3 món chay ngon ngày đầu tháng
Đây sẽ là những gợi ý hấp dẫn cho những ai thích ăn chay nhé chị em!
Đậu phụ cuốn lá lốt
Món đậu phụ cuốn lá lốt chay này rất thích hợp để bạn làm trong ngày đầu tháng âm lịch.
Nguyên liệu:- Đậu phụ trắng: 3 bìa- Nấm hương: 10 cái nhỏ- Mộc nhĩ: 4 – 5 tai- Lá lốt: 20 – 25 lá- Muối, mì chính, hạt tiêu
Cách làm:
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, thái nhỏ.
- Đậu phụ đem dằm nát.
- Lá lốt rửa sạch, để ráo. Chọn những chiếc lá nhỏ (hoặc bị rách) thái nhỏ.
- Cho chung đậu phụ, nấm hương, mộc nhĩ, lá lốt thái nhỏ vào bát tô. Thêm muối, mì chính, hạt tiêu rồi trộn đều hỗn hợp.
- Trải lá lốt ra, xúc hỗn hợp đậu phụ cho vào 1 đầu của lá lốt rồi cuốn tròn lại.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho từng cuốn đậu vào rán chín 2 mặt là được (nên để nhỏ lửa kẻo cháy).
Video đang HOT
Nguyên liệu:- Đậu phụ: 1 bìa to (hoặc 2 bìa nhỏ)- Củ đậu: 50gr- Cà rốt: 50gr- Su hào: 50gr- Nấm hương: 10 cái- Hạt sen khô: 20gr
- Đậu Hà Lan hạt: 20gr- Ngô ngọt: 20gr- Rau mùi, mì chính, muối.
Thực hiện:
- Hạt sen khô ngâm qua đêm cho nở mềm, rửa sạch. Nấm hương cũng ngâm nước ấm cho nở mềm.
- Ngô ngọt, đậu Hà Lan hạt rửa sạch, để ráo nước.
- Su hào, cà rốt, củ đậu gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng (hoặc dùng dụng cụ cắt tỉa để cắt thành những hình đẹp mắt).
- Đậu phụ rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Đun sôi 1 nồi nước, cho muối vào khuấy cho tan muối. Thả hạt sen vào ninh cho đến khi hạt sen chín mềm (nhưng hạt sen vẫn còn nguyên vẹn). Tiếp theo cho đến đậu Hà Lan và ngô ngọt vào, đun sôi trong khoảng 5 phút. Tiếp đến cho cà rốt, su hào và củ đậu vào đun cho đến khi cà rốt, su hào chín (nhưng vẫn còn giòn).
- Cho nấm hương và đậu phụ vào, đun sôi thêm khoảng 1 phút nữa thì thả rau mùi thái nhỏ, nêm mì chính cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Cho canh rau củ thập cẩm chay ra bát rồi ăn khi đang còn nóng nhé!
Giá xào mộc nhĩ
Giá xào mộc nhĩ là món chay vừa tươi ngon lại vừa thích hợp để bạn chế biến trong những ngày đầu năm mới này.
Nguyên liệu:- Giá- Mộc nhĩ- Hành hoa- Rau mùi- Hạt tiêu, hành khô, gia vị, hạt nêm, dầu hào.
Thực hiện:
- Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, rừa thạch, thái chỉ. Giá rửa sạch, để ráo nước.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm.
- Cho mộc nhĩ vào xào qua rồi cho giá vào xào cùng. Thêm một ít dầu hào, gia vị vào, đảo đều liên tục thật nhanh tay.
- Giá chín tái vẫn còn độ giòn thì cho hành, rau mùi thái khúc vào. Rắc thêm ít hạt tiêu và nêm thêm ít hạt nêm cho vừa miệng.
Cho giá xào mộc nhĩ ra đĩa rồi thưởng thức nhé!
Theo Eva
Cầu kì ẩm thực chay xứ Huế
Xứ Huế với những con người hiền lành, tài hoa, khéo léo đã tạo nên một thế giới văn hóa ẩm thực đầy màu sắc. Bề dày của lịch sử và bề sâu của văn hóa chính là các nôi đưa ẩm thực Huế trở nên nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước.
Nhắc đến xứ Huế thơ mộng với nhiều nét văn hóa ẩm thực tinh tế, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới các món chay. Phật giáo được coi là quốc giáo của Việt Nam, đặc biệt hưng thịnh trong thời phong kiến nên các món chay cố đô Huế cũng cầu kì không kém gì các món mặn.
Ẩm thực chay xứ Huế thể hiện rõ nhất trong mâm cỗ chay. Với bàn tay tài hoa, tấm lòng phúc hậu và sự đảm đang tuyệt vời, người phụ nữ Huế chế biến các món ăn chay từ những nguyên vật liệu bình dị, giản đơn nhưng cũng rất phong phú về chủng loại và vô cùng hấp dẫn về mùi vị màu sắc. Chỉ nhìn thoáng qua các món trong một bàn tiệc chay, ta sẽ thấy ngon và đẹp không thua gì nem công chả phượng.
Món chay Huế nổi tiếng hơn cả với các món cơm và bánh. Hầu hết các món cơm hay bánh đều có thể được chế biến thành món chay theo phương thức riêng của người Huế. Được tiếng là thanh lịch, người Huế tỉ mẩn trong cả khâu ăn uống. Từ chọn nguyên liệu, chế biến cho tới bài trí. Mỗi món ăn được nâng tầm như một tác phẩm nghệ thuật, tăng thêm sự hấp dẫn cho người ăn. Sự cầu kì còn thể hiện trong cách chọn nguyên liệu cẩn thận, cho dù là món ăn dân dã hay quý phái.
Cũng như món mặn, món chay Huế không chỉ ăn bằng miệng mà trước hết phải thưởng thức bằng mắt để thấy được cái đẹp đẽ cầu kì, mũi ngửi thấy thơm, tai nghe thấy tiếng xuýt xoa ngưỡng mộ từ những người xung quanh, và tâm trí phải thúc giục cảm giác thèm thuồng. Nghĩa là phải vận dụng cả ngũ quan để thưởng thức sự hài hòa về màu sắc, hương vị . Sự hài hòa như tự nhiên chính là nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Huế.
Mỗi món ăn Huế đều đi kèm một loại nước chấm riêng biệt. Món bánh bèo có nước chấm hơi ngọt, cơm sen chấm nước tương nguyên chất, bánh cuốn vạn hoa và cơm âm phủ chấm nước tương chua ngọt. Trong văn hóa ẩm thực Huế, cơm có thể chế biến thành nhiều món ngon lạ miệng, mang phong cách khác nhau. Trong đó không thể không kể tới cơm lá sen, thức cơm ngon miệng, cầu kì bậc nhất, từng được xếp vào hàng Ngự thiện dưới vương triều nhà Nguyễn. Cơm lá sen đòi hỏi nhiều nguyên liệu cùng kinh nghiệm chế biến, thể hiện nét tài hoa trong ẩm thực của người Huế.
Ẩm thực chay Huế mang nét phong phú và đằm thắm của vùng đất Cố đô. Các vua triều Nguyễn xưa còn có Trai cung để vua tới ăn chay trước khi làm lễ tế trời. Truyền thống ăn chay ngày nay vẫn được duy trì trong nhiều gia đình ở Huế. Chút chua cay, chút đậm đà, các món chay Huế đã đi vào lòng người một cách hết sức nhẹ nhàng và sâu lắng như thế.
Theo VNE
3 món chay ngon cho ngày Rằm Có nhiều món chay ngon, đơn giản để chị em có thể làm trong bữa cơm cúng Rằm. Nem phù trúc chay Nguyên liệu: - Phù trúc: 100gr (phù trúc hay còn được gọi là tàu hũ ky, hoặc váng đậu là một chế phẩm từ sữa đậu nành, là lớp váng nỗi trên mặt sữa được làm khô. Phù trúc rất giàu...