3 mẹo nhỏ đối phó với tình huống xe máy hết xăng dọc đường
Trong trường hợp kim xăng đã báo hết, xe bắt đầu có hiện tượng giật cục hãy lái xe một cách tiết kiệm nhất, di chuyển với tốc độ vừa phải…
Khi di chuyển với quãng đường dài và hẻo lánh, nên mang theo xăng trong một chai nhựa nhỏ
Xe máy thường có bình xăng với dung tích nhỏ. Chính vì vậy, di chuyển với quãng đường dài (hơn 100km) nếu không tính trước, nhiều người sẽ lâm vào cảnh hết xăng giữa đường.
Mang theo xăng trong một chai nhựa nhỏ
Cách tốt nhất là hãy dành thời gian xem xét lộ trình để có thể nắm được vị trí của các trạm bơm nhiên liệu, đồng thời tính được trước xem đoạn nào có khả năng hết xăng cao. Sau đó, hãy mua vài chai nước nhỏ với nắp chắc chắn, uống hết, đổ đầy chúng bằng xăng và mang theo. Nếu bị hết xăng giữa đường, có thể lấy nhiên liệu từ những chai này để đi thêm được một đoạn dài, nhưng hãy nhớ vứt chúng đi sau khi tiếp xăng.
Khi xe máy hết xăng, đối với xe số phải đóng le gió lại
Kỹ thuật điều khiển khi xe có dấu hiệu hết xăng
Trong trường hợp kim xăng đã báo hết, xe bắt đầu có hiện tượng giật cục hãy lái xe một cách tiết kiệm nhất. Hãy đóng le gió, di chuyển với tốc độ vừa phải, tránh thốc ga và phanh gấp liên tục, đồng thời giữ cho số vòng tua máy nhỏ nhất có thể.
Video đang HOT
Hãy nhớ rằng, có thể một lượng nhỏ xăng sẽ còn kẹt trong các ngóc ngách của bình. Việc cần làm bây giờ là dựng chân chống và nghiêng chiếc xe theo mọi hướng có thể. Sau một lúc, hãy thử nổ máy. Nếu xe có thể đề được, hãy lái xe một cách tiết kiệm nhất và hy vọng rằng có thể tiến được tới trạm dừng nhiên liệu tiếp theo.
Mặc dù hút xăng là cách bất đắc dĩ nhưng nó lại rất tối ưu khi xe đang ở một nơi hẻo lánh và ít xe qua lại
Tiếp xăng từ xe khác bằng ống hút
Hãy chuẩn bị thêm một ống nhựa nhỏ trong suốt trong cốp xe, với độ dài khoảng hơn 1m và cuộn gọn lại. Sẽ cần nó để hút nhiên liệu từ xe khác. Đi đường dài mà hết xăng là lúc lôi ống nhựa đã chuẩn bị trước ra. Hãy vẫy một người đi xe máy khác trên đường và xin họ một ít xăng.
Dựng chiếc xe cho xăng ở vị trí cao hơn xe bị hết xăng, sau đó mở nắp bình xăng ở cả hai xe, cắm một đầu ống vào xe cho xăng rồi dùng miệng hút ở đầu còn lại. Hãy chú ý khi hút, đừng để xăng chảy đến miệng, đây là lý do vì sao cần đến ống trong suốt. Sau đó hãy cắm đầu còn lại vào bình xăng của xe cần tiếp xăng và để xăng chảy vào. Đây là cách bất đắc dĩ, tuy nhiên, nó lại là cách tối ưu nhất khi chưa biết bao giờ mới tới cây xăng gần nhất.
Hoàng Anh
3 điều hay bị quên của chị em khi sử dụng xe máy
Vừa bật công tắc khởi động xe đã nổ máy, quên bảo dưỡng, để mỹ phẩm và điện thoại trong cốp xe là những điều mà chị xem hay mắc khi dùng xe máy.
Các chị em khi sử dụng tay ga thường xuyên có thói quen nổ máy xong là liền phóng đi, không để ý xem đèn FI đã tắt hay chưa
Vừa mở công tắc điện, quên chờ đèn FI
Các chị em khi sử dụng tay ga thường xuyên có thói quen nổ máy xong là liền phóng đi, không để ý xem đèn FI đã tắt hay chưa. Hành động này đặc biệt gây hại cho xe khiến động cơ bị bào mòn nhanh chóng.
Đèn FI sẽ bật sáng là để kiểm tra các cảm biến và nạp nhiên liệu vào vòi bơm để chờ nổ máy. Khi đèn báo FI tắt có nghĩa là xe đã sẵn sàng chờ ấn nút khởi động xe. Hãy đợi đến khi đèn FI tắt rồi hãy khởi động xe để các cảm biến hoạt động bình thường, tránh các lỗi phát sinh ở IC hay bơm xăng.
Chị em nên duy trì thói quen nổ máy xe một chút rồi sau đó mới đề ga nhẹ, tránh tăng tốc nhanh ngay khi vừa nổ máy, sau đó mới bắt đầu đi xe.
Bảo dưỡng, đi kèm thay dầu là những việc nên duy trì định kỳ nếu muốn xe máy hoạt động trơn tru
Quên bảo dưỡng
Rất nhiều chị em phụ nữ và không loại trừ cánh mày râu thường chẳng mấy để tâm tới thời điểm bảo dưỡng xe của mình. Họ thường tới các tiệm bảo dưỡng, cơ sở sữa chữa xe máy khi và chỉ khi xe gặp sự cố.
Đó là chưa kể tới những trường hợp biết xe gặp vấn đề nhưng vẫn thờ ơ, chỉ cần "đi được là được", khiến cho bệnh ngày càng thêm nặng và mất an toàn.
Việc thường xuyên đưa xe đi bảo dưỡng theo số km là rất quan trọng đối với xe tay ga. Nó sẽ giúp cho chiếc xe không bị xuống máy quá nhanh và giảm thiểu các hư hại nặng cho động cơ, cũng như các chi tiết khác.
Son phấn kem chống nắng là những món đồ cá nhân mà phụ nữ luôn mang theo, việc bỏ vào cốp xe sẽ dễ làm những vật dụng này bị hư hỏng biến đổi chất do gặp nhiệt độ quá cao
Quên để mỹ phẩm và điện thoại trong cốp xe
Dù có không sạc pin thì điện vẫn có thể nóng lên và gây nguy hiểm khi để trong cốp xe, bình thường khi sử dụng điện thoại cũng đã có lúc nóng lên bất thường rồi thì việc bỏ trong một cái cốp xe nóng đương nhiên là rất nguy hiểm.
Nếu để trong cốp xe mặc dù chưa gây cháy nổ thì pin của điện thoại vẫn rất nhanh chai và có thể bị phù do nhiệt độ cao tác động. Các thiết bị điện tử khác cũng sẽ chịu tác thiệt hại tương tự một chiếc điện thoại khi được để trong cốp xe.
Son phấn kem chống nắng là những món đồ cá nhân mà phụ nữ luôn mang theo, việc bỏ vào cốp xe sẽ dễ làm những vật dụng này bị hư hỏng biến đổi chất do gặp nhiệt độ quá cao, đặc biệt là lúc chạy xe đường dài, son môi còn bị chảy ra. Chị em phụ nữ phải đặc biệt lưu ý đến điều này.
Hoàng Anh
Khi nào cần phải thay mới lốp xe máy để đảm bảo an toàn? Sử dụng lốp xe bị hỏng không chỉ ảnh hưởng hiệu suất của xe mà có thể còn gây nguy hiểm cho bản thân, người ngồi sau xe. Lốp xe máy thường chỉ có tuổi thọ khoảng 15.000 km đi đường Dựa vào số km Tùy thuộc vào từng loại lốp, thương hiệu mà độ bền của lốp khác nhau; bạn có thể...