3 lý do khiến bà Clinton thất bại thảm hại trước Trump
Việc Hillary Clinton để thua trước một Donald Trump gây chia rẽ, kích động bạo lực sẽ đã khiến giới quan sát bất ngờ và dự đoán sẽ gây khó khăn cho đảng Dân chủ trong nhiều năm tới.
Bà Clinton đã chấp nhận bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), thất bại của bà Clinton sẽ còn trở thành chủ đề được đưa ra mổ xẻ trong thời gian dài.
“Tất cả là vấn đề kinh tế”, đó là là cụm từ được James Carville đưa ra trong cuộc bầu cử năm 2012 và theo nhiều cách hiểu, điều này lẽ ra phải giúp đảng Dân chủ một lần nữa trong năm 2016. Barack Obama đã cứu nước Mỹ khỏi khủng hoảng tài chính và liên tiếp thiết lập kỷ lục tăng trưởng về tỷ lệ việc làm.
Đáng tiếc rằng đối với bà Clinton, nhiều người Mỹ đơn giản là không còn cảm thấy sự tích cực. Mức lương trì trệ và bất bình đẳng gia tăng là dấu hiệu bất ổn mà nhiều cử tri Mỹ đã nhận ra. Donald Trump đã thành công trong việc thuyết phục người Mỹ tin rằng đây là hệ quả của hoạt động thương mại thất bại và nền kinh tế nhiều bê bối.
Trong khi đó, bà Clinton chưa bao giờ thực sự tìm ra cách phản ứng khiến người dân Mỹ hài lòng. Lời kêu gọi yếu ớt cùng với bê bối email đã khiến cử tri Mỹ hoài nghi.
Ông Trump chưa đưa ra giải pháp thay thế rõ ràng nhưng đơn giản là bà Clinton thất bại trong việc thuyết phục chủ nghĩa tư bản hiện đại Mỹ.
Đau buồn xen lẫn nước mắt của những người ủng hộ bà Clinton trong ngày bầu cử.
Video đang HOT
Một vấn đề lớn khác khiến cho vị thế của bà Clinton suy yếu đó là sự thiếu tin tưởng.Bài phát biểu được trả tiền của Hillary cho Goldman Sachs, mối liên hệ giữa hoạt động kinh doanh và từ thiện của gia đình bà Clinton đã khiến nhiều người Mỹ nghi ngờ về sự chân thành của cựu ngoại trưởng.
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tái khởi động bê bối email và sau đó đột ngột tuyên bố kết thúc, hai ngày trước bầu cử đem đến quan điểm về khả năng kết tội hình sự bà Clinton. Người Mỹ cho rằng bà Clinton coi thường luật pháp khi thờ ơ trong việc bảo mật dữ liệu.
Một yếu tố khác khiến bà Clinton thua cuộc chính là vấn đề nằm trong chính cựu ngoại trưởng Mỹ. Câu nói mạnh mẽ nhất của bà Clinton trong chiến dịch tranh cử chỉ chỉ là “người duy nhất đủ điều kiện trở thành tổng thống”.
Khẩu hiệu “hãy cùng nhau mạnh mẽ hơn” của bà Clinton trên thực tế cũng chỉ hình thành để đáp trả sự chia rẽ mà Donald Trump đem đến. Ông Trump hứa làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại” rõ ràng ấn tượng hơn nhiều.
Theo Đăng Nguyễn – SCMP (Dân Việt)
Ứng viên Tổng thống Mỹ chi trăm triệu USD bảo đảm an ninh
Ngoài lực lượng mật vụ Mỹ có nghiệp vụ xuất sắc, ứng viên tổng thống còn thuê thêm cảnh sát địa phương và những công ty dịch vụ để đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân.
Briton Michael Sandford bị bắt vì âm mưu giết Donald Trump.
Trang tin CNBC cho biết năm tài khóa 2015, ứng viên tổng thống Mỹ chi 200 triệu USD cho mục đích bảo vệ an toàn bản thân.
Từ khi nào thì ứng viên được bảo vệ sát sao?
Edward Kennedy từng bị một phụ nữ tấn công bằng dao ở Thượng viện.
Mức bảo vệ nghiêm ngặt như hiện nay bắt đầu từ năm 1963 sau khi Tổng thống John F.Kennedy bị ám sát ở thành phố Dallas. Các quy định bảo vệ được chính thức có hiệu lực khi năm 1968, ứng viên Robert Kennedy tranh cử tổng thống bị ám sát.
Chính phủ Mỹ cho biết mức độ bảo vệ này nhằm đảm bảo quy trình dân chủ được diễn tiến và sự điều hành của chính phủ không bị gián đoạn.
Ứng viên tổng thống nhận được sự bảo vệ ra sao?
Ứng viên Bernie Sanders và vợ được mật vụ túc trực bảo vệ.
Mật vụ Mỹ sẽ đảm bảo sự an toàn cho các ứng viên ngay khi một cá nhân được xét chọn là đại diện cho đảng. Thậm chí nếu cần, họ có thể yêu cầu bảo vệ từ trước nếu thấy nguy hiểm cận kề.
Những mật vụ bảo vệ ứng viên là nhân viên an ninh được điều động tạm thời trong thời gian tranh cử. Chỉ có tổng thống và phó tổng thống là được bảo vệ 24/7 bất kể thời gian.
Các biện pháp an ninh gồm có đảm bảo an toàn khi chuẩn bị tới một địa điểm, rà soát bom mìn bằng chó nghiệp vụ, đặt các chốt kiểm tra kim loại, đoàn xe hộ tống và vệ sĩ theo sát 24/7.
Mật vụ Mỹ cho biết việc đảm bảo an ninh nhằm "ngăn chặn, giảm thiểu và đáp trả các nguy hiểm cận kề". Họ được sử dụng các "tài nguyên" đặc biệt như an ninh hàng không, đội súng bắn tỉa, đội trinh thám, đội hóa học. Nhà báo BBC ở khu vực Bắc Mỹ Anthony Zurcher nói: "Lúc nào cũng có một đặc vụ bên ngoài ngôi nhà của ứng viên".
Trump được bảo vệ thế nào?
Trump được mật vụ hộ tống như hình với bóng.
Tờ Politico cho biết ông Trump chi nhiều tiền của hơn bất kì ai cho công tác bảo vệ, tình báo và giữ an ninh trong chiến dịch tranh cử.
Nhiệm vụ của họ là tìm và ngăn chặn người biểu tình quá khích, đồng thời hỗ trợ lực lượng mật vụ Mỹ bảo vệ tỉ phú bất động sản hiệu quả hơn. Cách đây ít ngày ở bang Nedava, Trump đã được mật vụ hộ tống khẩn cấp khỏi sân khấu sau khi một đối tượng bị tình nghi cầm theo súng có mặt trong khán phòng.
Công ty Xmark chuyên bảo vệ yếu nhân cho biết đơn vị này cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh cho ông Trump trên toàn nước Mỹ tới cuối tháng 11. Một số người ủng hộ Trump nói họ từng bị lực lượng an ninh của tỉ phú tấn công ở New York hồi tháng 9 năm ngoái.
Clinton được bảo vệ ra sao?
Clinton cũng được lực lượng an ninh để mắt 24/7.
Tờ Politico không cung cấp nhiều chi tiết về việc bảo vệ ứng viên đảng Dân chủ nhưng khẳng định bà dựa chủ yếu vào mật vụ Mỹ. Ngoài ra, bà Clinton trả thêm cho cảnh sát địa phương và các công ty tư nhân nhằm đảm bảo an ninh tối đa.
Theo Quang Minh - BBC (Dân Việt)
Truyền thông Mỹ "dắt mũi" thế giới trước bầu cử ra sao Mọi tờ báo, hãng tin của Mỹ trước bầu cử đều khẳng định Clinton sẽ trở thành tổng thống, rồi bỗng nhiên, mọi sự quay ngoắt 180 độ theo cách ít ai lường. Đồ họa của một đơn bị khảo sát khẳng định Clinton sẽ thắng cử. Tác giả Sullivan của tờ Washington Post vừa có bài đăng đáng chú ý về truyền...