3 lý do Nga ngày càng thân mật Trung Quốc
Chính sách hướng Đông của Nga, do ông Putin khởi xướng kể từ năm 2010 quá tập trung vào Trung Quốc mà phớt lờ các quốc gia Đông Nam Á
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20.
Tờ Straits Times (Singapore) ngày 12.9 đã đăng tải bài bình luận của Tiến sĩ Ian Storey, thành viên cấp cao Viện Iseas-Yusof Ishak về chính sách hướng Đông của Nga, rằng Moscow quá tập trung vào Bắc Kinh mà bỏ qua các nước Đông Nam Á.
Trong khi ông Putin xuất hiện nổi bật dưới ánh đèn sân khấu của hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Hàng Châu (Trung Quốc), nhà lãnh đạo Nga không đến Vientiane (Lào) để tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Kể từ khi Nga trở thành thành viên của hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2011, ông Putin đã không tham dự các sự kiện quốc tế hàng đầu của ASEAN. Thay vào đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev là người đảm nhận nhiệm vụ này.
Trong bối cảnh Moscow xích lại gần Bắc Kinh hơn thì Đông Nam Á, hay điển hình là ASEAN đã bị cho ra rìa trong chính sách ngoại giao của Nga.
Vì sao Nga-Trung ngày càng trở nên gắn bó?
Tiến sĩ Storey nhận định, quan hệ cá nhân giữa ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đóng vai trò quan trọng. Hai nhà lãnh đạo khá gần gũi và thường xuyên gặp nhau. Ngược lại, mối quan hệ giữa ông Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama lại hết sức lạnh nhạt, trong khi quan hệ giữa ông Obama và ông Tập ấm hơn chút ít.
Yếu tố thứ hai là sự tập hợp của các lợi ích. Lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, cùng với giá dầu sụt giảm đã khiến nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn. Điều này buộc Moscow phải tìm đến châu Á, đặc biệt là Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư. Trong khi đó Trung Quốc rất muốn mua các công nghệ quốc phòng tiên tiến của Nga.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái), Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương năm 2014.
Video đang HOT
Lý do thứ ba là tầm nhìn của Nga và Trung Quốc ngày càng có sự tương đồng. Cả hai xem Mỹ là đối thủ chính cũng như phản ứng với vị thế toàn cầu của Washington. Nếu như sự mở rộng của NATO tại châu Âu nhằm vào Nga thì chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Cảm giác về việc trở thành nạn nhân của phương Tây cũng đẩy Nga-Trung xích lại gần nhau. Liên minh Nga và Trung Quốc chưa rõ ràng nhưng rất có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Nga-Trung vẫn nghi ngờ lẫn nhau, đặc biệt là ảnh hưởng của Trung Quốc ở Viễn Đông và Trung Á. Đó là rào cản cho một liên minh lớn.
Nhưng khi yếu tố đoàn kết lớn hơn những vấn đề chia rẽ, hai nước đã đồng ý hợp tác chiến thuật trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi.
Đối với Bắc Kinh, một trong những lợi ích cốt lõi là vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh quan hệ Nga-Trung ngày càng gần gũi, Moscow đã thể hiện sự ủng hộ Bắc Kinh.
Trước đây, Nga chủ trương trung lập, không lên tiếng bình luận về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Phản ứng của Nga với Phán quyết Trọng tài thường trực ngày 12.7 là tương đối cân bằng, nhưng ở Hàng Châu, ông Putin đứng hẳn về phía Trung Quốc khi tuyên bố, “Nga ủng hộ Bắc Kinh bác bỏ phán quyết”.
Trung Quốc vô cùng biết ơn Nga vì sự chia sẻ quan điểm trong vấn đề Biển Đông, Tiến sĩ Storey nhận định. Bắc Kinh cũng rất hài lòng với quyết định của ông Putin, về việc tiếp tục thực hiện đơn hàng chuyển giao vũ khí cho Trung Quốc, bao gồm tàu ngầm, máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không, các công nghệ tên lửa và vũ khí tác chiến chống tàu ngầm.
Cuộc tập trận hải quân Nga và Trung Quốc trên biển Địa Trung Hải năm 2015.
Bắt đầu từ tuần này, tàu chiến Nga-Trung sẽ tập trận ở Biển Đông, thể hiện sự hỗ trợ khác của Moscow đối với Bắc Kinh.
Quan hệ Nga-Trung mang ý nghĩa gì với Đông Nam Á?
Trong khi Nga rõ ràng muốn đẩy mạnh kinh doanh trong khu vực, chính sách ngoại giao của Moscow vẫn tập trung vào phương Tây và ở châu Á chỉ là Trung Quốc.
Nga là một cường quốc và luôn đòi hỏi vị thế xứng đáng nhưng Moscow giành rất ít thời gian cho các tổ chức đa phương. Do đó, Nga thiếu ảnh hưởng đáng kể tại các diễn đàn ASEAN, bao gồm hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nga tổ chức ở Sochi tháng Năm vừa qua, các bên nhất trí tăng cường hợp tác, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Các bên cũng nhất trí đưa hội nghị thượng đỉnh Đông Á thành nền tảng cho đối thoại giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu về các vấn đề chính trị, kinh tế, chiến lược trong khu vực.
Khả năng tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á của ông Putin được nhiều người xem như phép thử quan trọng, nhằm khẳng định cam kết chính thức của Điện Kremlin hướng đến Đông Nam Á và ổn định khu vực.
Tuy nhiên, Nga một lần nữa đã khiến giới quan sát thất vọng, bởi trục hướng Đông mà ông Putin khởi xướng chủ yếu chỉ tập trung vào Trung Quốc.
Theo Đăng Nguyễn – Straits Times (Dân Việt)
Thâm nhập thị trường "cho thuê tử cung" ở Ấn Độ
Trải qua một thời gian rất thịnh hành, nghề "đẻ mướn" đang bị chính quyền Ấn Độ siết lại.
Tại một phòng cho người chờ đẻ ở Ấn Độ
Kokila, một thiếu phụ trẻ thư giãn trên ghế, cười phá lên khi được hỏi rằng công việc đẻ thuê có nặng nhọc không. "Rất thư giãn là đằng khác, dễ hơn nhiều so với làm đồng", cô trả lời với tiếng Gujarati và Hindi lẫn lộn. Trước kia, cô sống với mức lương 100 rupees/ngày. Nay, sau mỗi ca đẻ thuê, cô thu về những 450.000 rupees (khoảng 150 triệu VND)
Ở tầng trên phòng khám, Bharti Dali và chồng vẫn hân hoan khi được gặp con gái thứ hai 10 ngày trước. Cô bé được đặt tên Saina, theo tên người chị gái đã qua đời ở tuổi 18 vì tai nạn giao thông.
Họ coi Saina là một phép màu, nhưng "phép màu" ấy sắp là hành vi bất hợp pháp nếu đạo luật mới trình lên hôm 24.8 được thông qua. Luật này đề xuất cấm hoàn toàn đẻ thuê.
Ngành nghề "cho thuê tử cung" xuất hiện ở Ấn Độ năm 2002, khi một cặp đôi người Anh tới thuê ca đầu tiên. Các phòng khám hiếm muộn khắp nơi nhanh chóng tham gia và dàn xếp đẻ thuê cho người nước ngoài lẫn công dân Ấn Độ.
Vào thời điểm thịnh hành, mỗi năm nghề này đem về 2 tỷ USD, nhưng không được quản lý và hoạt động theo kiểu luật rừng khá hỗn loạn. Tới cuối tháng 11.2015, chính phủ bất ngờ cấm người nước ngoài "thuê tử cung", và dự thảo luật cấm hoàn toàn việc đẻ thuê.
Đây là thông tin sốc đối với Anand, nơi đã trở thành thủ phủ đẻ thuê của Ấn Độ nhờ vào phòng khám Akanksha. Chủ phòng khám Nayana Patel đã cho ra lò 1122 em bé bằng việc mang thai hộ. Các bậc cha mẹ khát con phải trả khoản phí khoảng 27.000USD cho mỗi em bé, và chỉ gần 1/3 khoản này tới tay người mang thai.
Phòng khám của cô trông như một phi thuyền bằng kim loại và kính nằm giữa cánh đồng khoai tây xanh mướt, nhằm thu hút các khách hàng phương Tây khó tính. Tuy nhiên giờ chẳng còn ai nữa. Em bé nước ngoài cuối cùng được sinh ra hồi tháng 7.
Phe cánh tả và nhóm hoạt động nữ quyền tại Ấn Độ đã lên tiếng phản đối việc mang thai hộ từ rất lâu. Mang thai ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, và người mang thai phải cấy nhiều phôi một lúc để tăng khả năng mang thai. Họ dễ dàng chấp nhận đẻ mổ vì đa số đều mù chữ và không hề ý thức được về quyền lợi cá nhân.
Bác sĩ Patel trong phòng khám
Bác sĩ Patel phủ nhận việc các phòng khám và khách hàng đang lợi dụng các phụ nữ cho thuê tử cung. Họ đều được trả tiền, ở trong kí túc xá tiện nghi. Hầu hết đều thấy hài lòng và thậm chí tự hào với công việc của mình. Kokila nói rằng mình rất may mắn vì đã kiếm được khá nhiều từ đẻ thuê trước khi bị cấm hoàn toàn. Số tiền kiếm được sẽ giúp cô nuôi hai con ăn học.
Sushma Swaraj, ngoại trưởng Ấn Độ than phiền khá nhiều về những người nổi tiếng tìm cách có thêm con theo kiểu nhàn nhã bằng việc tìm người mang thai hộ, như Aamir Khan và Shah Rukh Khan. Hai diễn viên này cũng công kích lại rằng chính quyền không tôn trọng sự tự do.
Swaraj phản bác rằng mong muốn cơ bản là có con không thể bị biến thành thú vui theo cách các bậc cha mẹ đang làm. Theo bà, chỉ phụ nữ tầm 23-30 tuổi và nam giới từ 26-55 đã kết hôn quá 5 năm được phép yêu cầu chính quyền cho mang thai hộ, không tính phí. Ngoài ra, người mang thai hộ phải có quan hệ họ hàng với người mẹ.
Patel ước tính chỉ có khoảng 25 trên 1.122 em bé được mang thai hộ đạt tiêu chuẩn theo luật. Còn lại là những phụ nữ như Dali đã hơn 50 tuổi, sẽ tiếp tục "vượt rào" để có con bằng mọi cách.
Theo Hara Nguyen - Economist (Dân Việt)
Bé sơ sinh nhỏ nhất thế giới nặng 2 lạng Khi bé gái mới sinh, bàn chân của em chỉ bằng kích cỡ móng tay người lớn và cả người không nặng hơn một quả ớt chuông. Chân Emilia chỉ bằng ngón tay của người lớn. 9 tháng sau, bé gái nhỏ nhất thế giới Emilia Grabarczyk đã khỏe mạnh hơn rất nhiều so với lúc mới sinh ra. Đây được cho là...