3 lý do phụ nữ ích kỷ với nhà chồng
‘Con gái đi lấy chồng chẳng khác nào bát nước đổ đi. Chẳng lẽ các chị không được bố mẹ dạy những điều cơ bản ấy?’
Chủ đề “mẹ chồng – nàng dâu” gần đây đã được mở rộng hơn khi cánh đàn ông kêu ca rằng phụ nữ ích kỷ vì không chăm lo cho nhà chồng, còn chị em cho rằng tư tưởng ấy quá cổ hủ và phong kiến. Thời đại bình đẳng, bắt buộc phụ nữ phải cung phụng nhà chồng như thời phong kiến là điều nực cười.
Anh Phạm Kiên, trong bức thư gửi một tờ báo có viết: “Người ta vẫn nói, con gái đi lấy chồng là phải theo thói nhà chồng, gánh cả giang san nhà chồng, hưởng phúc nhà chồng. Những câu nói đó tới giờ tôi vẫn cho là nó đúng. Bởi vì sao? Bởi vì đến bây giờ người ta vẫn gọi một bên là nội, một bên là ngoại. Ngoại tức là ngoài. Con gái đã đi lấy chồng thì chẳng khác nào bát nước đổ đi. Chẳng lẽ các chị không được bố mẹ dạy cho những điều cơ bản ấy trước khi về nhà chồng?”.
Trong những cuộc tranh luận, chị em đều biện luận cho hành động được các ông chồng xem là “ích kỷ” của mình rằng nếu đã sống trong một gia đình, phải cùng nhau vun đắp, không thể có chuyện bắt người khác cung phụng mình, nghe lời mình. Đó là tư duy của những người không chịu phát triển. Có rất nhiều lý do khiến chị em thờ ơ với gia đình chồng, trong đó cơ bản nhất là 3 lý do dưới đây:
Mẹ chồng nào cũng muốn con dâu phải cung phụng mình, không được có ý nghĩ gì về gia đình ruột.
1. Vì nhà chồng ích kỷ
Video đang HOT
Chị Lan, đã lấy chồng 4 năm và có một con trai hai tuổi bức xúc: “Từ lúc tôi về nhà chồng, muốn về thăm bố mẹ đẻ cũng phải xin phép. Hễ hơi quan tâm tới bố mẹ mình một chút là mẹ chồng lại khó đăm đăm. Chẳng lẽ lấy chồng rồi là phải bỏ hết bố mẹ, anh chị em, họ hàng nhà mình hay sao?”
Thực tế, có nhiều gia đình nhà chỉ biết đòi hỏi con dâu phải cung phụng nhà mình, chăm lo chồng con, đi làm về là “cắm mặt” ở nhà mới là ngoan. Nếu không làm theo những yêu cầu ấy là lập tức bị chửi bới, mắng mỏ. Nếu con dâu có quan tâm tới bố mẹ đẻ thì lại mang tiếng bòn rút của cải nhà chồng để mang về nhà mình. Trong khi hiện nay, đa số chị em đều tự lập về tài chính, năng động và có tư tưởng thoáng, cởi mở nên khó chấp nhận được tư duy ích kỷ, áp đặt của nhiều gia đình chồng.
2. Vì chồng chỉ biết đến nhà mình
Đến cả những ông chồng, vốn được học hành tử tế, tư tưởng thoáng vẫn bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, đã làm dâu thì phải “sống làm người, chết làm ma nhà chồng”. Họ luôn lo lắng cho gia đình mình, cho cha mẹ tiền bạc, chăm lo lúc ốm đau nhưng không mấy khi tự nguyện hỏi thăm bố mẹ vợ. Trong khi, đáng ra sự quan tâm dành cho hai bên phải ngang nhau.
Vì sự thiên lệch ấy khiến phụ nữ phải dành sự quan tâm cho nhà mình hơn, cảm thấy chạnh lòng và thương cha mẹ mình, nuôi con mấy chục năm mà không được phụng dưỡng.
“Chồng mình hiếm khi quan tâm đến gia đình vợ, có việc cần thì phải nhờ vả chứ không bao giờ tự nguyện. Đôi khi còn cáu khi vợ giục. Người Việt mình thật buồn cười, đàn ông lấy vợ thì chỉ biết vợ, nhưng đàn bà lấy chồng thì phải “gánh” cả gia đình chồng. Bố mẹ mình thì mình phải lo thôi, dù như vậy làm mẹ chồng rất khó chịu”, chị Hương, đã làm dâu được 8 năm tại Hà Nam buồn bã kể.
“Người Việt mình thật buồn cười, đàn ông lấy vợ thì chỉ biết vợ, nhưng đàn bà lấy chồng thì phải “gánh” cả gia đình chồng”.
3. Vì nhà chồng đòi hỏi quá nhiều
Không ít chị em cảm thấy bức xúc khi mình dù cố gắng bao nhiêu cũng không thể làm hài lòng mẹ chồng nói riêng và gia đình nhà chồng nói chung. Câu cửa miệng của các bà mẹ chồng thường là: “Cô chưa làm được cái gì cho nhà này đâu”, mà chẳng nghĩ đến việc con dâu đã phải hy sinh những gì.
Không chỉ có tiền bạc, chuyện mang nặng đẻ đau, nuôi nấng, dạy dỗ con, chăm sóc chồng, quản lý nhà cửa, quan tâm tới nhà chồng… đòi hỏi phụ nữ phải hy sinh rất nhiều, cả thời gian và công sức. Những điều này, hiếm có người đàn ông nào có thể làm được.
Việc đánh giá người phụ nữ có hy sinh vì gia đình chồng hay không phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Có người nghĩ thoáng và hiểu rộng sẽ thấy việc con dâu (vợ) phải bỏ những sở thích của riêng mình để phụng dưỡng mẹ chồng, con cái và chồng là chữ hiếu. Nhiều người khác không nhìn thấy được những điều đó, mà chỉ cho rằng việc con dâu (vợ) quan tâm tới bố mẹ đẻ là không chấp nhận được. Khi đã là tư duy, quan điểm thì không thể thay đổi trong một sớm, một chiều.
Theo VNE
Mẹ chồng mật ngọt...
Cuộc sống của cô con dâu bà Sen không có gì là hạnh phúc, đúng như những gì cô dự đoán.
Trong làng, bà Sen nổi tiếng là người mẹ biết cưng chiều con dâu và có cách sống hiện đại, biết điều. Thế nhưng đó chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, mấy ai biết được cuộc sống bên trong gia đình bà lục đục và phức tạp thế nào.
Con trai bà Sen đi xuất khẩu lao động mới về. Trong nhà có ít của cải nên bà đã thay đổi ra mặt. Bà muốn kén chọn cho con mình một cô vợ hiền, có học có hành để còn có nghề ngỗng, cho oai với thiên hạ và bà cũng nghĩ con mình xứng được như thế. Bao nhiều lần tuyển chọn nhưng mà bà chưa ưng được cô nào. Vì từ lâu bà đã nhắm nhé cô con gái của bà bạn bên hàng xóm, đi học xa nhà, thi thoảng có về chơi. Nhìn thấy đứa con gái xinh xắn lại nghe phong thanh nó đang có ý định về quê dạy học, bà mừng ra mặt. Bà định sẽ xin cưới nó cho con trai mình.
Và đúng là cầu được ước thấy bởi cái miệng của bà Sen thì nổi tiếng là dẻo và ngọt. Bà đi đâu cũng phô ra một cách khéo léo rằng, cậu con trai đi "Tây" về, có nhiều tiền vốn liếng. Và bà định cho con lập một quán hàng, kinh doanh và mua cho vợ chồng nó mảnh đất ra ngoài ở cho chúng tự do. Bố mẹ ở tạm căn nhà trong này để lo cho con cái.
Và đúng là cầu được ước thấy bởi cái miệng của bà Sen thì nổi tiếng là dẻo và ngọt.
(ảnh minh họa)
Ai cũng hết lời khen ngợi bà biết nghĩ cho con cháu nên cũng tỏ vẻ có ý tác thành cho cô con gái của bà hàng xóm. Đúng là "xứng lứa vừa đôi" bởi với cái làng ấy, đi nước ngoài đã là ghê gớm lắm rồi. Thế rồi, cầu được ước thấy. Hàng xóm tác động, lại nghe nhà người ta có của cải, cũng mong cho con gái được ổn định, sung sướng, mẹ của cô gái đồng ý động viên để con theo chàng trai kia về nhà làm vợ.
Cuộc hôn nhân quả thật diễn ra linh đình trước mắt bà con hàng xóm. Ai cũng mừng cho đôi trẻ, chỉ có cô dâu là hơi buồn vì chồng cô quá hiền và nhu nhược. Nhưng thì cũng chẳng biết lấy ai vì nếu dành thời gian tìm hiểu nữa thì cũng quá lứa nhỡ thì. Lấy anh chàng gần nhà có khi lại hiểu nhau hơn, còn người ngoài chẳng biết ai xấu nên cô cũng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt", chỉ sợ chẳng may lấy phải anh chàng đểu.
Cuộc sống của cô con dâu bà Sen không có gì là hạnh phúc, đúng như những gì cô dự đoán. Anh chồng hiền lành đến nhu nhược, chỉ biết chăm chăm nghe lời mẹ, của cải bao nhiêu năm đi lao động về đều do mẹ anh giữ và quản lý chi tiêu. Nói là xây cho hai vợ chồng một căn nhà riêng để làm ăn buôn bán nhưng thật lòng, giờ đây, cả hai vẫn sống chật chội trong khúc ngõ hẻm ấy, chả có nhà, chả có cửa hàng và cũng chả có chút quyền hành nào.
Con dâu bà Sen vẫn đi làm quần quật để nuôi gia đình. Cuộc sống vất vả lại thêm khó nhọc, một thân một mình cô phải nuôi nấng cả gia đình. Tiền dành được, bà Sen không chịu mang ra chi tiêu, cứ giữ khư khư như của riêng mình. Ức chế lắm nhưng biết làm sao được bởi dù sao thì cô cũng chẳng muốn cái cảnh con dâu, mẹ chồng.
Sống với bà bao nhiêu năm nay, khi có đứa con lớn rồi mà cô con dâu vẫn chưa nhận được một đồng nào từ tay mẹ. (ảnh minh họa)
Rồi mà Sen lại lấn lá đến gần con trò chuyện: "Mẹ là mẹ giữ cho chúng mày chứ giữ gì cho mẹ. Mẹ già rồi, tiền nong cũng chẳng để nhiều làm gì, chỉ sợ các con còn trẻ, không biết giữ lai tiêu pha hết thì lấy gì mà lo sau này". Ấy thế mà bà chẳng chịu đưa tiền cho con trai làm ăn, lại cứ ôm lấy đống của ấy để làm gì, trong khi con dâu mà thì quần quật như một ô sin". Thì đi đâu bà Sen cũng nói thế vì tìm cách chặn họng cô con dâu, sợ cô sang nhà mẹ đẻ nói này nói nọ. Đó người ta gọi là "mật ngọt chết ruồi". Rồi ai cũng cho rằng bà Sen khéo ăn, khéo ở, có ai tin cô con dâu vốn hiền lành, ngoan ngoãn kia.
Sống với bà bao nhiêu năm nay, khi có đứa con lớn rồi mà cô con dâu vẫn chưa nhận được một đồng nào từ tay mẹ. Ông chồng thì suốt ngày chỉ biết lầm lũi cày cuốc, chẳng có chính kiến, chẳng có lập trường khiến cho vợ con phải khổ sở. Cái gì bà Sen cũng vẫn một lý lẽ: "Tất cả là vì các con, mẹ chẳng tiếc gì cả". Cũng chẳng buồn nói, cô chỉ biết về nhà than vãn với mẹ đẻ, có nói ra thì cũng có ai tin. Vì bà Sen đã sớm lường trước được sự việc, bà sợ con dâu cầm tiền của bà đi cho bố mẹ nên đành giữ khư khư như thế.
Được cái đi đâu bà cũng khen con dâu ngoan ngoãn hiền lành, vậy thử hỏi, có ai dám nghĩ, bà đối xử không ra gì với con cái. Nhưng biết đâu rằng, đằng sau những lời đường mật ấy là cả một tâm địa đầy toan tính. Con dâu bà cũng không biết phải làm sao, đành mặc kệ. Thôi thì số phận phải vậy, cam chịu để nuôi con ăn học thành người. Mong rằng, có ngày bà Sen sẽ hiểu ra mọi chuyện mà chia sẻ cho hoàn cảnh của các con bà.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hết tiền, trả nợ bằng... sex "Em không có đồng nào trả cho anh cả. 10 năm nữa cũng chưa có. Còn mỗi thân em đây để anh xiết nợ thôi", con nợ xinh đẹp nói với chủ nợ. Cũng vì khó từ chối những lời ngọt ngào và những cái liếc mắt đưa tình của Xuân, cộng với việc thấy cửa hàng của cô cũng đông khách nên...