3 mẹo nhỏ giúp bạn không biến thành “con nghiện” mua sắm online khi ở nhà mùa dịch
Trong khoảng thời gian kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch, chi tiêu thông minh là điều càng trở nên quan trọng. Để không sa đà, trở thành những “con nghiện” mua sắm online khi làm việc ở nhà, hãy luôn nhớ tới 3 mẹo nhỏ mà hữu ích này.
Khuyến cáo hạn chế ra ngoài, tiếp xúc gần và xu hướng làm việc từ xa trong mùa dịch COVID-19 đã tạo cơ hội lớn cho các kênh mua sắm online. Thay vì phải đến tận nơi mua hàng, nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh, chị em chỉ cần ngồi ở nhà và thực hiện vài cú nhấp chuột.
Tuy nhiên, sự tiện lợi và nhanh chóng mà cách mua hàng này đem lại cũng khiến các chị em dễ bị cuốn vào việc mua sắm online và mang về nhà những sản phẩm không thực sự cần thiết. Trong khoảng thời gian kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch, chi tiêu thông minh là điều càng trở nên quan trọng. Để không sa đà, trở thành những “con nghiện” mua sắm online khi làm việc ở nhà, hãy luôn nhớ tới 3 mẹo nhỏ mà hữu ích sau:
Tự đặt ra giới hạn cho bản thân
Hãy tự đặt ra giới hạn cho bản thân mình bằng việc lên lịch cho các khung giờ được phép mua sắm trong tuần.
Những giờ giải lao là rất cần thiết, giúp bạn có thể tái tạo năng lượng để làm việc năng suất hơn. Nhiều người, đặc biệt là các chị em có thói quen mở các trang web mua sắm hay ứng dụng mua sắm khi cảm thấy buồn chán.
Bán hàng trực tuyến ngày càng phát triển, các trang web và ứng dụng càng được thiết kế rất bắt mắt và có thể sử dụng một cách dễ dàng. Các phần quảng cáo có thể xuất hiện dưới dạng bài được tài trợ hay bài đề xuất. Bạn sẽ rất dễ “tiện tay” nhấp chuột vào đó và lạc vào thế giới mua sắm mà không biết đường ra.
Tốt nhất hãy tự đặt ra giới hạn cho bản thân mình bằng việc lên lịch cho các khung giờ được phép mua sắm trong tuần. Ví dụ bạn có thể cho phép mình xem các sản phẩm mua sắm 2 lần mỗi tuần, mỗi tuần 1 tiếng chẳng hạn. Nếu không nằm trong khoảng thời gian đó, bạn không được vào các trang đó, khi nghĩ ra một sản phẩm gì cần mua, hãy viết lại trong sổ và chờ đến khung thời gian được phép “xử lý” dần.
Điều này không chỉ giúp bạn hạn chế được việc sa đà vào mua sắm mà còn giúp bạn duy trì công việc một cách tập trung, xuyên suốt hơn trong ngày làm việc.
Không mua hàng theo cảm xúc, chỉ mua khi thực sự có nhu cầu
Việc mua sắm vật chất thực sự chỉ đem lại cho bạn cảm xúc vui vẻ nhất thời và ngắn ngủi.
Rất nhiều người có thói quen lấy việc mua sắm làm điều để giải tỏa tâm trạng. Khi cảm thấy căng thẳng hay buồn khổ, họ sẽ mua sắm, tiêu tiền để giúp cho tâm trạng mình thực sự thoải mái hơn.
Video đang HOT
Song sự thật là đừng bao giờ mua hàng khi bạn stress vì quyết định của bạn có thể không chính xác. Đến khi tâm trạng trở nên tốt hơn, bạn mới nhận ra rằng mình đã tiêu quá nhiều tiền vào những món đồ thật sự không cần thiết. Bên cạnh đó, việc mua sắm vật chất thực sự chỉ đem lại cho bạn cảm xúc vui vẻ nhất thời và ngắn ngủi.
Hãy mua hàng khi thực sự cần dùng đến sản phẩm đó. Bạn cảm thấy tâm trạng mình không tốt? Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện tâm trạng mà lại không tốn kém như đi dạo hay nghe vài bản nhạc mà bạn yêu thích, đung đưa theo nhịp điệu. Bạn cũng có thể trổ tài nấu nướng, vào bếp thực hiện một món ăn nào đó đã ngắm từ lâu mà chưa có dịp thử hay đơn giản là trò chuyện với những người mình yêu thương.
Cho bản thân “khoảng chờ”
“Khoảng chờ” còn cho phép bạn có thời gian để khảo sát hàng hoá, so sánh giá cả ở các kênh khác nhau.
Công nghệ ngày càng phát triển, việc mua sắm online trở nên rất thuận tiện. Hình ảnh bắt mắt, sống động; việc xem hàng hay mua chỉ cần thao tác nhấp chuột là xong, cũng không cần lo đến chuyện kỳ kèo hay dùng tiền mặt. Chính những điều này khiến bạn dễ sa đà vào mua thêm những sản phẩm khác vì “tiện tay”.
Để chi tiêu một cách thông minh hơn, bạn có thể bỏ sản phẩm mình muốn vào giỏ hàng song đừng nhấp chuột để mua vội. Hãy cho mình 1 ngày để suy nghĩ. Theo nghiên cứu, sau 1 ngày nhìn lại, bạn sẽ dễ nhận ra mình liệu có thực sự có cần mua món hàng đó không. Với các sản phẩm giá trị lớn, bạn có thể lùi lại 1 tuần.
“Sản phẩm này sẽ giúp mình những gì? Lợi ích của sản phẩm đó và mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu thời gian hay công sức khi có sản phẩm đó?…” Hãy đặt cho mình những câu hỏi và trả lời chúng. Điều này cũng giúp bạn “kiểm soát cơn nghiện”.
Bên cạnh đó, “khoảng chờ” còn cho phép bạn có thời gian để khảo sát hàng hoá, so sánh giá cả ở các kênh khác nhau. Hãy xem liệu mặt hàng đó có giá tốt hơn ở nơi khác không hay liệu chương trình giảm giá, khuyến mại đó có thực sự hữu ích hay chỉ là nâng giá lên rồi giảm giá xuống.
Nếu vấn đề vẫn còn khó khăn, bạn có thể chủ động bỏ “Thích” các trang mua sắm mà mình từng theo dõi trước đó, xóa thông tin thẻ tín dụng ra khỏi danh sách lưu tự động hay mạnh tay hơn là xóa ứng dụng mua sắm khỏi điện thoại.
Bảo Anh
Lương 5 triệu/tháng và chưa có khoản tiết kiệm nào, 7 thủ thuật mua sắm sẽ giúp chị em thay đổi ngoạn mục tình huống này
Hoàn cảnh tài chính và cách chi tiêu sẽ quyết định tương lai của bạn. Hãy thật cẩn thận trong vấn đề này bằng cách lắng nghe và áp dụng 7 thủ thuật mua sắm hiệu quả sau.
Câu hỏi: Với mức lương trung bình chỉ 5 triệu/tháng và tôi chưa có khoản tiết kiệm nào. Làm cách gì để cải thiện được tình trạng trên?
Theo Sundheep Kumar, một giáo viên của trường Đại học Anna, Tamil Nadu, Ấn Độ cho biết với mức thu nhập thấp chị em nên thật tỉnh táo trong vấn đề chi tiêu.
Đừng để nhu cầu của bản thân kéo bạn đi theo và lao vào các món nợ nần về tiền bạc. Nếu vòng xoáy nợ nần kéo bạn đi, với mức lương thấp bạn khó có thể thay đổi được tình hình và lại tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Để giải quyết điều này, ngay từ ban đầu chị em nên có những thủ thuật mua sắm đúng đắn để điều khiển hành vi chi tiêu của bản thân. Có như vậy, việc thắt chặt chi tiêu và hướng tới mục đích tạo ra khoản tiền tiết kiệm trong khả năng mới có thể thực hiện được.
1. Không tới cửa hàng tạp hóa/siêu thị khi bụng đang đói
Sundheep Kumar cho biết, đây là cách mà mọi người vẫn thường sử dụng để mua sắm tiết kiệm. Đừng bao giờ đến cửa hàng tạp hóa hay siêu thị nào khi bụng đói vì bạn sẽ có xu hướng mua nhiều hơn mức yêu cầu. Nếu bạn vẫn có nhu cầu mua sắm khi chiếc bụng đói thì hãy luôn nhớ lập một danh sách các đồ cần mua, điều này sẽ luôn giúp bạn tiết kiệm túi tiền của mình.
2. Để dành tiền ngay khi nhận lương
Bất cứ thu nhập nào bạn kiếm được hàng tháng, điều đầu tiên cần làm là trích ra 10% thu nhập đó. Tiếp theo là tới chi phí hàng tháng cần thiết của bạn.
Đừng chi tiêu 10% số tiền đó trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp thông thường nào. Hãy đặt nó sang một bên và coi như không quan tâm tới. Bằng cách này, bạn có thể cắt giảm chi tiêu không cần thiết để hoàn thành các chi phí cố định.
3. Mua đúng số lượng quần áo
Điểm này có thể cảm thấy kỳ lạ với mọi người, nhưng hãy thử mặc quần áo thương hiệu bình dân. Nhưng điều bắt buộc là chỉ hạn chế 7 bộ quần áo trong 7 ngày, không mua thêm. Và 3 bộ quần áo ngủ, 7 bộ quần áo trong, 2 đôi giày.
Hãy chắc chắn rằng, quần áo của bạn sẽ đếm được trên ngón tay và mặc nó thường xuyên trong 6 tháng. Sự thay đổi này sẽ mang tới điều đáng ngạc nhiên cho tài chính của bạn đấy.
4. Cố gắng chỉ tiêu tiền mặt
Cách làm này có thể bất tiện trong một vài hoàn cảnh nhưng lại tốt nhất cho tài chính cá nhân của bạn. Đó là, cố gắng tiêu tiền mặt nhiều hơn việc quẹt thẻ.
Tiền mặt sẽ giúp bạn chi tiêu ít hơn hoặc chi tiêu tròn trịa với nhu cầu mà không bị quá tay. Điều này dựa trên xu hướng nhiều người thích quẹt thẻ một cách vô tội vạ mà không lường trước được hậu quả.
5. Mua thứ cần
Đây luôn là lời khuyên đầu tiên mà các chuyên gia tài chính muốn khách hàng của họ thực hiện khi muốn tạo ra các khoản tiết kiệm. Những người có thu nhập thấp là đối tượng bắt buộc phải thực hiện điều này.
Hãy chỉ mua những thứ bạn cần thay vì mua những thứ bạn muốn. Điều này được áp dụng trong cuộc sống sinh hoạt triệt để sẽ mang tới kết quả tài chính khả quan.
6. Luôn tìm kiếm ưu đãi
Thay vì bỏ một số tiền để mua một sản phẩm bạn nên dành thời gian tìm hiểu các chương trình ưu đãi, khuyến mại hoặc voucher nhận thưởng của các nhãn hàng. Luôn luôn tìm kiếm ưu đãi là cách làm cần thiết mang tới món hời về tài chính cá nhân.
Nhiều người cũng áp dụng các cách mua sắm với số lượng lớn để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn. Nếu nó phù hợp với cuộc sống sinh hoạt của bạn và gia đình, nên áp dụng nó.
7. Mua sắm từ các cửa hàng không nổi tiếng
Nhiều thương hiệu nổi tiếng thường có giá thành cao và người tiêu dùng thường gọi đó là "phí thương hiệu". Việc mua sắm này làm bạn tốn tiền không chỉ cho giá trị sản phẩm mà cả giá trị thương hiệu rất vô bổ nếu điều kiện kinh tế còn chưa cho phép.
Thay vào đó, bạn lựa chọn những sản phẩm từ các cửa hàng, thương hiệu không nổi tiếng. Nếu lựa chọn cẩn thận thì giá trị tương đương nhưng mức giá hời có thể là gấp đôi.
NuNu
Chị em than trời vì ngồi làm việc ở nhà dễ mỏi lưng, có ngay 4 mẫu đệm lót ghế vừa êm vừa xinh "cứu cánh" đây rồi! "Work from home" - làm việc ở nhà tưởng như sẽ rất thoải mái và đảm bảo sức khỏe hơn so với làm ở văn phòng, nhưng đó là trong trường hợp bạn có 1 bộ bàn ghế được thiết kế riêng để làm việc mà thôi. Còn với nhiều gia đình, góc làm việc tại gia đôi khi chỉ "tạm bợ" ở...