dã man như vậy. Tôi lại càng hốt hoảng hơn vì không hiểu vì sao một người chồng có thể đánh vợ như kẻ thù như vậy.
Dì Út của tôi là một người phụ nữ bất hạnh. Cả cuộc đời dì cho đến giờ mới có được chút bình yên. Dượng của tôi ngày trước đánh dì như cơm bữa. Ngoại tôi khóc hết nước mắt, mẹ tôi tan nát cõi lòng. Tôi nhìn trọn vẹn bi kịch ấy. Những đứa em họ của tôi về sau, không đứa nào khả dĩ gọi là có một tương lai ổn định. Bây giờ, thì họ đã thôi nhau.
Có lẽ, tôi ghét cay đắng loại đàn ông đánh phụ nữ là vì những hình ảnh mà tuổi thơ tôi đã trải qua.
Tôi có đọc đâu đó rằng, một đứa trẻ được nuôi nấng trong một gia đình có tình trạng bạo lực thì sẽ có khuynh hướng sử dụng bạo lực để giải quyết mọi mâu thuẫn.
Tôi có cậu bạn ngày trước, bây giờ thì chúng tôi không chơi với nhau nữa. Chẳng vì sao cả, cậu bạn nhậu say đánh vợ, tôi khuyên nhiều lần bất thành. Tôi chẳng biết làm cách nào khác ngoài tuyệt giao với cậu bạn.
Ảnh mang tính minh họa: Internet
Tôi cũng như mọi người, ngoài những bài viết mong chờ vào sự trân trọng nhau giữa những người sống cùng dưới mái nhà ra, quá khó để tôi có thể làm gì hơn điều đó. Bởi nếu con chữ có thể thay đổi được xung đột gia đình, cuộc sống đã tốt đẹp hơn biết bao nhiêu.
2. Người chị quen của tôi, rất thành đạt. Vẻ ngoài luôn quý phái sang trọng, hào nhoáng. Có tài xế riêng, đưa đón mỗi ngày.
Chỉ thân lắm thì mới biết chồng chị cay nghiệt với chị thế nào, từ lời nói cho đến hành động. Chị là trí thức, chị loay hoay mãi với câu hỏi, nên tiếp tục chung sống hay ly hôn. Cuối cùng, chị vẫn cười vui, tất nhiên là vui theo một kiểu khác. Lý do lớn nhất vẫn là vì con.
Chị không phải là một điển hình, còn rất nhiều câu chuyện tương tự. Cô bạn của tôi làm dâu, cực khổ không thua gì thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Ngoài khóc ra, cũng chẳng biết làm sao.
Năm ngoái, người ta cười cợt chuyện ông cụ ngoài 60 tuổi ở TP.HCM đâm đơn xin ly hôn vì "bị vợ đánh quá chịu không thấu". Tôi không hiểu vì sao người ta lại cợt cùa. Vì bằng những gì tôi hiểu, thì bạo hành gia đình không chỉ là câu chuyện của riêng bất cứ cá nhân nào, đàn ông hay phụ nữ, có chăng tỷ lệ nữ giới chịu đựng sự không may này nhiều hơn mà thôi.
Tôi từng tiếp xúc với người đàn ông trung niên bị bạo hành tinh thần, vợ suốt ngày đóng rịt cửa phòng đòi tự tử cùng con mỗi khi giận chồng. Anh sống trong tâm trạng cực cùng quẫn bách mà không biết phải giải quyết ra sao cho trọn vẹn.
3. Một mối quan hệ yêu đương chân chính bao giờ cũng được bắt nguồn từ hai phía, cũng như một cuộc hôn nhân bền vững bao giờ cũng có xuất phát điểm từ yêu thương chân chính. Và sự yêu thương chân chính ấy dựa trên nền tảng tôn trọng nhau.
Phải tôn trọng nhau thì mới có cơ hội làm gì cũng nghĩ đến chồng hoặc ngược lại. Có lớn tiếng thì cũng biết xấu hổ, có muốn động tay động chân thì cũng biết ngại ngần. Đáng tiếc là chúng ta thường nhanh chóng quên đi quãng thời gian tươi đẹp lúc mới yêu, khi vừa cưới, quãng thời gian vun vén chung tay trong ngôi nhà của cả hai.
Theo PNO
Tôi sống với vợ chỉ vì đứa con Vợ tôi không chỉ coi bố mẹ chồng mà đến tôi cô ấy cũng chẳng tôi ra gì. Nhưng tôi không dám ly dị vợ chỉ vì nghĩ cho hai đứa con. Vợ tôi không chỉ coi bố mẹ chồng mà đến tôi cô ấy cũng chẳng tôi ra gì. Nhưng tôi không dám ly dị vợ chỉ vì nghĩ cho hai đứa...