3 mẫu xe nhập khẩu bán chạy nhất tại Việt Nam từ đầu năm đến nay
Thị trường xe nhập khẩu năm 2019 không còn gặp khó khăn do vướng Nghị định 116 như trước. Doanh số của các mẫu xe nhập nhờ đó mà ổn định hơn, nổi bật nhất là Mitsubishi Xpander.
Mitsubishi Xpander
Tin tức ô tô cho biết, Mitsubishi Xpander dự kiến sẽ được chuyển sang lắp ráp trong nước từ năm 2020. Cụ thể, theo đại diện Mitsubishi, mẫu MPV đa dụng của hãng sẽ được lắp ráp tại Việt Nam từ tháng 5/2020.
Mitsubishi Xpander có doanh số ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2019
Việc thay đổi này nhiều khả năng sẽ giúp Mitsubishi Xpander như “hổ mọc thêm cánh”. Bởi lẽ, Xpander vốn dĩ là mẫu xe MPV 7 chỗ bán chạy nhất thị trường, mặc cho thường rơi vào tình trạng khan hàng vì khó khăn trong nhập khẩu.
Trước khi chuyển sang lắp ráp, Mitsubishi Xpander luôn đạt doanh số ấn tượng. Thậm chí, Xpander có 2 lần đạt mốc trên 2.000 xe trong năm 2019. Chưa kể đến việc Xpander có nhiều tháng vượt mặt Toyota Innova để trở thành ông vua phân khúc MPV.
Video đang HOT
Cộng dồn đến hết tháng 9/2019, doanh số của Xpander đã chạm đến 11.985 xe. Tính riêng thị trường xe nhập, Xpander đang là mẫu xe bán chạy nhất. Theo đó, MPV của Mitsubishi đang phân phối với 2 phiên bản số sàn và số tự động với giá dao động từ 550 – 620 triệu đồng.
Honda CR-V
Cùng với Mitsubishi Xpander, Honda CR-V cũng là một mẫu xe tạo ra nhiều ấn tượng nhất năm 2019. Ngay đầu năm, CR-V đã gây bất ngờ khi chiếm vị trí đầu bảng toàn thị trường, vị trí quen thuộc của “ông hoàng doanh số” Toyota Vios.
Honda CR-V tiếp tục vững vàng trong phân khúc CUV
Dù hiện tại, vị trí đầu bảng đã trả lại “chủ cũ” nhưng doanh số Honda CR-V vẫn duy trì ổn định, đủ để vững vàng trong phân khúc crossover. CR-V đã có đến 6 tháng đứng đầu phân khúc và có khả năng rất lớn để khép lại năm nay với ngai vàng phân khúc, bất chấp Mazda CX-5 liên tiếp có các chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Theo đó, doanh số tính đến thời điểm hiện tại của Honda CR-V đang là 10.322 xe.
Trong 3 mẫu xe nhập được nhắc đến trong bài, có lẽ Ford Ranger là cái tên yên ắng nhất. Dù vậy, doanh số của Ford Ranger cũng khá ấn tượng sau những khó khăn do vướng phải Nghị định 116.
Doanh số Ford Ranger ổn định trong năm 2019
Nhập khẩu ổn định giúp mẫu bán tải đến từ Mỹ duy trì vị trí đầu bảng phân khúc. Doanh số cộng dồn đến hết tháng 9/2019 của Ford Ranger đang là 9.036 xe. Rất có thể, Ford Ranger sẽ trở thành mẫu bán tải bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam trong năm nay khi các đối thủ khác không đạt được doanh số như ý.
Theo Oto
Từ đầu năm 2019, gần 102.000 xe ô tô nhập khẩu đã cập bến Việt Nam
Lượng xe ô tô nhập khẩu ồ ạt về nước từ đầu năm tới nay chủ yếu đến từ phân khúc xe dưới 9 chỗ ngồi và một số ít là xe tải, phân khúc xe chở khách từ 9 chỗ trở lên gần như là cuộc chơi của các hãng xe lắp ráp nội địa.
Theo đó, tính từ đầu năm 2019 tới thời điểm hiện tại, đã có gần 102.000 xe ô tô nhập khẩu các loại được thông quan tại Việt Nam, tổng giá trị ước tính lên tới 2,3 tỷ USD (~55 nghìn tỷ VNĐ). Trong số đó, chiếm chủ yếu thị phần xe nhập khẩu là các loại xe dưới 9 chỗ ngồi với 75.848 xe, tương ứng với giá trị gần 1,5 tỷ USD (~36 nghìn tỷ VNĐ). Những số liệu này được tính toán dựa trên báo cáo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan Việt Nam.
Cụ thể với tháng 9/2019, mỗi ngày cả nước trung bình nhập khẩu trên 400 xe ô tô các loại, đạt tổng hơn 6.100 xe, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ tháng trước. Trong số đó, các loại xe con dưới 9 chỗ ngồi được đánh giá là chiếm ưu thế hơn cả với 4.700 xe, chiếm hơn 80% lượng xe nhập khẩu. Thị phần còn lại thuộc chủ yếu về phân khúc xe tải với khoảng 890 xe. Đối với các mẫu xe chở khách từ 9 chỗ ngồi trở lên, lượng xe nhập khẩu còn khá ít ỏi do đây vốn là thế mạnh của các nhà sản xuất xe hơi trong nước.
Trái ngược với tỷ trọng nhập khẩu xe nguyên chiếc ngày một gia tăng thì tỷ trọng linh/phụ kiện nhập khẩu ô tô về nước lại có phần sụt giảm. Lý do của việc này được cho là bởi doanh số chung của các mẫu xe lắp ráp trong nước đang có chiều hướng chững lại và không đón nhận nhiều sự tăng trưởng so với cùng kỳ các năm. Hơn nữa, xe lắp ráp trong nước thường phải nhập tới trên 80% linh/phụ kiện từ nước ngoài, do đó giá thành bán ra thường cao hơn đôi chút so với xe nhập khẩu. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp tới toàn nền công nghiệp lắp ráp xe trong nước.
Tính từ đầu năm 2019, các doanh nghiệp sản xuất xe hơi nội địa đã tiêu tốn khoảng trên 3 tỷ USD (~72 nghìn tỷ VNĐ) để mua sắm, nhập khẩu linh/phụ kiện từ nước ngoài về Việt Nam.
Theo Tuoitrethudo
Giá xe nhập khẩu giảm hàng trăm triệu, khách Việt "nô nức" chọn mua Lượng xe nhập khẩu bán ra đã tăng gần bằng xe lắp ráp trong nước dù các mẫu xe lắp ráp vẫn chiếm ưu thế ở danh mục xe bán chạy. Xe nhập khẩu đang tạo sức ép cạnh tranh cho các dòng xe lắp ráp. Ảnh minh họa: Internet Xe nhập khẩu nguyên chiếc vẫn đều đặn đổ về thị trường Việt...