3 món giải xui nên ăn vào ngày cuối năm để đổi vận đón năm mới
Dân gian cho rằng ăn những món này vào dịp cuối năm sẽ giúp xua đuổi vận xui, chuẩn bị đón năm nới nhiều may mắn hơn.
Ăn trứng vịt lộn xả xui
Dân gian quan niệm trứng vịt lộn là món ăn dùng để xả xui, mang lại may mắn. Người Việt tin rằng chữ “lộn” trong tên món ăn có thể đảo ngược tình huống, biến xui thành may. Cũng chính vì thế mà trứng vịt lộn thường được sử dụng làm món ăn để giải đen vào ngày cuối tháng, cuối năm.
Mỗi khi gặp vận đen, người ta sẽ ăntrứng vịt lộntheo nguyên tắc chỉ ăn số lẻ (1, 3 hay 5 quả). Sau khi ăn phải bóp nát vỏ trứng hoặc để xuống đất và dùng chân giẫm nát. Làm như vậy, vận xui sẽ được “thổi bay”.
Lưu ý, người ta tin rằng ăn trứng vịt lộn vào những ngày đầu tháng, đầu năm sẽ mang lại xui xẻo. Do đó, bạn nên tránh ăn món này, đặc biệt là vào ngày mùng 1.
Video đang HOT
Ăn thịt vịt giải xui
Thịt vịtlà món ăn giải đen phổ biến ở Việt Nam vào những ngày cuối tháng, cuối năm. Vào đầu tháng, người ta kiêng ăn thịt vịt vì cho rằng món ăn này mang ý nghĩa đen đủi, khiến cả tháng xui xẻo, công việc không tiến triển, kém may mắn. Trong những ngày đầu tháng, bạn sẽ thấy đa số các cửa hàng bán thịt vịt đều đóng cửa. Tuy nhiên, vào cuối tháng thịt vịt lại trở thành món ăn đắt hàng.
Nếu đang muốn giải xui, rũ bỏ vận đen, bạn có thể chọn ăn thịt vịt.
Thịt vịt có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Vịt luộc, vịt nướng, vịt om sấu… đều có hương vị thơm ngon hấp dẫn, đảm bảo cả nhà đều thích.
Ăn canh mướp đắng/canh khổ qua giải xui
Canh mướp đắng (khổ qua) nhồi thịt là món ăn dùng để giải nhiệt. Nó có xuất phát từ miền Nam nhưng ngày nay đã trở nên phổ biến trên cả nước. Canh mướp đắng nhồi thịt thanh mát vừa thơm ngon, vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dân gian tin rằng món ăn này có thể xua đuổi những điều không may mắn trong năm cũ để đón những điều tốt đẹp trong năm mới. Họ tin rằng chữa “khổ qua” trong tên món ăn đại diện cho những xui xẻo, khổ cực đã qua và những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong tương lai.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Bún vịt Tuyên Quang
Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon quen thuộc ai cũng biết. Có thể kể đến vịt nướng, vịt luộc, vịt om sấu, vịt nấu măng, vịt quay...,
mỗi món ăn đem đến một hương vị riêng. Trong một chuyến công tác đến Tuyên Quang gần đây, tôi được mời nếm thử món bún vịt, quả thật là đặc sắc, và thực đơn về vịt của tôi lại có thêm một món mới.
Bún vịt là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Tày huyện Lâm Bình (Tuyên Quang). Trước đây, bún vịt thường được người Tày làm trong các dịp lễ, tết, ngày rằm. Giờ đây người dân ăn hàng ngày và được nhiều thực khách yêu mến khi đến Tuyên Quang.
Để làm món bún vịt, công đoạn chế biến khá cầu kỳ. Bún do người dân Lâm Bình chế biến từ gạo địa phương, ngâm ủ trong vòng một tuần đến khi gạo mềm và chua mới có thể làm sợi bún; gạo càng cũ thì sợi bún càng ngon. Sợi bún to tương tự như kiểu bún Huế xưa kia, thơm, mềm chứ không dai như kiểu bún của Hà Nội. Chất bột bún khi ăn giống kiểu bột làm bánh hòn của vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, rất đặc sắc.
Nguyên liệu chính của bún vịt là thịt vịt, nước dùng được sử dụng bằng chính nước luộc vịt, có thể cho thêm phần xương vịt đã lọc hết thịt để ninh cùng cho nước ngọt hơn. Vịt phải là vịt thả suối hoặc nuôi trên vùng hồ thủy điện Na Hang. Vịt được thả nuôi từ 5-6 tháng là thích hợp nhất để làm bún vịt. Làm ra sợi bún đã cầu kỳ, chế biến nhân cũng cầu kỳ không kém. Phần cổ, chân, đầu cánh, sườn vịt được băm nhuyễn cả xương, đem ướp với gia vị, hạt dổi, lá mắc mật và một ít rau húng vịt (một loại húng rừng đặc trưng của Lâm Bình làm tăng vị đậm đà khi dùng với thịt vịt) băm nhuyễn, sau đó xào chín kỹ, đến độ săn lại kiểu như thịt rang cháy cạnh. Phần nhân này đòi hỏi băm nhuyễn và kỹ, để khi xào chín, thịt phải tơi mịn. Do thịt đã băm nhuyễn nên yêu cầu về độ nóng của lửa khắt khe hơn, đảm bảo đủ để thịt chín kỹ và vừa săn lại. Quá lửa có thể khiến thịt săn hơn sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khẩu vị. Phần thịt vịt sau khi luộc chín, để nguội, thái miếng mỏng. Bún sau khi chần cho vào bát, cho nhân vịt băm vào, xếp ít thịt vịt thái mỏng lên trên, chan nước, rắc thêm ít rau thơm là có bát bút vịt hoàn chỉnh.
Bún vịt ăn kèm với rau thơm, có thêm húng vịt và tương ớt đặc trưng của vùng núi phía Bắc thì càng tuyệt vời. Điều đáng nói là khi ăn không hề phát hiện được mình đang ăn món bún vịt. Vì nhân thịt băm lẫn cả xương, tôi thấy lạ nên hỏi ra mới biết là bún vịt. Tôi không cho rằng khứu giác và vị giác mình có vấn đề, có chăng là do vịt nuôi thả suối hay trên vùng hồ Na Hang, hoặc cũng có thể do những gia vị đặc biệt của địa phương được cho vào nồi nước dùng hay ướp trong nhân vịt băm đã tạo nên vị đặc trưng riêng và át đi mùi hôi đặc trưng của thịt vịt.
Mẹo luộc 4 loại thịt quen thuộc thơm ngon Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo rồi đem luộc. 1. Mẹo luộc thịt lợn ngon Cho hành đập dập vào nồi nước luộc thịt sẽ giúp khử mùi hoi của thịt hữu hiệu. Thịt lợn là thực phẩm có mặt trong bữa...