3 món ngon từ chân giò
Những món ăn ngon, ấm nóng từ chân giò rất thích hợp chế nấu cho cả nhà vào cuối tuần.
1. Chân giò hầm hạt sen
Món chân giò hầm hạt sen này vừa ngon vừa bổ, nguyên liệu lại dễ tìm. Bạn đừng bỏ qua trong thực đơn nhé!
Nguyên liệu
- 1 cái chân giò nguyên xương (dùng chân trước sẽ ngon hơn)
- Hạt sen – Cà rốt, hành tây – Nấm hương – Hành, mùi tàu
Cách làm:
Chân giò cạo thật sạch lông rồi ướp với hạt nêm, gia vị, hành khô băm nhỏ rồi cất vào tủ lạnh khoảng 2 giờ cho ngấm.
Hạt sen, nấm hương ngâm nở. Ninh nhỏ lửa để hạt sen chín bở mà vẫn ko bị nát, để riêng.
Đổ nước sâm sấp mặt thịt rồi ninh trong nồi áp suất sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp. Dùng đũa xăm thử xem thịt đã nhừ chưa, nếu thịt chưa nhừ thì lại đun tiếp đến khi thịt nhừ nục, có thể xiên đũa qua dễ dàng thì trút hạt sen, nấm hương vào đun cùng, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Hành tây bổ múi cau, cà rốt tỉa hoa xắt mỏng, hành mùi tàu thái nhỏ đợi chuẩn bị bắc thịt xuống thì trút vào nồi.
Món này giàu năng lượng, hợp với mùa đông và ăn cùng cơm hoặc bánh mì các mẹ nhé. Từng thớ thịt chín nục, mềm thơm, róc xương. Ăn cả bì lẫn mỡ đều không hề có cảm giác béo ngấy mà trái lại còn rất lôi cuốn hấp dẫn từ người già đến trẻ nhỏ.
2. Chân giò bó
Bạn đã bao giờ thử làm chân giò bó ăn chưa, ngon vô cùng nhé!
Nguyên liệu:
- Chân giò: 1 cái khoảng 800 g đã được rút xương- Nấm hương: 15 cái
- Hạt tiêu, hành khô, bột nêm, mì chính, nước mắm – Lá chuối
Video đang HOT
Cách làm:
- Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, cắt bỏ chân nấm. Băm nhỏ nấm hương.
- Hành khô bóc vỏ rửa sạch, băm nhỏ.
- Chân giò rửa sạch, lọc bớt phần thịt bên trong, băm nhỏ.
- Trộn hành khô, nấm hương, hạt tiêu cùng với thịt. Nêm 1 thìa mắm, 2 thìa mì chính, 1 thìa bột nêm.
- Trộn đều rồi để khoảng 30 phút.
- Nhồi phần thịt băm vào trong phần chân giò. Dùng lá chuối gói lại.
- Dùng lạt hoặc dây buộc lại cho vào nồi luộc chín.
- Thời gian luộc khoảng 45 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Nên bảo quản tủ lạnh để thịt chân giò rắn lại.
- Cắt lát chân giò bó mỏng rồi xếp lên đĩa. Chân giò bó chấm với mắm tỏi ăn rất ngon!
3. Măng le hầm chân giò
Cây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất ba gian Tây Nguyên. Măng của cây le ăn tươi vốn rất ngon, khi ăn khô còn ngon hơn so với nhiều loại măng khác. Vì thế, chị em hãy thử làm mới thực đơn hàng ngày của gia đình với món canh măng le khô hầm chân giò này nhé!
Nguyên liệu:
- Măng le khô Buôn Ma Thuột đóng gói (có bán tại các siêu thị): 100 gram
- Chân giò: 500 gram – Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu xay
Thực hiện:
Sơ chế măng le:
- Rửa sạch măng rồi ngâm trong nước ấm 20 phút. Xả sạch.
- Đun sôi nước với ít muối, cho măng le vào nấu trong khoảng 15 phút. Xả lại với nước lạnh nhiều lần, vắt ráo, xắt măng thành từng miếng vừa ăn.
Sơ chế chân giò:
- Chân giò chặt thành miếng vừa ăn, rửa sạch. Cũng đun sôi nước với tí muối, cho chân giò vào trụng sơ khoảng 5 phút. Vớt chân giò ra, đổ bỏ nước. Dùng một nồi lớn, cho nước lọc vào đun sôi, cho tiếp chân giò vào ninh thật lâu cho mềm.
- Khi chân giò mềm, cho măng le vào, đun sôi kỹ đến khi măng mềm.
- Nêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc canh măng le hầm chân giò ra tô, rắc tiêu xay, dùng nóng với cơm.
Chúc các bạn thành công!
Theo Eva
[Chế biến] - Chân giò hầm
Khá tỉ mỉ trong việc chế biến nhưng không phải là khó thực hiện, món chân giò hầm này sẽ hấp dẫn bạn vô cùng về hương vị cũng như hình thức rất ngon mắt của nó.
Nguyên liệu:
- 1 chiếc chân giò: chỉ lấy phần bắp trên khuỷu của chân giò, không lấy phần dưới chứa móng. Bạn nên chọn chân trước vì nó khỏe chân, nhiều thịt nhưng chắc chắn, mỡ và da đỡ lỏng lẻo.
- Nhóm gia vị ướp thịt: 1 nhánh gừng nhỏ đập dập, 1 thìa tiêu bột, 1/2 thìa bột tỏi, 1/2 thìa bột thì là, 30ml nước mắm, 15m nước tương, nửa gói ngũ vị hương (nếu thích)
- Nhóm gia vị luộc thơm: Vài lát gừng, 1 củ hành khô đập dập hoặc vài đoạn hành tươi phần củ trắng, 1 củ xả (nếu thích), 1 thìa rượu trắng.
- Nhóm gia vị hầm: Vài lát gừng, 1 củ hành khô đập dập hay phần trắng của hành củ, 1 thìa rượu trắng, 1 thìa nước tương, 5g - 10g đường phèn, vài hạt tiêu đỏ, 1 củ tỏi khô để nguyên củ, 1 thìa muối, 1 thìa dầu hào và một chút kẹo đắng (bạn có thể tự thắng kẹo đắng từ 2 thìa đường hoặc thay thế bằng nước sốt gia vị có màu như sa tế, tàu hũ ngâm,...). Bạn cũng có thể thêm một số gia vị yêu thích khác như bột ngũ vị hương, bột trà hay loại bột gia vị thơm nào đó.
Cách làm:
Món chân giò hầm này có hình thức tương tự chân giò cuộn để luộc, vì thế trước tiên bạn cần sơ chế sạch phần chân giò, rút xương và để liền phần thịt với da. Tìm chỗ tiếp giáp giữa hai khối bắp của chân giò, bấm mũi kéo sắc vào đó và cắt phần bì lợn tới hết dọc xương.
Cắt tách hai khối bắp ra khỏi xương lợn nhưng không làm rời hai khối bắp đó trên miếng bì bao ngoài chân giò. Đun sôi nước và thả toàn bộ phần thịt này vào trần cho ra hết váng bẩn (vốn là những tồn đọng của thức ăn công nghiệp không được tiêu hóa hết).
Cho nhóm gia vị ướp thịt vào bóp đều miếng thịt trong âu lớn, úp phần thịt xuống và ướp chừng 1 giờ.
Cuộn thịt tròn chặt lại theo dọc thớ bắp giò. Dùng khăn gạc lớn gói kín cuộn thịt và quấn chặt các vòng dây theo dọc cuộn thịt sao cho nó tròn dài đều đặn nhất có thể.
Đun sôi 2 lít nước, thả nhóm gia vị luộc thơm vào và luộc cuộn thịt (gồm cả gạc bọc ngoài) trong 10 phút lửa lớn. Vớt cuộn thịt ra thả vào chậu nước chứa đá lạnh để làm mát nhanh.
Thay một nồi nước khác, thả nhóm gia vị hầm vào. Đun sôi nước hầm thì thả cuộn thịt vào hầm lửa nhỏ chừng 20 phút. Vớt ra để nguội tự nhiên và cất vào tủ lạnh ít nhất 2 tiếng.
Khi ăn, bạn gỡ vải gạc ra khỏi cuộn thịt và thái lát mỏng thịt chân giò thành từng khoanh tròn giống như cách bạn vẫn thái thịt chân giò cuộn luộc.
Phần bắp thịt cuộn chặt cùng bì tạo cho những lát cắt thịt đẹp như lát sushi có bố cục màu sắc, đường nét hài hòa tự nhiên rất ngon mắt. Thịt cũng rất dẻo giòn và đặc biệt là thơm nức mũi.
Tuy là chân giò hầm nhưng bạn lại dùng như một thức luộc ráo nước chứ không chan ướt, rất dễ ăn. Món này ăn cùng xốt tỏi hay tỏi muối chua rất tuyệt! Hoặc bạn chấm thịt chân giò hầm với xì dầu tỏi ớt cũng rất hợp.
Nhiều người thích ướp thịt nhạt để có thể chấm đẫm hơn nhưng nếu nhạt quá thịt sẽ không săn đẹp dẻo dai bằng, nên ướp đủ và làm mắm nhạt vị muối hơn, bù vào là vị chua - cay - ngọt!
Theo Trí Thức Trẻ
[Chế biến] - Móng giò hầm lạc và bí đỏ Móng giò có tác dụng bổ huyết, thông sữa dành cho các bà mẹ sau khi sinh, kết hợp với lạc bùi bùi và bí đỏ ngọt mát. Nguyên liệu:2 cái móng giò heo; 1 miếng bí đỏ 1/2 bát con lạc luộc chín đã tách bỏ vỏ cứng bên ngoài Muối, nước mắm, hạt nêmHành lá, rau mùi. Cách làm: - Móng...