3 món chiên giòn, xù cả nhà gật gù khen ngon
Những món chiên vừa giòn vừa nóng hổi này chắc chắn cả nhà sẽ phải xuýt xoa khen ngợi.
Hột vịt lộn chiên giòn
Nguyên liệu:- Trứng vịt lộn: 3 quả- Bột năng, bột mì: 20-30 gr- Gừng, ớt, rau răm- Sung muối, dấm tỏi
Cách làm:
- Cho trứng vịt lộn vào luộc với nước lạnh, không cần luộc trứng chín kĩ hẳn vì sau đó còn công đoạn chiên giòn nữa nên chỉ cần trứng sôi khoảng 7-10 phút thì các bạn vớt trứng ra, luộc trứng chín kĩ quá sau khi đem chiên sẽ mất đi vị ngọt.
- Trộn đều bột mì với bột năng theo tỉ lệ 1:1, đổ hỗn hợp bột ra 1 cái đĩa. Đập trứng vào bát, dùng thìa xúc trứng ra rồi lăn vào đĩa bột đã chuẩn bị sẵn cho bột bám kín từng quả trứng, để trứng nghỉ 5 phút cho bột được ngấm.
- Gừng cạo sạch vỏ, thái chỉ. Chuẩn bị sung muối, dấm tỏi ớt ăn kèm. Rau dăm nhặt rửa sạch, vẩy ráo.
- Đợi dầu sôi già mới thả trứng vào chiên. Bí quyết để lớp vỏ ngoài của trứng được giòn chính là nhờ thành phần có chứa bột năng, đồng thời nên chiên ngập dầu trứng sẽ giòn đều và không bị thẩm thấu quá nhiều dầu gây ngấy.
- Trứng chín, các bạn nhanh tay vớt ra rồi dùng nóng nhé.
Hột vịt lộn với lớp vỏ ngoài giòn rụm, bên trong mềm ngọt. Ăn kèm vài lát sung muối chan chát, thêm 1 thìa dấm tỏi ớt thơm sực, rắc thêm vài sợi gừng ấm nồng cho khỏi lạnh bụng, nghe vị cay cay của cọng rau răm nơi đầu lưỡi… quả là một khúc biến tấu đầy hấp dẫn.
Video đang HOT
Tôm tẩm bột chiên xù
Nguyên liệu:- Tôm sú- Trứng gà- Bột mù- Bột năng- Bột chiên xù- Hạt nêm
Cách làm:
- Tôm bóc bỏ vỏ và đầu, chừa lại phần đuôi để trình bày cho đẹp, ướp tôm với chút hạt nêm.
- Trứng tách riêng lòng đỏ. Đánh tan lòng trắng với bột mì, bột năng theo tỉ lệ 1:2 rồi cầm đuôi tôm nhúng vào bát bột.
- Vớt tôm ra lăn qua lớp bột chiên xù. Tiếp đó, lặp lại thao tác như ở bước 2 và bước 3 một lần nữa để tạo lớp vỏ dày bọc quanh mình tôm.
- Đợi dầu nóng già mới thả tôm vào chiên ngập dầu với lửa vừa, khi lớp bột chiên xù bên ngoài chuyển sang màu vàng ruộm và nổi lên thì vớt tôm ra đĩa đã lót giấy thấm dầu rồi thưởng thức nhé.
Tôm tẩm bột chiên xù chấm với xốt cà chua hoặc tương ớt chua ngọt rất hợp.
Nấm đùi gà chiên xù
Món nấm đùi gà chiên xù rất đơn giản, dễ làm mà lại ngon vô cùng.
Nguyên liệu:- Nấm đùi gà: 200gr- Bột mì- Bột chiên xù- Rau mùi- Hạt tiêu, muối, dầu ăn
Cách làm:
- Rửa sạch nấm đùi gà, thái hình con chì và ướp cùng một chút muối và hạt tiêu trong vòng 5 phút.
- Trộn rau mùi băm nhỏ cùng bột mỳ và nước thành hỗn hợp lỏng vừa phải
- Nhúng từng thanh nấm qua bột mỳ, và bột chiên xù.
- Chiên từng thanh nấm đã bọc bột trong dầu sôi đến khi chín vàng.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Eva
'Hoá giải' quan hệ sếp và nhân viên
Va chạm, mâu thuẫn trong công việc là điều không thể tránh. Thay vì nói xấu, hãy bày tỏ chân thành với sếp.
Mới đi làm chưa lâu nhưng Ngọc (23 tuổi, nhân viên hành chính) luôn cảm thấy sợ hãi khi phải đến công sở. Nói về nguyên nhân, Ngọc cho biết, nỗi sợ của cô xuất phát từ sự nghiêm khắc thái quá trong công việc của sếp. "Sếp mình là người cầu toàn và rất thẳng tính nên chẳng bao giờ lựa lời để nói, thấy sai là cứ 'mắng xơi xơi'. Là nhân viên mới nên hầu như ngày nào mình cũng bị mắng, nhiều đến mức có cảm giác như mình thật sự vô dụng, chẳng làm gì ra hồn. Mỗi sáng mở mắt ra, chỉ nghĩ đến cảnh đi làm lại thấy rùng mình", Ngọc kể.
Không chỉ riêng Ngọc, nhiều đồng nghiệp của cô cũng không ít lần "tức nghẹn họng" khi bị sếp mắng mỏ, chê bai. Nếu chỉ nghiêm khắc thì còn đỡ, sếp cô còn bảo thủ đến mức không cho nhân viên có cơ hội giải thích, ai nói gì cũng bị sếp quy là "cãi lại", "không chịu tiếp thu". Thấy việc đóng góp ý kiến chẳng mang lại kết quả, dần dà mọi người không buồn lên tiếng nữa, sếp nói gì cũng gật gù cho qua chuyện.
Người nào có oan ức thì cố "ngậm bồ hòn làm ngọt", chờ khi sếp đi rồi thì... nói xấu cho hả giận. Ngọc còn kể: "Chuyện nói xấu sếp chẳng phải chuyện lạ ở công ty mình. Từ các chị cho đến các anh đều ít nhất một vài lần nói xấu sếp. Trong giờ làm việc thì nói xấu qua Yahoo, Skype. Ngoài giờ thì đóng cửa thì thầm. Tính sếp như thế không bị nói xấu mới là lạ".
Trên thực tế, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng rắc rối không kém gì quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Làm sếp cũng giống như "làm dâu trăm họ", không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Sự mâu thuẫn, va chạm về quyền lợi, bất đồng trong cách ứng xử giữa sếp và nhân viên khi không được giải quyết sẽ dẫn đến hiện tượng nói xấu sau lưng.
Để "hoá giải" sự mâu thuẫn này, điều quan trọng là cần sự hợp tác từ hai phía. Trong mọi vấn đề, sếp phải cho nhân viên được quyền lên tiếng, góp ý xây dựng và ngược lại, cấp dưới nếu gặp phải khúc mắc hoặc không hài lòng về sếp nên có những đóng góp thẳng thắn, chân thành với sếp thay vì đi nói xấu. Nếu thấy khó nói, hãy lựa chọn cách viết email hoặc tìm một thời điểm thích hợp để bày tỏ những góp ý với cấp trên.
Bên cạnh nguyên nhân kể trên, hiện tượng nói xấu sếp cũng xuất phát từ sở thích "buôn chuyện" của một bộ phận nhân viên văn phòng. Thu Hiền (27 tuổi, thư ký) chia sẻ, trong công ty cô có một hội "bà tám" chuyên lôi chuyện đồng nghiệp và sếp ra để kể. "Những lúc ngồi 'tám' với các chị em, lôi bao nhiêu chuyện trên trời dưới biển ra rồi mà vẫn hết cái để nói, mọi người quay sang bàn tán về sếp. Trong công việc, sếp chẳng có gì phải chê trách nên chủ đề thường xoay quanh gia đình sếp, con cái sếp. Cá nhân mình biết nói xấu sau lưng người khác là không tốt nhưng nó có sức cám dỗ kỳ lạ, không thể cưỡng lại được", Hiền bày tỏ.
Lý giải cho điều này, chị Mai Anh, giảng viên khoa tâm lý trường đại học Quốc Gia Hà Nội cho biết, trong những câu chuyện phiếm nơi công sở, mọi người có xu hướng "tám" về sếp vì nhiều lý do. Thứ nhất, sếp là "người quen" mà ai cũng biết nên dễ nhận được nhiều sự chia sẻ, bàn luận sôi nổi từ tất cả mọi người. Thứ hai, những câu chuyện đời tư của sếp bao giờ cũng có sức hấp dẫn nhất định để thoả mãn trí tò mò. Thứ ba, nói xấu sếp là một cách để xả stress hiệu quả. Nói xấu chỉ thực sự "xấu" khi thông tin đưa ra là bịa đặt, nhằm cố tình bôi nhọ danh dự của cấp trên, còn không, đây là một hình thức nói xấu vô thưởng, vô phạt nhằm "mua vui" ngoài giờ làm việc.
Để hạn chế việc biến sếp thành "bia đỡ đạn" trong những buổi nói chuyện, hãy tìm các chủ đề tích cực để nói như cuộc sống, du lịch, thời trang... thay vì chăm chăm xoáy vào những điều không hay hoặc chuyện riêng tư của sếp. Ngoài ra, khi nói nên kiểm soát lời nói để tránh quy kết hoặc kết luận vội vàng. Quan trọng hơn cả, hãy đặt mình vào vị trí của người khác để biết cảm giác bị nói xấu khó chịu như thế nào.
Theo Ngoisao
Có cách phát hiện nàng "lên đỉnh" thật hay nói dối Cho dù nàng rên rỉ hay gật gù hài lòng, bạn chỉ nên tin khi cảm nhận được cơn co âm đạo - tín hiệu nàng thực sự "lên đỉnh". Đôi khi, để chiều lòng các đức lang quân, nhiều chị em giả vờ "lên đỉnh"để tạo hưng phấn cho chồng. Bởi vậy, các ông chồng nên nhạy cảm với cảm xúc của...