3 lý do Trung Quốc không chấp nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân
Mặc dù là đồng minh thân cận và là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng, nhưng Trung Quốc có các lý do để không chấp nhận Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và trở thành quốc gia hạt nhân.
Đồ họa 6 vụ thử hạt nhân của Triều Tiên từ năm 2006 đến nay (Ảnh: BBC)
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải ngày 15/9 tuyên bố Trung Quốc sẽ không chấp nhận một đất nước Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Bình luận của Đại sứ Trung Quốc được đưa ra sau khi một số chuyên gia và nhà quan sát cho biết các nước lớn trên thế giới nên chấp nhận thực tế rằng, Triều Tiên đã có trong tay vũ khí hạt nhân.
Theo giới phân tích, các cường quốc nên xây dựng các chính sách, trong đó tập trung vào việc bảo đảm rằng Triều Tiên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân, thay vì xác định xem Bình Nhưỡng đã sở hữu loại vũ khí này hay chưa.
Mặc dù là đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, song Trung Quốc có một số lý do để phản đối việc chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un sở hữu loại vũ khí này.
Lo sợ chạy đua vũ trang
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc rất lo ngại Triều Tiên sở hữu một vũ khí hạt nhân vì điều này sẽ tạo ra nguy cơ đối với an ninh của chính Trung Quốc – quốc gia láng giềng với Triều Tiên.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng lo ngại việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực khi Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 quốc gia không có vũ khí hạt nhân, cũng nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển loại vũ khí này.
Kể từ khi chính thức từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân vào những năm 1970, Hàn Quốc đã xây dựng chính sách không duy trì vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù vậy, giới chuyên gia cho rằng Seoul hoàn toàn có năng lực kỹ thuật cũng như trang thiết bị để sản xuất loại vũ khí này.
Theo nhà nghiên cứu Deng Yuwen thuộc Viện nghiên cứu Charhar, mặc dù Hàn Quốc tuyên bố vẫn duy trì chính sách không sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng Seoul và Washington đã tính đến phương án đưa các loại vũ khí được trang bị đầu đạn hạt nhân của Mỹ tới Hàn Quốc.
“Trung Quốc sẽ không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc chấp thuận Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân”, chuyên gia Deng cho biết.
Video đang HOT
Làm xói mòn hiệp ước quốc tế
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một vật thể được cho là đầu đạn tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
Trung Quốc là một bên tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Hiệp ước này ra đời nhằm hạn chế việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của các nước và tiến tới giải trừ hạt nhân. Nhật Bản, Mỹ và 185 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã đặt bút ký NPT.
Nếu Trung Quốc chấp thuận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân thì đây sẽ là vấn đề gây chú ý với cộng đồng quốc tế vì ngay cả những quốc gia hạt nhân mới nổi như Ấn Độ hay Pakistan cũng không được chấp thuận theo cơ chế của Hiệp ước NPT.
“Nếu các cường quốc hạt nhân mới nổi khác như Ấn Độ, Pakistan hay Israel vẫn chưa được chấp thuận là quốc gia hạt nhân theo cơ chế của NPT, thì tại sao Triều Tiên có thể là trường hợp ngoại lệ?”, Yue Gang, Đại tá Trung Quốc nghỉ hưu và là chuyên gia quân sự, cho biết.
Lo sợ an toàn
Núi Trường Bạch phải đóng cửa một phần vì sạt lở đất đá sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên (Ảnh: Yonhap)
Theo nhà nghiên cứu Deng Yuwen, đối với một quốc gia khó đoán và cứng rắn như Triều Tiên, Trung Quốc sợ rằng chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng có thể dẫn tới hiện tượng rò rỉ phóng xạ sang quốc gia láng giềng như Trung Quốc.
Gần đây các nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định tạm dừng các hoạt động du lịch tại phía nam núi Trường Bạch sát biên giới Triều Tiên sau khi khu vực này xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá vì sức mạnh của vụ thử hạt nhân do Bình Nhưỡng tiến hành hôm 3/9.
Ngoài ra, trong tình huống xấu nhất, Triều Tiên có thể sử dụng chính vũ khí hạt nhân để chống lại Trung Quốc.
“Nếu quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên ngày càng xấu đi, không ai có thể bảo đảm rằng chính quyền Triều Tiên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại Trung Quốc”, nhà nghiên cứu Deng nhận định.
Robert Manning, chuyên gia an ninh quốc tế tại Viện Nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương của Mỹ, cũng cảnh báo về nguy cơ tên lửa Triều Tiên có thể phóng sang lãnh thổ Trung Quốc trong trường hợp quan hệ hai nước diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.
“Tôi nghĩ điều quan trọng là Mỹ cần nhắc nhở Trung Quốc rằng, các tên lửa Triều Tiên có thể bay theo bất kỳ hướng nào”, chuyên gia Robert nói.
Thành Đạt
Theo SCMP
Ông Kim Jong-un: Vụ thử hạt nhân là thắng lợi "trả bằng máu" của Triều Tiên
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ca ngợi vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng là "thắng lợi vĩ đại" phải trả bằng máu của người dân Triều Tiên, đồng thời dành lời khen cho các chuyên gia đã đóng góp vào sự kiện quan trọng này.
Theo hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA), Ủy ban Trung ương và Ủy ban Quân sự Trung ương đảng Lao động Triều Tiên đã tổ chức một buổi tiệc tại Bình Nhưỡng để đánh dấu sự kiện thử hạt nhân lần thứ 6 của nước hồi cuối tuần trước.
Mặc dù KCNA không nêu cụ thể về thời điểm tổ chức buổi tiệc, nhưng sự kiện này được cho là diễn ra hôm qua 9/9 nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un khoác tay các quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên tới tham dự buổi tiệc mừng vụ thử hạt nhân thành công.
Phu nhân nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng tới tham dự buổi tiệc quan trọng này.
Buổi tiệc có sự tham gia của các dàn nhạc và các nghệ sĩ Triều Tiên.
Phát biểu tại sự kiện, ông Kim Jong-un đã dành lời khen cho các chuyên gia và các quan chức Triều Tiên vì đã hoàn thành nhiệm vụ "đáng tự hào nhất" cho đất nước.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gọi vụ thử hạt nhân gần đây là "chiến thắng vĩ đại mà người dân Triều Tiên phải trả bằng máu mới có thể giành được".
Ông Kim Jong-un cũng kêu gọi giới chức Triều Tiên "học tập tinh thần và năng lực chiến đấu của các chiến sĩ hạt nhân".
Triều Tiên ngày 3/9 đã tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch gắn trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Đây là vụ thử thứ 6 của nước này kể từ năm 2006 đến nay và cũng được xem là vụ thử mạnh nhất.
Triều Tiên gần đây khiến cộng đồng quốc tế quan ngại khi tiến hành một loạt động thái cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của chương trình vũ khí gây tranh cãi. Hồi tháng 7, Bình Nhưỡng tuyên bố phóng thành công 2 tên lửa ICBM với tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ trước khi phóng tiếp một tên lửa bay qua Nhật Bản vào cuối tháng 8.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân nghiền nát Mỹ Bình Nhưỡng hôm nay 19/9 cảnh báo sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân khủng khiếp nhằm vào Mỹ vì những tội ác chống lại hòa bình của Washington trên bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên tập trận pháo binh năm 2016 (Ảnh: Reuters) Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm nay 19/9 đã...