3 mẹ con bị cướp, sát hại: lấy nhầm vàng giả?
Cơ quan chức năng đang điều tra vụ giết người, cướp vàng nghiêm trọng xảy ra tại Phú Quốc, Kiên Giang. Liên quan đến vụ việc này, có thông tin cho rằng, hung thủ đã cướp nhầm vàng giả.
Vụ cướp táo tợn trên xảy ra tại nhà chị Nguyễn Thị Thi (SN 1980, trú tại xã Gành Dầu, Phú Quốc, Kiên Giang).
Khi chị Thi cùng 2 con đang ngủ thì bị kẻ xấu tấn công. Theo đó, toàn bộ số nữ trang gồm: 2 nhẫn 10 chỉ vàng 24K, 12 vòng ximen vàng 18K, một dây chuyền vàng 24K, tổng cộng gần 4 lượng vàng của nạn nhân đã bị hung thủ lấy mất.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của báo Sài Gòn Giải Phóng, do chị Thi đang trong tình trạng nửa mê, nửa tỉnh, nên lời khai của chị trước cơ quan công an có nhiều điểm chưa rõ. Trong đó có tình tiết chị Thi cho rằng, toàn bộ số nữ trang bị cướp là vàng giả.
Video đang HOT
Căn nhà nơi xảy ra vụ cướp.(ảnh: Dân Việt)
Trước đó, như đã đưa tin, vào khoảng 2 giờ sáng 25/9, trong lúc chị Thi cùng 2 con là Nguyễn Chí Cường (SN 2003) và Nguyễn Chí Đại (SN 2006), đang ngủ trong nhà thì bị kẻ xấu tấn công.
Lúc này chị nghe tiếng động nên giật mình thức giấc. Người phụ nữ này chỉ kịp nhìn thấy một bóng đen chụp chiếc chăn vào đầu mình rồi bị hắn dùng vật chọn đâm liên tiếp vào đầu, mặt cho đến khi chị bất tỉnh.
Đến khoảng 5 giờ cùng ngày, chị Thi tỉnh lại và đã gọi điện thoại cầu cứu người thân.
Ba mẹ con chị Thi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc cấp cứu. Chị Thi nhập viện trong tình trạng bị thương nặng với rất nhiều vết đâm, chém ở vùng đầu.
Cháu Đại bị hôn mê, riêng cháu Cường đã tử vong trước đó do vết thương quá nặng
Hiện vụ việc đang được công an huyện Phú Quốc khẩn trương điều tra.
Theo 24h
EVN "vượt mặt" nhà khoa học?
Một số nhà khoa học "bất ngờ" có tên trong báo cáo tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2.
"Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích". Đó là khẳng định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Sông Tranh 2 (gọi tắt là ĐTM). Bản báo cáo dày hơn 200 trang, được lập vào tháng 12/2006 do Phó Tổng Giám đốc EVN Trần Văn Được ký.
Lấy phân tích chung làm "của riêng"
Kết quả khảo sát bước đầu của Viện Vật lý Địa cầu vừa qua đã chứng minh khẳng định của EVN hoàn toàn không chính xác. Ngạc nhiên hơn, chúng tôi được biết EVN đã gom nhặt một số bài phân tích tác động môi trường với các dự án thủy điện nói chung để áp đặt cho thủy điện Sông Tranh 2!
Cụ thể, EVN dẫn một bài phân tích "Các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện" năm 2002 của tác giả Lê Trần Chấn, Viện Địa lý thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ VN). Nội dung trích dẫn: "Điều kiện để hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng gây động đất kích thích là dung tích của hồ chứa phải trên 1 tỉ m3 nước vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu 100m và trong điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo và phân dị mạnh". Đây là cơ sở để EVN đưa ra kết luận trên.
Toàn cảnh thủy điện Sông Tranh 2, công trình "nổi tiếng" nhất cả nước hiện nay
Tuy nhiên, trao đổi với PV chiều 26/9, ông Lê Trần Chấn bức xúc cho biết mình không hề liên quan đến ĐTM của Sông Tranh 2. Theo ông Chấn, giai đoạn 1995-1996, ông tham gia một dự án của Liên minh châu Âu (EU) về tác động môi trường lần 1 của công trình du lịch, văn hóa.., trong đó có một phần nhỏ liên quan đến thủy điện. Công việc ông được giao là khảo sát, nghiên cứu các dự án thủy điện, trong đó đi sâu vào thủy điện Hòa Bình. Sau khi kết thúc giai đoạn 1, đến năm 1998 dự án này chuyển giao cho đối tác Canada triển khai giai đoạn 2. Từ đó, ông Chấn không còn tham gia dự án này nữa. Hiện ông đã nghỉ hưu gần 10 năm.
"Trong bài phân tích của tôi không hề đề cập đến thủy điện Sông Tranh 2. Tôi không hiểu vì sao EVN lại có thể lấy một bài phân tích các dự án thủy điện nói chung cách đó năm năm để gán ghép cho thủy điện Sông Tranh 2. Thậm chí họ còn lấy danh nghĩa của một nhà khoa học chưa hề nghiên cứu dự án Sông Tranh 2 để khẳng định suy đoán của mình. Bất kể một công trình thủy điện lớn hay nhỏ khi đánh giá tác động môi trường đều phải đặt tính mạng và cuộc sống người dân lên trên hết. Thế mà EVN lại góp nhặt các báo cáo không có cơ sở để chứng minh dự án của mình" - ông Chấn bất bình.
Thuê chuyên gia theo đơn đặt hàng
Chưa hết, EVN còn lấy lại kết quả báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 do Viện Vật lý Địa cầu khảo sát trong tháng 8/2005. Cụ thể, chấn động cực đại có thể xảy ra ở khu vực công trình là 5,5 độ Richter và gia tốc cực đại là 150 m/s2. Chấn động này là do động đất kiến tạo phát sinh trên đứt gãy Hưng Nhượng - Tà Vi và Trà Bồng gây ra.
Thế nhưng PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu), lại cho biết: Trong năm 2003 và 2005, Viện Vật lý Địa cầu có báo cáo tiền khả thi độ nguy hiểm động đất đối với khu vực Sông Tranh 2. Trong các báo cáo không đề cập gì đến động đất kích thích cũng như kiến tạo phát sinh mà chỉ nói độ rung động cực đại áp vào thân đập trong bối cảnh nghiên cứu tại thời điểm đó là bao nhiêu.
"Báo cáo khảo sát này Viện Vật lý Địa cầu làm theo đơn đặt hàng của EVN, trong đó chỉ đánh giá độ rung chấn cực đại tác động đến thủy điện Sông Tranh 2. Chúng tôi không được thuê để đánh giá về động đất kích thích, mặc dù vấn đề đó chúng tôi có thể làm được" - ông Phương nói.
Thế nhưng khi trao đổi qua điện thoại trong ngày 26/9, ông Trần Văn Hải, Trưởng ban Quản lý Dự án thủy điện 3 (EVN), vẫn khẳng định chủ đầu tư đã làm đáp ứng đủ quy trình Nhà nước yêu cầu. Trong ĐTM, phần động đất chỉ là phần nhỏ, trước đó EVN đã tổ chức chuyên đề riêng về động đất. "Trong đánh giá của chúng tôi có đề cập đến động đất và động đất kích thích, thậm chí còn nói rõ việc tích nước thủy điện Sông Tranh 2 có tác động tới động đất kích thích. Báo cáo của chúng tôi đã đầy đủ cơ sở về khoa học trong nhiều khía cạnh, trong đó có cả động đất" - ông Hải khẳng định.
Trong ngày, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại với ông Trần Văn Được, người trực tiếp ký duyệt ĐTM. Tuy nhiên, khi nghe chúng tôi xưng danh PV, ngay lập tức ông Được cúp máy.
Theo 24h
Sẽ cảnh báo ở nơi có amip ăn não người Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những bể bơi có nguồn nước chưa được xử lý, đối với những người phải làm việc, bơi ở những ao, hồ, suối cần hạn chế tối đa nước vào mũi và sau đó nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng...