3 máy bay Trung Quốc lượn lờ liên tục tại giàn khoan
2 máy bay cánh bằng và 1 máy bay tuần thám bay lượn liên tục tại khu vực giàn khoan ở độ cao 500-800m.
Chiều 18/6, Cục Kiểm ngư cho biết, phía Trung Quốc duy trì khoảng 110-118 tàu các loại, trong đó có 39-41 tàu hải cảnh, 14-15 tàu vận tải, 17-20 tàu kéo, 35-37 tàu cá, 5 tàu quân sự.
Đặc biệt, lực lượng kiểm ngư phát hiện có 2 máy bay quân sự cánh bằng lượn 2 vòng trên khu vực phía Tây Nam giàn khoan ở độ cao 500-700m, sau đó bay về hướng giàn khoan và 1 máy bay tuần thám số hiệu 3586 lượn 2 vòng trên khu vực phía Tây giàn khoan ở độ cao 500-800m, sau đó rời khu vực theo hướng Tây Bắc.
Máy bay Trung Quốc ngang nhiên hoạt động tại khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981
“Các tàu hải cảnh, tàu kéo của Trung Quốc đã tăng tốc độ, chặn hướng, áp sát ngăn cản quyết liệt (cách tàu ta 20-50m), sẵn sàng phun nước, đâm va khi các tàu kiểm ngư tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 10-12 hải lý” Đại diện Cục Kiểm ngư cho hay.
Về phía Việt Nam, hoạt động của lực lượng kiểm ngư và tàu cá ở khu vực giàn khoan vẫn bình thường. Trong ngày, các tàu kiểm ngư của ta vẫn tiếp cận giàn khoan đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Lực lượng kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, vòng tránh, chọn thời cơ tiếp cận gần giàn khoan hơn để thực hiện tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các lực lượng bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam vẫn tổ chức đánh bắt cá trên ngư trường truyền thống ở phía Tây Nam giàn khoan, cách giàn khoan 30-40 hải lý đồng thời tổ chức tuyên truyền yêu cầu giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu của Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Video đang HOT
Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhóm gồm 35-38 tàu cá dưới sự hỗ trợ của 1 tàu hải cảnh số hiệu 46102 tiến hành dàn hàng ngang, ngăn cản và ép hướng nhóm tàu cá Việt Nam không cho vào gần khu vực giàn khoan để khai thác thủy sản, tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường và đánh bắt ở khu vực cách giàn khoan 30-40 hải lý, hỗ trợ nhau đảm bảo an toàn.
Hoàng Chiến
Theo_VTC
Thủ tướng: Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng tàu khỏi Việt Nam
Trong buổi tiếp xúc với ông Dương Khiết Trì, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đãyêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Sáng 18/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cũng có cuộc tiếp xúc với ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.Thủ tướng nhấn mạnh lập trường của Việt Nam với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh: Reuters.
Hành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Hành động này còn đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực; gây bất bình trong nhân dân Việt Nam, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam; đàm phán giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai bên cần kiểm soát tình hình, không để xảy ra xung đột, duy trì các cuộc tiếp xúc, đàm phán để giải quyết bất đồng hiện nay. Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho hay.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam còn giải thích rõ về tình hình an ninh với các doanh nghiệp và công dân Trung Quốc. Thủ tướng khẳng định những sự việc xảy ra trong thời gian qua là ngoài mong muốn và đã kiên quyết ngăn chặn, ổn định tình hình, xử lý nghiêm những kẻ vi phạm pháp luật và có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Lỗ 5.000 lít dầu không bằng... cứu tàu bạn
Theo An ninh Thủ đô, sáng 18/6, tàu cá số hiệu QNg 90479 TS của ông Võ Văn Lựu, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã đưa 11 thuyền viên trên tàu cá QNg 95814 TS của ông Võ Nhị, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu bị chìm tại Hoàng Sa về đến cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu an toàn.
Thuyền trưởng Võ Nhị và tàu cá QNg 90479 TS của ông Võ Văn Lựu
Ông Võ Nhị cho biết, sau hơn 20 ngày đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa được trên 7 tấn hải sản, trong lúc chuẩn bị quay vào đất liền thì ngày 14/6, do ảnh hưởng bão số 1 thời tiết xấu, tàu QNg 95814 TS chạy vào khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa tránh gió bất ngờ bị sóng đánh vỡ tàu và chìm ngay sau đó. "Đang tranh thủ chạy vào đảo tránh bão thì phát hiện mạn tàu bị vỡ, nước tràn nhanh khắp khoang tàu.
Chúng tôi chỉ kịp lấy các can nước làm phao để anh em bám vào rồi mọi người nhảy khỏi tàu", thuyền trưởng Võ Nhị kể. May tàu bị chìm ban ngày chứ nếu ban đêm thì nguy hiểm tính mạng cho 11 thuyền viên trên tàu. "Ban ngày còn kịp thời gọi icom báo khẩn cho các tàu. Nếu ban đêm bất ngờ tàu bị vỡ, trong lúc anh em đang ngủ thì không thể xử lý kịp", thuyền trưởng Võ Nhị nói.
Trước khi tàu bị chìm, thuyền trưởng Võ Nhị đã kịp dùng icom cầu cứu các tàu cá trên khu vực Hoàng Sa. Lúc này, tình cờ thuyền trưởng Võ Văn Lựu, chủ tàu QNg 90479 TS mở máy icom nên nghe tiếng. Ông Lựu cho biết: "Tàu cá QNg 90479 TS vừa ra Hoàng Sa được vài ngày. Qua máy icom biết được tàu anh Võ Nhị bị chìm, tôi đã tập trung các thuyền viên trên tàu thông báo tình hình. Các anh em cùng thống nhất dừng phiên đánh bắt hải sản để đến ứng cứu. Khi đó chúng tôi mới đánh bắt được vài kilogram, nếu bỏ dở phiên biển thì lỗ 5000 lít dầu cùng nhiều phí tổn khác. Nhưng cứu người là trên hết vì thế chúng tôi khẩn trương đến cứu tàu anh Nhị".
Khi tàu ông Lựu đến, nhiều ngư dân tàu chìm đã trong tình trạng đuối sức sau nhiều tiếng đồng hồ bám víu một phần mũi tàu còn nổi. Ông Lựu cùng anh em nhanh chóng đưa 11 ngư dân bị nạn lên tàu chăm sóc sức khỏe và tính phương án cứu tàu chìm. Sau nhiều giờ đồng hồ tìm cách cứu con tàu nhưng không thành, các ngư dân đành thay nhau lặn xuống đáy biển tháo thiết bị máy móc và ngư cụ đưa lên. "Tiếc nhất là 7 tấn hải sản công sức đánh bắt gần 20 ngày trời. Nếu tàu không bị chìm, thì phiên biển này tàu chúng tôi trúng đậm", thuyền trưởng Võ Nhị chua xót.
Ông Võ Nhị cho biết con tàu bị chìm thiệt hại ước tính trên 1 tỷ đồng. Tàu cá của ông Võ Văn Lựu cũng bị lỗ trên 100 triệu đồng khi ngừng việc đánh bắt hải sản để cứu 11 ngư dân trên tàu chìm đưa vào bờ.
Trung Quốc bất ngờ đưa giàn khoan thứ hai đến Hoàng Sa
Trên trang web Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo, nước này bắt đầu di chuyển giàn khoan Nam Hải 9 (Nan Hai Jiu Hao) trên khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 18 đến 20/6.
Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan Nam Hải 9 di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên Biển Đông trong thời gian từ ngày 18 đến 20/6.
Giàn khoan Nam Hải 9 có chiều dài tổng thể là 600 m, di chuyển với tốc độ 4 hải lý/giờ.
Giàn khoan dầu Nam Hải 9 của Trung Quốc. Ảnh: Chinanews.
Giàn khoan này là loại nửa chìm nửa nổi, thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Theo trang Phượng Hoàng, giàn khoan được cho là di chuyển khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hiện chưa rõ giàn khoan này có hạ đặt đặt trên biển Đông hay không và nếu có thì hạ đặt trong bao lâu.
Theo_VTC
Trung Quốc phải rút giàn khoan trái phép Việt Nam và Trung Quốc khẳng định kiềm chế, không để xảy ra xung đột trên Biển Đông và tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc, đàm phán để giải quyết tranh chấp. Ngày 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tiến...