3 lý do để du học sinh ngừng than vãn các khu cách ly Việt Nam
Câu chuyện du học sinh ồ ạt về nước tránh dịch nhưng một vài người lên tiếng chê bai điều kiện cách ly ‘bẩn, không thể ở được’ khiến nhiều người bức xúc.
Vì sao du học sinh nên ngừng than vãn và chê bai các khu cách ly khi về nước? – Ảnh tổng hợp
Những ngày qua, hàng ngàn du học sinh và Việt kiều ồ ạt về nước trước khi các nước phương Tây đóng cửa “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Trở về nước có nghĩa là trở về với quê hương, gia đình, với nơi họ sinh ra và từng lớn lên. Tất cả phải trải qua 14 ngày cách ly tập trung trước khi trở lại cuộc sống bình thường. Mục đích của việc này không gì khác ngoài 2 chữ an toàn- an toàn cho chính bản thân họ, an toàn cho người sinh thành và cho những người xung quanh.
Tuy nhiên, vài ngày qua, những người mới trở về lập tức lên mạng than vãn về điều kiện cách ly ở Việt Nam với những từ ngữ như: “kinh khủng khiếp thật sự”, “không dám đụng vào bất cứ cái gì” hay “không giống review trên Youtube”… Những lời nói trên khiến dư luận giận dữ trước thực tế cả nước đang gồng mình chiến đấu với đại dịch.
Sinh viên tình nguyện gấp rút dọn dẹp biến ký túc xá thành khu cách ly
Dưới đây là 3 lý do để các du học sinh ngừng “kể khổ” và phối hợp cách ly đúng quy định với cơ quan chức năng.
Thứ nhất, các bạn đang tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh
Có thể thấy hầu hết các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và lây nhiễm ra cộng đồng hầu hết đều trở về từ các quốc gia bùng phát dịch như Ý, Anh hay Mỹ…
Cập nhật đến sáng 23.3.2020, Ý là nước thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc với gần 60.000 ca nhiễm, hơn 5.000 ca tử vong. Ý cũng rơi vào những ngày tang thương khi hàng trăm người mất trong vòng 24 giờ vì Covid-19. Mỹ đứng thứ ba với 35.000 ca nhiễm, gần 500 người tử vong. Tiếp sau đó là các nước Tây Ban Nha, Đức, Iran, Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Anh… đều có số ca nhiễm tăng cao mỗi ngày.
Du học sinh và Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới về nước để tránh dịch Covid-19 – Độc Lập
Trở về từ vùng dịch, có nghĩ là bạn đang tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao và lây lan ra cộng đồng. Cả nước đang bước vào “2 tuần thử thách” để chống lại đại dịch thế giới. Việc cách ly 14 ngày đầu tiên là để an toàn cho bản thân của chính bạn. Sau đó, đây cũng là trách nhiệm, sứ mệnh của mỗi một công dân với cộng đồng, với Tổ quốc. Đã trở về Việt Nam, có nghĩa là bạn được hưởng đầy đủ quyền lợi của một công dân Việt, bạn được chào đón, được chăm sóc sức khỏe và được bảo vệ khỏi dịch bệnh. Vậy thì bạn cũng phải thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc bằng một hành động hết sức đơn giản, cách ly 14 ngày.
Việt Nam công bố bệnh nhân thứ 123 nhiễm virus corona một cô gái ở Bến Tre
Thứ hai, đi cách ly chứ không phải nghỉ dưỡng
Nếu bạn đi du lịch hoặc nghỉ dưỡng, bạn có quyền phàn nàn về dịch vụ kém hoặc tệ vì số tiền bạn bỏ ra không xứng đáng. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, các bạn đang được cách ly an toàn, được cộng đồng chăm sóc và bảo vệ mà chưa tốn phí bởi vì bạn là công dân Việt Nam.
Có bao giờ bạn nghĩ, ai là người thức đêm chạy những chuyến xe dài chở bạn về khu cách ly? Ai là người phục vụ đồ ăn và thực phẩm tận phòng mỗi ngày 3 bữa cho bạn? Ai là ngày đêm canh gác, túc trực để đảm bảo không ai xâm phạm, tấn công bạn? Trong khi bạn ngon giấc trên giường ngủ, có biết bao thanh niên phải nằm trên bìa carton, trên nền đất?… Họ cũng đều là những công dân Việt nhưng vì bạn, vì xã hội mà làm nhiệm vụ. Bạn đòi sự bình đẳng, vậy những người đang hy sinh thầm lặng để chống dịch Covid-19, họ đã đỏi hòi gì từ bạn?
Ùn ùn tiếp tế người thân ở khu cách ly tránh Covid-19: Hãy thương những người làm công tác phòng dịch, họ đã đủ mệt rồi. – Ảnh chụp màn hình
Trong những ngày này, Hà Nội đang đón 20.000 người Việt Nam; TP.HCM đang đón khoảng 17.000 người Việt từ vùng dịch về nước. Toàn bộ khu KTX Đại học Quốc gia TP.HCM lập tức trở thành địa điểm cách ly. Ngay trong đêm, hàng nghìn sinh viên và thanh niên phải dọn dẹp đồ đạc, phòng ốc để nhường lại không gian sinh hoạt cho các bạn.
Ký túc xá Đại học quốc gia TP.HCM ngày đầu thành khu cách ly
Với một số lượng người trở về quá lớn và ồ ạt như vậy, công tác chuẩn bị chắc chắn sẽ gặp nhiều thử thách, nhưng tất cả đã cố gắng hết sức. Câu chuyện về “đội phản ứng nhanh” tình nguyện dọn dẹp ký túc xá với hơn 120 tình nguyện viên đã trắng đêm dọn dẹp vật dụng, đồ đạc của sinh viên còn lại, chuyển đến các kho, kịp thời giúp ban quản lý KTX chuẩn bị cho khu cách ly phòng chống COVID-19 đã khiến nhiều người cảm động.
Nhiều thanh niên tình nguyện trắng đêm dọn dẹp, nhường chỗ ngủ cho người cách ly – Ảnh chụp màn hình
Nhưng bù lại, các du học sinh trở về nước đã nói gì?
“Nói không phải chứ ở đây kinh khủng khiếp thật sự. Không biết sống sao, không dám đụng bất cứ cái gì trong cái phòng này hết. Không như mấy cái review trên youtube đâu mọi người”, một nữ du học sinh Mỹ chê bai điều kiện sống trong khu cách ly ĐH Quốc Gia TP.HCM trên Facbook.
“Không thể sống nổi luôn ấy. Như này quá sức chịu đựng của mình rồi mọi người ơi. Wifi không có, không có cái gì hết. Mọi người làm ơn đặt trường hợp đang sống ở một nơi gọi là sạch sẽ đi. Xong về ở như thế này thì cảm thấy như thế nào”, Nữ du học sinh Canada dùng những từ ngữ rất khó nghe về khu cách ly.
“Có 4-8 người trong một phòng nhỏ và bẩn, không nệm, không quạt, không gối, không dịch vụ giao đồ ăn, 2 bữa cơm một ngày”, một Việt kiều có tên Loc Selena Tran từ Bali (Indonesia) về Việt Nam đã viết như vậy trên Facebook cá nhân, mặc dù hình ảnh cô đăng tải có đầy đủ đồ dùng, quạt điện, nệm dày để sinh hoạt.
Du học Mỹ và du học sinh chê bai KTX Đại học Quốc gia TP.HCM – Ảnh chụp màn hình
Nhiều cựu sinh viên ĐH Quốc gia tỏ ra bức xúc. Thúy Hằng (29 tuổi, cựu sinh viên ĐH Khoa học Xã hội nhân văn TP.HCM), cho biết: “KTX Đại học Quốc gia TP.HCM là nơi ở và sinh hoạt của biết bao thế hệ sinh viên chứ không phải nhà hoang mà để nhận chỉ trích như vậy. KTX nằm ở khu đất rộng lớn, cách xa đô thị ồn ào, không có khói bụi, KTX có thể cũ theo thời gian chứ không thể bẩn thỉu như các bạn du học sinh nói. Bản thân mình cảm thấy khá buồn khi đọc những lời bình luận đó”.
Thứ 3, trở về Việt Nam để làm gì? Nghỉ ngơi, thăm nhà hay để được an toàn?
“Các bạn tự hỏi bản thân đi, mục đích các bạn trở về Việt Nam để làm gì? Để nghỉ ngơi, để thăm nhà hay… để an toàn?”, một cựu sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM viết trên Facebook. “Rõ ràng các bạn về Việt Nam để tránh dịch, nhưng các bạn lại đang có nhiều sự đòi hỏi thái quá”. Một người khác bình luận: ” Nếu bạn có đầy đủ visa và giấy tờ hợp pháp, bạn cũng không phạm tội thì không có một đất nước hay quốc gia nào đuổi bạn cả, vậy thì lý do nào để bạn trở về?”…
Trong khi nhiều nước thế giới tỏ ra thờ ơ, thậm chí chủ quan khi Covid-19 bắt đầu lây lan thì tại Việt Nam, công tác phòng dịch để được thực hiện chủ động từ những ngày đầu. Mọi công tác phòng chống và ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 được thực hiện đồng loạt ở các địa phương. Các thông tin về chăm sóc y tế và xét nghiệm đều được thực hiện khẩn trương và miễn phí nếu như bất kỳ một ai có dấu hiệu của dịch bệnh.
Bệnh nhân Trung Quốc xuất viện, liên tục cảm ơn bác sĩ Việt Nam – Nguyên Mi
16 trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên đều được chữa khỏi, trong khi thế giới nhiều người phải bỏ mạng vì không được chữa trị kịp thời. Quay trở lại với câu hỏi “Vì sao phải trở về?”, câu trả lời chẳng phải vì bạn muốn được an toàn?
Nam ca sĩ Nathan Lee cũng từng viết một câu nói khiến nhiều cư dân mạng đồng tình, câu nói mang tính thông điệp rõ ràng: “Nếu không thoải mái, bạn hoàn toàn có thể book vé trở về nơi bạn đã đi. Để chỗ cho những người thật sự xứng đáng được quan tâm, chăm sóc”.
Đây là lúc để mỗi người cùng đồng lòng góp sức, “đánh tan giặc” Covid-19 – Lê Nam
Đây không phải là lúc để du học sinh về nước đỏi hòi hay thể hiện sự ích kỷ của bản thân. Đây là lúc để mỗi người cùng đồng lòng góp sức chống đại dịch Covid-19, như những lời thơ trong bài D ịch bệnh rồi sẽ qua, nhưng bài ca ở lại tác giả Lương Đình Khoa gây xúc động những ngày qua.
Du học sinh vừa trở về từ Anh: Cảm ơn Tổ quốc
Đôi mắt lờ đờ của mỗi người sau 12 tiếng bay mệt mỏi chợt ánh lên tia hy vọng. Mặt trời mọc từ từ ở phía xa, những tiếng thở phào nhẽ nhõm thốt lên qua lớp khẩu trang mỏng: "Về nhà rồi, an toàn rồi".
Chuyến bay số hiệu VN50 đưa 164 hành khách đi từ London về TP.Hồ Chí Minh - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Chặng bay dài đằng đẵng
Ánh nắng, làn gió mát trong lành nơi đây khiến tôi cảm thấy dễ chịu đến lạ. Đã 12 tiếng kể từ khi chuyến bay đưa tôi trở về cất cánh ở London (Anh) là những giấc ngủ chập chờn trong âu lo, phấp phỏng. Đêm như dài hơn trên chuyến bay dài đằng đẵng.
Nhớ về những ngày qua ở Anh, dù cuộc sống vẫn yên bình, người dân vui vẻ, nhưng qua báo chí tôi biết Covid-19 đã và đang âm thầm thâm nhập và có thể bùng lên bất cứ lúc nào ở xứ sở này. Sự lo lắng làm giấc ngủ, bữa ăn trở nên kém "ngon" hơn.
Những ngày dài ở Anh cứ thế trôi qua với nhiều ca bệnh mới mỗi ngày. Và không chỉ ở Anh, hay châu Âu, tôi biết Việt Nam cũng đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trước sự lây lan của Covid-19. Lúc này đây tôi hiểu, chẳng có nơi nào an toàn tuyệt đối cả.
Dù vậy, sau nhiều thời gian đắn đo suy nghĩ, tôi quyết định sẽ tạm hoãn việc học để trở về Việt Nam. Không hoàn toàn vì sợ dịch bệnh lây lan, mà vì trong hoàn cảnh khó khăn, tôi chỉ nghĩ về gia đình và muốn được ở bên vòng tay của những người mình yêu thương.
Hành lý gọn nhẹ được tôi sửa soạn xong trong khoảng nửa ngày. Cùng thời gian đó, tôi đặt vé trên chuyến bay thẳng từ London về TP.HCM.
Suốt hành trình ấy, thường trực bên tôi là sự lo lắng, bất an. Dịch bệnh lây lan, bố mẹ và gia đình ở Việt Nam có ổn không? Khi nào dịch bệnh kết thúc để việc học được tiếp tục?... Chuyến bay dài đằng đẵng tưởng chừng như chẳng có điểm dừng. Xung quanh tôi, những đôi mắt lờ đờ mệt mỏi lặng lẽ nhìn nhau qua lớp kính bảo hộ và khẩu trang.
Tôi nhớ mình đã dành hầu hết thời gian của chuyến bay này chỉ để nhìn qua ô cửa máy bay và nghe nhạc. Cứ một lúc tôi lại đưa điện thoại ra kiểm tra thời gian. Việc đó lặp đi lặp lại suốt đêm. Một tiếng, hai tiếng, rồi năm, mười tiếng trôi qua. Mây gió mịt mùng cùng màn đêm tĩnh lặng ngoài kia khi nào sẽ kết thúc?
Rồi tôi thiếp đi khi bầu trời hửng sáng đằng xa, giấc ngủ ngắn tạm đưa tôi ra khỏi những âu lo trong suốt hành trình. Để rồi khi tỉnh giấc, Sân bay Cần Thơ từ từ hiện lên sau những đám mây. Lòng tôi bỗng nhẹ như trút được một hòn đá tảng.
Chuyến bay VN50 đã không hạ cánh ở Tân Sơn Nhất(TP.HCM). Sân bay Cần Thơ là nơi được chọn để tiếp đón chúng tôi. Bởi theo quy định của nhà nước, các chuyến bay từ vùng dịch sẽ hạ cánh ở Cần Thơ, Vân Đồn (Quảng Ninh).
Yên bình trên mảnh đất quê hương
Sức lực như chợt hồi lại toàn bộ khi tôi rời khỏi máy bay. Dù đang cách xa gia đình gần 1.600 cây số, nhưng cảm giác đặt chân lên mảnh đất quê hương, giữa những người đồng bào cùng chung ngôn ngữ vẫn khiến tôi thấy bình yên đến lạ. Suốt nhiều tháng ngày học tập ở Vương Quốc Anh xa xôi, chưa bao giờ tôi gần gia đình mình đến thế.
Ngay khi rời khỏi máy bay, theo hướng dẫn, chúng tôi tập trung lại và khai báo y tế. Mọi người đều được sát khuẩn và tất cả nhân viên đều mặc đồ bảo hộ. Những tờ giấy khai báo thông tin cá nhân, về tình trạng sức khỏe được nhân viên y tế ở sân bay đưa ra. Không ai bảo ai, những gì chúng tôi làm là tuân thủ mọi hướng dẫn của cơ quan chức năng, khai báo trung thực, cố gắng chi tiết hết mức có thể về lịch trình đi lại, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đó là trách nhiệm và có lẽ đó cũng là cách duy nhất tôi có thể góp sức cùng quê hương mình chống dịch vào lúc này.
Xong xuôi, chúng tôi được đưa về Trường Quân sự tỉnh Đồng Tháp (tọa lạc tại thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) cách sân bay không xa. Đây là nơi cách ly tập trung phòng, chống bệnh Covid-19 cho những hành khách của chuyến bay VN50 bay từ London về Việt Nam.
Trên đường đi đến đây, tôi không ngừng tưởng tượng về nơi mình sẽ ở trong 2 tuần sắp tới. Một trường quân sự với nhiều cây xanh, không khí trong lành. Nếp sinh hoạt nề nếp đúng kiểu "quân đội". Những chiếc giường đơn với màn tuyn màu xanh áo lính, phòng ốc ngăn nắp, sạch sẽ,... Vượt cả mong đợi, đến thời điểm này sau vài ngày ở đây, Trường Quân sự tỉnh Đồng Tháp khiến tôi vô cùng hài lòng.
Hiểu được nhiều hơn những giá trị của cuộc sống
Tôi còn nhớ điều đầu tiên tôi mong mỏi sau khi đặt chân đến nơi đây là mau mau liên lạc với gia đình. Bởi lẽ, khi đến sân bay do sắp xếp hành lý lỉnh kỉnh, phải làm nhiều giấy tờ, thủ tục ngay nên tôi không có thời gian để liên lạc với bố, mẹ đang mong ngóng. Giờ phút ấy với tôi, wifi là thứ quan trọng nhất. Và rất may, khu cách ly nơi đây đã đáp ứng được điều đó. Nhắn vội cho gia đình tin nhắn thông báo bản thân vẫn ổn, tôi được các cán bộ khu cách ly bố trí về phòng riêng với 2 người bạn cùng lứa tuổi. Sắp xếp đồ đạc gọn gàng, tôi biết từ giờ mình đã có thể ngủ ngon hơn một chút.
Không chỉ có cơ sở vật chất tốt, các anh chị nhân viên ý tế và các chú bộ đội ở đây cũng rất nhiệt tình, giúp đỡ, hỗ trợ những người đang cách ly. Từ những thứ nhỏ nhất như kem đánh răng, khẩu trang, các dụng cụ cá nhân cho đến bữa ăn, thức uống. Những bữa cơm Việt Nam giản dị nhưng chứa đựng tình cảm của các chiến sĩ bộ đội, nhân viên y tế nơi đây được đưa đến tận phòng. Hạt gạo trắng, miếng thịt, gắp rau quê hương chính là món quà tuyệt vời nhất với chúng tôi sau chuyến bay dài mệt mỏi.
Hàng ngày, các bác sĩ quân y đều đến để đo nhiệt độ vào 2 buổi sáng và chiều. Chẳng có chút mệt mỏi, phiền hà. Mỗi ngày, tôi dành nhiều thời gian hơn để làm những việc trước kia tôi đã tạm gác lại. Như đọc nhiều sách hơn, xem những bộ phim tôi thích, và dành nhiều thời gian hơn để gọi điện, hỏi thăm những người tôi quan tâm.
Lịch sinh hoạt vốn lung tung của một cô sinh viên xa nhà đã được thay thế bằng một lịch sinh hoạt nề nếp rất "quân đội". Tôi dần quen với tiếng báo thức, báo ngủ ở nơi đây. Thời gian lặng lẽ trôi qua, tôi cảm thấy bản thân trở nên tốt hơn, và hiểu được nhiều hơn những giá trị cuộc sống mà hàng ngày tôi thường chẳng để ý.
Giờ đây, sau nhiều ngày ở khu cách ly, tôi đã hiểu được vì sao Việt Nam của chúng ta dù vấp phải muôn vàn khó khăn vẫn là một trong những quốc gia đi đầu trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đó là vì một Chính phủ nhân ái quyết liệt chống dịch bệnh không một phút lơ là chủ quan, là ý thức tự giác của người dân trong việc bảo vệ cộng đồng, và đặc biệt là niềm tin của mỗi người về đất nước, luôn che chở, bao bọc người dân dù ở bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào.
Tôi thầm cảm ơn Tổ quốc và các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội nơi đây đã không quản ngày đêm chăm sóc tận tình, giúp những người con xa quê như tôi được trở về an toàn với chốn bình yên nhất, nhà.
Các hành khách tập trung tại Trường quân sự tỉnh Đồng Tháp (thành phố Sa Đéc) để khai báo y tế và làm các thủ tục nhận phòng cách ly - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Khẩu phần ăn bên trong khu cách ly Trường uân sự tỉnh Đồng Tháp - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Chiến sĩ bộ đội đem thức ăn và nhu yếu phẩm đến tận cửa phòng cho những người được cách ly - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Mỗi hành khách trong diện cách ly cũng được phát miễn phí 1 bộ nhu yếu phẩm gồm khẩu trang, nước rửa tay, kem đánh răng, chăn gối, ... miễn phí - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Mỗi phòng cách ly có từ 3 - 6 người, mỗi người đều được đảm bảo có giường nằm riêng và wifi luôn phủ sóng để có thể giải trí, liên lạc cho gia đình - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Một hành khách đang đi tản bộ trong khuôn viên khu vực cách ly - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Khu vực cách ly được chăng dây và giám sát 24/7 để đảm bảo không có người tự ý ra, vào - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Cách chỉ dẫn y tế được dán mọi nơi trong khu cách ly để đảm bảo người bị cách ly nắm được các bước vệ sinh đúng cách - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Nội quy một phòng cách ly - Ảnh Vũ Lê Bảo Ngọc
Cảm ơn Tổ quốc! Trước diễn biến phức tạp về tình hình dịch Covid-19 bùng phát, lây lan ở Châu Âu, nhiều gia đình tại Đà Nẵng có con em đang du học nước ngoài đã gọi con về nước. Ngay khi về đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các em được chở đến khu cách ly theo quy định. Trò chuyện với phóng viên...