3 món dân dã tuyệt ngon từ củ sắn không thể bỏ lỡ cho mùa Đông
Xôi sắn nấu với vừng dừa, chè sắn bánh cay nóng hôi hổi đều những món ngon dân dã gắn với tuổi thơ của nhiều người. Những ngày mùa Đông se lạnh, mà được thưởng thức những món ngon này thì thật tuyệt.
Món ngon từ củ sắn
1. Xôi sắn
Có hai cách nấu: xôi sắn vừng dừa của miền Nam và xôi sắn Hà Nội. Mình thích ăn xôi sắn vừng dừa hơn vì thích vị béo ngậy của dừa, vừng và nước cốt dừa. Mình sẽ viết hai cách làm để mọi người lựa chọn theo sở thích.
a. Xôi sắn vừng dừa
Nguyên liệu
500gr củ sắn ( hay khoai mì)500gr gạo nếp,200gr nước cốt dừa (mua lon sẵn)100gr dừa nạo.Hành lá.Mỡ hoặc dầu ăn.Vừng rang.Gia vị: bột canh, đường
Cách làm
Sắn lột vỏ ngâm nước gạo hoặc nước muối qua đêm cho sạch nhựa, cắt phần đầu phần đuôi sắn cho ra hết độc tố. Gạo vo sạch ngâm qua đêm.
Sau một đêm vớt sắn ra rửa lại cho sạch, bổ sắn làm bốn, tước bỏ gân ở giữa củ sắn, cắt miếng nhỏ vừa ăn, to hơn quân cờ chút để khi nấu sắn không bị nát quá vẫn còn nguyên miếng.Cho sắn vào nồi, đổ nước ngập thêm chút muối, đợi nước sôi vớt sắn ra ngay, gọi là luộc qua để bỏ bớt độc tố có trong sắn.
Gạo ngâm qua đêm vớt ra để ráo nước ( Vì vo sạch trước khi ngâm rồi nên không cần vo lại nữa, còn nếu để lúc này vo hạt gạo sẽ bị vỡ dẫn đến xôi nát).Xóc gạo với 3 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê bột canh, xóc thật đều. Sau đó đổ sắn và dừa nạo vào trộn nhẹ nhàng cho thật đều.
Đổ tất cả nguyên liệu trên vào nồi cơm điện,thêm 200ml nước cốt dừa và chút nước cho xâm xấp trên gạo chút như nấu cơm bình thường. Bật nút cook, nếu sau khi nấu xong mà vẫn chưa chín thì lấy đũa đảo đều. Bật thêm nút cook một lần nữa cho xôi chín hẳn.
Hành lá thái nhỏ, đun sôi chút mỡ lợn hoặc dầu ăn đổ vào bát hành thái nhỏ, trộn đều cho hành chín tái.Xôi chín trộn mỡ hành, múc ra chén rắc vừng lên trên.
Video đang HOT
b. Xôi sắn Hà Nội
Nguyên liệu
500gr gạo nếp,500gr sắn,Mỡ nước hoặc dầu ăn,Hành lá, hành củ phi vàng.Gia vị: bột canh, muối
Cách làm
Sắn lột vỏ cắt bỏ đầu đuôi ngâm qua đêm với nước muối hoặc nước vo gạo để ra sạch nhựa và ra bớt độc tố có trong sắn. Gạo vo sạch ngâm qua đêm.Hành lá thái nhỏ, đun sôi mỡ nước hoặc dầu ăn đổ vào bát hành lá thái nhỏ, đảo đều hành chín tái.Hành khô lột vỏ, thái mỏng vừa, phi vàng giòn.
Sắn sau khi ngâm qua đêm, rửa lại cho sạch, bổ làm bốn, tước bỏ gân ở giữa củ sắn, cắt miếng nhỏ vừa ăn, to hơn quân cờ. Đem luộc qua một nước ( nước sôi vớt sắn ra luôn). Cho thêm chút muối để sắn được đậm đà hơn.Gạo vớt ra xóc với 2 muỗng cà phê bột canh, đổ sắn vào trộn đều rồi đổ tất cả vào nồi cơm điện, đổ nước trên mặt gạo chút như nấu cơm bình thường.
Bật nút cook, sau khi chuyển sang nút giữ nhiệt kiểm tra thấy xôi chưa chín thì vẩy thêm chút nước và bật lại nút cook một lần nữa cho xôi chín hẳn.
Xôi chín múc ra bát, rưới mỡ hành trộn đều. Khi ăn rắc hành khô, ruốc, thịt ba chỉ rim mặn, lạp xưởng… lên trên theo ý thích.
2. Chè sắn
Nguyên liệu
400gr củ sắn (khoai mì).Bột năng.Đường vàng hoa mai hoặc đường mật, đường thốt nốt, nếu không có dùng đường trắng cũng được nhưng sẽ không cho màu đẹp và vị thơm bằng các loại đường kia.1 nhánh gừng
Cách làm
Sắn lột vỏ ngâm qua đêm bằng nước muối loãng hoặc nước vo gạo là tốt nhất. Bổ sắn làm 4 phần, tước bỏ gân lõi, cắt sắn thành miếng nhỏ như quân cờ. Cho sắn cắt nhỏ vào nồi luộc qua một nước, đổ phần nước đó đi sau đó đổ lại nước nhưng đừng đổ nhiều quá kẻo chè bị loãng.
Nồi sắn sôi hạ nhỏ lửa, vớt bọt nếu có, mở vung để nồi sắn không bị đục. Không nên đảo nhiều trong quá trình nấu. Đợi sắn hơi mềm thì cho đường hoa mai vào hoặc đường mật, đường thốt nốt, các loại đường này rất hợp với chè sắn đồng thời giúp chè có mùi thơm hấp dẫn hơn, màu chè cũng đẹp hơn. Nếu không có dùng đường trắng vẫn được.Đợi đường tan, sôi trở lại hạ nhỏ lửa, thả gừng thái sợi ( vắt nước cốt gừng) vào, khuấy nhẹ tay đun liu riu cho đường ngấm vào sắn.
Sắn mềm hẳn chuyển sang trong thì lúc này múc 2 muỗng canh bột năng hoà với chút nước, từ từ đổ vào nồi, khuấy đều tay đến khi sền sệt theo ý muốn dừng lại,nếu vẫn chưa đặc thì cho thêm bột năng. Ngoài bột năng ra có thể cho bột sắn dây, bột nếp, bột ngô… đều được nhé miễn sao nồi chè được sền sệt sẽ ngon hơn).
3. Bánh cay
Nguyên liệu
500gr sắn củ (khoai mỳ)Bột năngHành lá1 quả ớt cayBột canh, dầu ăn
Cách làm
Sắn lột sạch vỏ, ngâm nước muối hoặc nước vo gạo qua đêm. Cho ra sạch nhựa và độc tố. Sau đó vớt sắn ra rửa lại vài lần nước nữa cho sạch và để ráo.Dùng dụng cụ bào sợi bào sắn thành sợi nhỏ, sau đó đổ hết phần sắn bào sợi vào máy xay thịt hoặc máy xay sinh tố xay nhuyễn, múc ra ra vắt sạch nước.
Đổ phần sắn xay ra bát to, thêm vào hành lá cắt nhỏ, 1 quả ớt băm nhỏ, 2 muỗng canh bột năng, 3 muỗng cà phê bột canh, 2 muỗng cà phê đường trộn thật đều. Nếu thấy sắn sau khi trộn còn khô thì thêm chút nước, nếu ướt quá thêm chút bột năng nữa để dùng tay nắm thành những viên nhỏ là được.
Cho dầu vào chảo, chiên bánh ngập dầu đến khi bánh vàng đều thì vớt bánh ra giấy thấm dầu và ăn nóng. Lưu ý bánh ăn còn nóng mềm, để nguội sẽ rất cứng, đặc điểm của loại bánh này là như vậy, nếu dùng bột nếp bánh sẽ thành dẻo mềm ăn không ngon.
Chúc các bạn thành công với hướng dẫn cách làm 3 món ngon dân dã từ củ sắn không thể bỏ lỡ cho mùa Đông.
Theo bepgiadinh
Cách làm chè sắn dây ngon dẻo nhất
Đơn giản không cầu kỳ và cũng không có gì nổi trội như những loại chè khác, nhưng chè sắn dây hay còn gọi chè khoai mì với màu nâu nhè nhẹ, hơi quánh lại, những miếng sắn vuông vắn vừa mềm vừa dẻo lại như được ướp hết những tinh túy của món nước đường dùng để nấu chè càng làm nó trở nên thêm đậm đà hơn cho dù chưa nếm thử.
Cùng xem qua cách làm chè sắn dây ngon dẻo nhất để biết cách chế biến đơn giản này như thế nào nhé!
Hướng dẫn cách làm chè sắn dây ngon dẻo nhất:
Nguyên liệu:
Củ sắn: 2 củ (khoảng 500-600g)Gừng: 1 nhánh nhỏ,Muối,Đường,Bột sắn dây hoặc bột năng: 1 thìa canh,Dừa thái sợi,Nước cốt dừa
Cách làm:
Bước 1: Sắn bạn gọt bỏ vỏ, cắt khúc rồi cho ngâm vào nước muối pha loãng khoản từ 6-7 tiếng trước khi nấu
Bước 2: Khi đã ngâm đủ thời gian, bạn vớt sắn ra cho vào nồi rồi đổ ngập nước luộc cho sắn chín
Bước 3: Sắn chín bạn lấy ra để nguội bớt rồi cắt thành những miếng vuông nhỏ (lưu ý bạn nên luộc cho sắn chín rồi mới cắt nhỏ sắn ra, làm như vậy sẽ giữ được vị ngon ngọt của sắn hơn so với cắt từng miếng rồi mới đem luộc)
Bước 4: Đặt lên bếp 1 cái nồi sạch rồi đun sôi với với đường và 1 ít gừng thái sợi, khuấy đều lên cho đường tan hoàn toàn.
Bước 5: Khi nồi nước đường sôi, bạn cho sắn đã cắt miếng vuông vào rồi hạ nhỏ lửa vào đun âm ỉ cho vị ngọt của đường thấm sâu vào sắn, rồi nêm nếm lại lần nữa tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 6: Cuối cùng hòa bột sắn với 1 ít nước cho tan, sau đó rưới hỗn hợp nước bột sắn vào nồi chè, vừa rưới vừa khuấy nhẹ tay cho bột sắn hòa đều với chè sánh đặc và sôi nhẹ lên thì tắt bếp.
Bước 7: Múc chè ra chén, ăn nóng. Có thể rưới thêm ít nước cốt dừa và 1 ít dừa sợi thái nhỏ lên ăn kèm sẽ ngon hơn
Những miếng sắn vuông nhỏ trong trẻo thật hấp dẫn, tuy là món ăn không gì đặc sắc nhưng món chè sắn vẫn có sức cuốn hút đến lạ cho những ai nhìn và thưởng thức chúng. Chè sắn ăn nóng cho những ngày thời tiết se lạnh sẽ ngon hơn và ấm áp hơn rất nhiều, bạn đã sẵn sàng thực hiện nó chưa? Chúc bạn thành công nhé!
Theo lamkem.net
[Chế biến] - Công thức làm chè sắn ngọt bùi, nóng hổi ăn một lần là nhớ suốt đời Chè sắn thơm nồng với vị ngọt dịu của đường vàng, béo bùi của sắn, ấm nồng của gừng thật thích thú khi được thưởng thức. Lạnh thế này có bát chè sắn nóng hổi, thơm phức thì thật hết ý Nguyên liệu làm chè sắn: - 1kg củ sắn tàu - Đường vàng - 1 củ gừng - 1 chút muối -...