3 lý do khiến Tổng thống Philippines Duterte bất ngờ xích lại gần Mỹ
Trong những tháng cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như đã có sự thay đổi lớn về chính sách đối ngoại khi xích lại gần Mỹ và rời xa mối quan hệ với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) gặp Tổng thống Duterte tại Manila vào tháng 7 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
5 năm trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng dọa chấm dứt quan hệ đồng minh kéo dài cả thế kỷ với Mỹ. Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao về vấn đề nhân quyền, ông Duterte thậm chí còn nặng lời với Tổng thống Mỹ lúc đó là Barack Obama.
Tuy nhiên, “gió đã đổi chiều” khi ông Duterte bước vào những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống với giọng điệu hoàn toàn khác. Nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì giúp Philippines đối phó đại dịch Covid-19, khôi phục Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) và xem xét việc nâng cấp hợp tác quốc phòng song phương.
Tổng thống Duterte gần đây cũng tuyên bố rằng, Mỹ và Philippines không chỉ nối lại các cuộc tập trận quân sự chung Balikatan ở “quy mô đầy đủ”, mà hai đồng minh dự kiến sẽ tiến hành hơn 300 hoạt động phòng vệ và tập trận chung trong năm tới. Cho đến nay, đây là quy mô tập trận lớn nhất trong lịch sử của cả Mỹ và Philippines, cũng như trong số các đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền, rất ít người thực sự tin lời hứa của ông về việc cải tổ chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, ngay cả trước khi đắc cử, ông Duterte đã nhiều lần ra tín hiệu cho thấy ông muốn xoay trục sang Trung Quốc thay vì duy trì các liên minh truyền thống, đặc biệt là với Mỹ.
Ông Duterte luôn đặt câu hỏi về độ tin cậy của Mỹ với tư cách là một đồng minh, đặc biệt là trong trường hợp Philippines xảy ra xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cũng nói rõ trước khi đắc cử tổng thống rằng: “Điều tôi cần từ Trung Quốc là sự giúp đỡ để phát triển đất nước của tôi”.
Video đang HOT
Trong khi hầu hết người dân Philippines luôn có quan điểm ủng hộ Mỹ, họ cũng có chung quan điểm thực dụng của ông Duterte. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2017, khoảng một nửa số người Philippines được hỏi cho biết họ không đồng tình hoặc nghi ngờ về việc liệu liên minh với Mỹ có “có lợi cho Philippines” trong các tranh chấp ở Biển Đông hay không.
Chỉ vài năm trước, trong chuyến thăm cấp cao tới Manila, ông Obama đã nhiều lần từ chối đưa ra cam kết về việc giúp đỡ Philippines trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy số lượng người Philippines ủng hộ cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc đã tăng từ 43% vào năm 2015 lên 67% khi ông Duterte nắm quyền.
Vì sao “gió đổi chiều” tại Philippines?
Theo SCMP , có 3 yếu tố đã tạo ra bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Duterte trong những tháng gần đây.
Thứ nhất , hy vọng của ông Duterte về các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc phần lớn vẫn chưa được thực hiện. Cả hai nước vẫn chưa thành công trong việc đàm phán bất kỳ thỏa thuận ngoại giao lâu dài nào, bao gồm một thỏa thuận khai thác chung ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.
Do vậy, Tổng thống Duterte gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh bất kỳ thành tựu quan trọng nào trong quan hệ Philippines – Trung Quốc khi ông bước vào những tháng tại nhiệm cuối cùng. Trong khi đó, Mỹ tăng gấp đôi cam kết với Philippines, cam kết sẽ sát cánh cùng đồng minh trong trường hợp Philippines bị một bên thù địch tấn công vào binh sĩ, tàu thuyền hoặc máy bay của họ ở Biển Đông.
Thứ hai , một loạt sự cố hàng hải đã khơi dậy tinh thần chống Trung Quốc ở Philippines, bao gồm vụ va chạm giữa tàu dân quân Trung Quốc và tàu đánh cá của Philippines vào năm 2019 cũng như vụ va chạm kéo dài nhiều tháng vào đầu năm nay ở Biển Đông.
Thông tin về việc lực lượng tuần duyên Trung Quốc quấy rối tàu cá Philippines đã khiến dư luận Philippines, những người ủng hộ lập trường cứng rắn hơn ở Biển Đông, phẫn nộ. Trong một cuộc khảo sát năm 2019, 9/10 người được hỏi cho rằng chính quyền Duterte nên giành lại quyền kiểm soát các đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng đang bị Trung Quốc kiểm soát, đặc biệt là bãi cạn Scarborough.
Thứ ba , các cơ quan phụ trách chính sách đối ngoại và quốc phòng của Philippines đã dần lấy lại ảnh hưởng của mình trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của đất nước. Chủ yếu được Mỹ huấn luyện và trang bị khí tài, Lực lượng vũ trang Philippines đã nhiều lần chủ trương hợp tác quốc phòng mạnh mẽ với các đồng minh truyền thống, đặc biệt là trong lĩnh vực chống khủng bố và an ninh hàng hải.
Trong khi đó, các nhà ngoại giao cấp cao của Philippines không ủng hộ bất kỳ thỏa thuận thăm dò chung lớn nào với Trung Quốc, vì cho rằng điều này có thể làm tổn hại đến các tuyên bố chủ quyền của Philippines ở Biển Đông. Hai thành viên nội các hàng đầu của Tổng thống Duterte, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana và Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin Jnr, đã công khai chỉ trích ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông trong khi ủng hộ hợp tác quốc phòng sâu sắc hơn với Washington.
Đầu năm nay, trước dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp ước Phòng vệ Tương hỗ Philippines – Mỹ, cả hai Bộ trưởng Lorenzana và Locsin đã đến thăm Washington và gặp gỡ các quan chức hàng đầu của chính quyền Tổng thống Biden.
Sau khi vận động thành công cho việc khôi phục thỏa thuận VFA, hai quan chức Philippines nhất trí thực hiện đầy đủ tất cả các thỏa thuận quốc phòng song phương quan trọng, bao gồm Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường. Điều này sẽ cho phép Lầu Năm Góc luân chuyển số lượng lớn binh sĩ và bố trí vũ khí tại các căn cứ quan trọng của Philippines gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Hai bên cũng đàm phán thỏa thuận mua máy bay chiến đấu F-16 và xem xét một thỏa thuận khung an ninh hàng hải mới, đồng thời nhất trí nối lại đối thoại chiến lược song phương cũng như các cuộc gặp cấp cao trong những tháng tới.
Tổng thống Biden cũng dự kiến sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương với Tổng thống Duterte bên lề hội nghị ASEAN vào tháng 11 để củng cố mối quan hệ song phương đang hồi sinh. Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy, liên minh Mỹ – Philippines đang trở lại sau nhiều năm gián đoạn.
Ông Duterte sẽ tranh cử phó tổng thống Philippines năm 2022
Dù chưa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống Philippines nhưng ông Rodrigo Duterte đã có kế hoạch ra tranh cử chức phó tổng thống trong cuộc bầu cử năm sau.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: AFP).
Đảng PDP-Laban ngày 24/8 thông báo, ông Duterte đã đồng ý trở thành ứng viên phó tổng thống của đảng này trong cuộc bầu cử năm 2022, động thái đặt nền móng cho kế hoạch của ông nhằm tiếp tục nắm giữ quyền lực trong chính phủ sau khi nhiệm kỳ tổng thống kết thúc.
Đảng PDP-Laban đưa ra thông báo trên trước phiên họp quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 8/9, thời điểm mà họ dự kiến sẽ công bố trợ lý thân cận của ông Duterte, thượng nghị sĩ Christopher "Bong" Go, trở thành ứng viên tổng thống Philippines cho cuộc bầu cử năm 2022.
Theo luật Philippines, một công dân chỉ được làm tổng thống tối đa một nhiệm kỳ 6 năm, và nhiệm kỳ của ông Duterte dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 6 năm sau. Ngoài ra, luật lệ của quốc gia Đông Nam Á quy định rằng phó tổng thống sẽ được bầu cử riêng rẽ với tổng thống.
Ông Karlo Nograles, phó chủ tịch điều hành đảng PDP-Laban cho biết, động thái của ông Duterte nhằm "đảm bảo tính liên tục của các chương trình nghị sự mà chính quyền Duterte thực hiện trong 5 năm qua", bao gồm cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi.
Thượng nghị sĩ Go là một trong những trợ lý thân thiết nhất của ông Duterte từ cuối những năm 1990 khi ông Duterte còn là một nghị sĩ đại diện thành phố Davao ở phía nam Philippines.
Trước đó, ông Duterte ngày 17/7 cho biết, ông sẽ có thể ra tranh cử phó tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2022 vì điều đó sẽ giúp ông có được quyền miễn trừ trước các vụ kiện.
"Họ liên tục đe dọa tôi bằng các vụ kiện và mọi thứ. Nhưng luật lệ nói rằng, nếu bạn là tổng thống, phó tổng thống, bạn sẽ có quyền miễn trừ. Vì vậy, tôi sẽ ra tranh cử phó tổng thống", ông Duterte nói, đề cập tới các đối thủ chính trị của ông.
Tuy nhiên, các chuyên gia sau đó cho biết, hiến pháp Philippines không đảm bảo việc phó tổng thống được quyền miễn trừ pháp lý.
Thái Lan miễn cách ly cho du khách nhập cảnh từ 5 nước Từ ngày 1/11 tới, Thái Lan miễn quy định cách ly đối với khách du lịch bằng đường hàng không đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ đến từ 5 quốc gia gồm Anh, Mỹ, Đức, Singapore và Trung Quốc. Khách du lịch tới sân bay quốc tế Phuket, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, phát biểu ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin

Truyền thông Mỹ tiết lộ cảm giác lẫn lộn ở Washington khi Ukraine đánh chìm soái hạm của Nga

Lễ Idul Fitri ở Indonesia: Tinh thần bao dung và sự đoàn kết tôn giáo

Thái Lan vẫn sẽ tổ chức lễ hội Songkran theo đúng kế hoạch

Những khó khăn của Myanmar khi đối phó với hậu quả của động đất

Isar Aerospace khẳng định đã thu được nhiều thông tin từ vụ phóng tên lửa Spectrum

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel nêu điều kiện đàm phán chấm dứt xung đột Gaza

Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập
Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn tội phạm "trẻ hóa" cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng
Pháp luật
Mới
Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ
Sức khỏe
3 phút trước
Doanh thu gây bất ngờ của phim Việt gây ồn ào bằng vụ dùng xe cấp cứu đi ra mắt
Hậu trường phim
13 phút trước
Jun Phạm điển trai cùng fan gom gần 200 triệu đồng giúp các em nhỏ mổ tim
Sao việt
16 phút trước
Hoà Minzy lên tiếng khi bị đặt lên bàn cân so sánh với Sơn Tùng M-TP
Nhạc việt
24 phút trước
Mỹ nữ phản diện đang hot nhất màn ảnh tố cáo bị dàn dựng tin nhắn hạ bệ, 1 nàng thơ cũng là nạn nhân
Sao châu á
27 phút trước
Vào mùa du lịch Hòn Cau
Du lịch
1 giờ trước
Mới ra mắt 3 ngày, tựa game này đã làm "dậy sóng" làng game Việt, nguyên do bởi dàn nhân vật quá "thích mắt"
Mọt game
1 giờ trước
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
2 giờ trước
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
3 giờ trước