3 “mặt trời” xuất hiện tại Tứ Xuyên
Trung Quốc nổi tiếng là nơi liên tục xuất hiện UFO tuy nhiên chưa khi nào hiện tượng kỳ lạ này lại xảy đến rõ rệt như vậy. Vào khoảng 8 giờ tối khi trời nhập nhoạng tối nhưng hoàng hôn vẫn chưa tắt hẳn, một số người dân vùng Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên bất ngờ reo lên thích thú nhưng sau đó là sợ hãi gọi thêm người thân ra ngoài hướng lên bầu trời.
Hình ảnh vô cùng kỳ quái trên bầu trời Lạc Sơn
3 đốm sáng tròn trịa tựa mặt trời cùng lúc xuất hiện trên bầu trời xẩm tối, tỏa ra ánh sáng đỏ vàng rất nhẹ. Bằng mắt thường đo kích thước có thể xác định vào khoảng 20 đến 50 cm và cứ mỗi phút lại di chuyển từ từ sang hướng Bắc. Nó duy trì trong khoảng hơn 10 phút rồi dần dần tắt lịm, chìm vào khoảng không tối đen như mực.
Video đang HOT
Hiện tượng chưa lời lý giải thuyết phục
Trong khi trẻ em, người già gọi đó là mặt trời thì số đông người dân lại cho rằng UFO xuất hiện. Về phía chuyên gia, mặc dù chưa đưa ra lời giải thích cụ thể rõ ràng nhưng phán xét ban đầu cho sự việc trên đều quy về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khác lạ dị thường.
Theo VCTV
Bão mặt trời đã đổ bộ xuống trái đất
Vào ngày hôm qua (8/4/2010), cơn bão mặt trời đã đổ bộ vào trái đất, đem theo những đám mây plasma và tạo ra cực quang trên bầu trời ở cực Bắc, cơn bão mặt trời này đã trải qua một hành trình 3,5 ngày với quãng đường dài những 150 triệu km.
Vụ nổ vào ngày 1/8 vừa qua đã tạo ra một đám mây khổng lồ và đó chính là bão mặt trời. Khi bão mặt trời tiến thẳng về trái đất thì đám mây điện tích sẽ gặp tầng khí quyển, sự tương tác giữa chúng sẽ tạo nên vô số cực quang trên bầu trời. Vụ nổ này cũng đã tạo ra những đám mây plasma khổng lồ, những con bão mặt trời thổi về phía trái đất có luồng khí plasma nặng đến 10 tỷ tấn với tốc độ hàng nghìn dặm một giờ.
Cực quang chụp từ hồ Superior, Michigan, Mỹ.
Bão mặt trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái đất cũng như ở các hành tinh khác.
Cực quang là hiện tượng quang học với sự thể hiện màu sắc của ánh sáng trên bầu trời vào buổi đêm, các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm chúng trông giống như những dải lụa ánh sáng trên bầu trời. Cực quang được xuất hiện khi các hạt tích điện trong khí plasma tương tác với từ trường của trái đất, những đám mây plasma này sẽ bị hút về đầu cực và va chạm với các nguyên tử nitơ và oxy.
Cực quang trên bầu trời Đan Mạch.
Những nước được chiêm ngưỡng cực quang là Đan Mạch, Na Uy, Đức, đảo Greenland, Bắc Mỹ và Canada. Theo như ông David Gavine, giám đốc của Tổ chức thiên văn học nước Anh thì nước Anh cũng có khả năng được chứng kiến cực quang.
Tuy nhiên cơn bão mặt trời này được cảnh báo là rất nguy hiểm, những cơn bão mặt trời lớn có thể làm tê liệt hệ thống điện và viễn thông trên trái đất. Ngoài ra khi bão họat động mạnh sẽ tác động lên hệ thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến dịch thể trong cơ thể, dẫn đến ảnh hưởng tim mạch, tăng huyết áp...
Cơn bão mặt trời lần này được cho rằng là lần phun trào lớn đầu tiên hướng vào trái đất sau một thời gian dài. Đặc biệt quầng lửa gây ra đợt phun trào này chỉ có thể tạo ra cực quang ở bán cầu Bắc hoặc Nam trái đất.
Theo VCTV
Bão mặt trời, hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ Bão mặt trời là gì? Bão mặt trời hay gió mặt trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của các ngôi sao. Khi gió này được phát ra từ những ngôi sao khác với mặt trời của chúng ta thì nó còn được gọi là gió sao. Bão mặt trời mang các hạt electron và proton ở...