3 lưu ý trong giao tiếp, không khéo sẽ bị người khác nhìn thấu chỉ số EQ
Qua cách giao tiếp, người khác có thể đánh giá phần nào về con người bạn. Bởi giọng nói có thể tiết lộ trí tuệ cảm xúc, âm lượng thể hiện sự tu dưỡng bản thân.
“Trong thành công của một người, năng lực chiếm 15%, 85% còn lại nhờ vào khả năng giao tiếp”. Nói năng là một khóa học bắt buộc trong giao tiếp xã hội, bởi lẽ từng lời được thốt ra chính là “tấm danh thiếp” đại diện cho mỗi cá nhân, người khác sẽ đánh giá con người bạn thông qua những lời bạn nói.
Ngữ khí tiết lộ EQ
Có câu nói: “Giọng điệu của bạn tốt bao nhiêu, vận may của bạn sẽ tốt bấy nhiêu”. Trong giao tiếp giữa người với người, nếu bạn đối xử tử tế với người khác, người khác sẽ đối xử tử tế với bạn. Còn nếu bạn có giọng điệu thô lỗ, bạn sẽ để lại ấn tượng xấu cho người khác.
Trên mạng từng có một câu chuyện:
Một người đàn ông nhặt được một chiếc điện thoại di động và đang tìm cách trả lại cho người bị đánh rơi. Vừa lúc đó, một cuộc điện thoại đến, khi đã nối máy, ông chưa kịp nói thì đầu dây bên kia đã vang lên giọng nói giận dữ của chủ nhân chiếc điện thoại: “Lập tức trả điện thoại cho tôi, tôi có định vị và đã biết ông ở đâu!”.
Ban đầu, người đàn ông muốn trả lại nhưng giọng điệu và thái độ của người chủ khiến ông thay đổi ý định. Thế là, ông đã buộc chiếc điện thoại vào một chùm bóng bay được bơm đầy khí heli, đồng thời để lại tin nhắn: “Bạn đi theo định vị vệ tinh đi nhé!”.
Cứ thế, chiếc điện thoại bay lên trời cùng bóng bay.
Ngữ khí khi trò chuyện của một người là “nhiệt kế” chính xác nhất của trái tim. Giọng điệu càng thiếu tôn trọng người khác thì càng làm mất hòa khí giữa mọi người với nhau. Trên thế giới này không bao giờ thiếu thiện chí, thứ đang thiếu sót chính là sự giao tiếp thiện chí.
Trong giọng điệu lời nói của một người luôn ẩn chứa những tâm tư, suy nghĩ sâu sắc của họ. Thái độ của bạn càng khiêm tốn và ôn hòa, bạn sẽ càng cảm thấy nhiều hơn sự chân thật và tử tế từ người khác.
Âm lượng khi nói tiết lộ trình độ tu dưỡng
Trong “My Fair Lady” từng có một câu thoại thế này: “Bạn có thể biết một người thuộc tầng lớp nào qua âm điệu và âm lượng khi nói của anh ta”. Đôi khi, âm lượng khi nói không nhất thiết là đại diện cho lập trường đúng sai của một người, nhưng nó nhất định đại diện cho trình độ của người đó.
Lớn tiếng bác bỏ ý kiến người khác không phải là thẳng thắn, mà là khiêu khích, làm mích lòng người. Chúng ta có thể không thể đồng ý với quan điểm của người khác, nhưng phải tôn trọng quan điểm của họ.
Một người có trình độ văn hóa biết cách dùng lễ nghĩa khiến người khác phải phục mình, thay vì ép buộc họ phục tùng bằng quyền lực. Có thể thấy sức thuyết phục thực sự không đến từ động lực bên ngoài, mà nằm ở sự tu dưỡng của trái tim.
Cãi nhau to tiếng là bản năng của con người, nhưng nói nhỏ nhẹ là sự văn minh, thế nên âm lượng khi nói năng của một người cũng có thể được xem như thước đo cuộc sống của người đó.
Nội dung trò chuyện ẩn chứa tính cách
Trên Zhihu từng có câu hỏi: “Những người hàng ngày đều nói về những oán than, tiêu cực và vô nghĩa sẽ có tâm lý gì?”. Và câu trả lời nhận được nhiều sự đồng thuận nhất là: “Ngôn ngữ của một người càng hẹp thì thế giới của anh ta càng hẹp”. Đôi khi, nội dung trò chuyện của một người là tấm gương phản chiếu trình độ thực sự của người đó.
Ray Dalio – người sáng lập Quỹ Bridgewater, đã chia sẻ một câu chuyện:
Ông từng tuyển dụng một sinh viên tốt nghiệp với thành tích cao tại Đại học Chicago và đặt rất nhiều kỳ vọng vào người này. Tuy nhiên, trong vòng vài ngày sau khi gia nhập công ty, nhân viên này bắt đầu phàn nàn riêng với đồng nghiệp về khả năng làm việc của quản lý bộ phận.
Trong một bữa trưa, người nhân viên thoáng thấy Dalio ngồi cách đó không xa. Thế là, anh ta ngay lập tức nói với người bên cạnh về một số sai sót gần đây của người quản lý và cố tình nói to để Dalio nghe thấy.
Kết quả là, Dalio không những làm ngơ trước nội dung trò chuyện của người nhân viên này, mà còn sa thải anh ta sau khi sự việc xảy ra.
Trong “Tăng quảng hiền văn” có đề cập: Những người nói những điều thị phi, chắc chắn là kẻ thị phi. Ngôn ngữ của một người là “chị em sinh đôi” của suy nghĩ, những gì bạn nói sẽ tiết lộ con người bên trong bạn.
Chủ đề mà một người thường nói đến sẽ ẩn chứa cuộc đời của người đó, nếu những người để tâm đến sự phát triển bản thân sẽ thường nói những điều tích cực, và dĩ nhiên “cục nam châm” tích cực này sẽ thu hút được những người và việc tích cực.
Một người có đẳng cấp hay không, chủ yếu thể hiện ở cách giao tiếp.” Ngôn ngữ là “bảng hiệu” rõ ràng nhất của một người, khi chúng ta “nói” một từ, từ đó cũng đang “nói” về con người chúng ta.
1 Á hậu 'bóc giá' chi phí bỏ ra để tham gia thi hoa hậu, con số gây choáng khi bằng cả gia tài
Á hậu 1 của Hoa hậu Thể Thao bất ngờ công khai chi phí mà cô đã bỏ ra để tham gia 1 cuộc thi sắc đẹp.
Mới đây, trên kênh tiktok cá nhân của mình, Á hậu 1 - Hoa hậu Thể thao Lê Phương Thảo đã đăng tải đoạn clip chia sẻ về chi phí mà cô đã bỏ ra để thi hoa hậu.
Cụ thể, nàng á hậu đã không ngại liệt kê các khoản phí 1 cách đầy chi tiết mà cô đã bỏ ra khi tham gia cuộc thi hoa hậu Thể thao:
"Đi thi hoa hậu hết bao nhiêu tiền? Mình thử liệt kê các chi phí mà Phương Thảo đã trả cho 2 lần thi hoa hậu nhé:
22 môn giao tiếp và ứng xử: 300 triệu đồng, bao gồm các môn như là cảm lý cảm xúc, cảm lý tâm trí, giao tiếp bằng lời, kiểm soát giọng nói..."
Lớp MC chuyên nghiệp: 22 triệu
Tiền trang phục và quần áo cho các phần thử thách và hoạt động của chương trình: Trung bình 3 triệu/ bộ, bao gồm cả tiền stylist. Một chương trình dùng khoảng 20 bộ quần áo, vị chi là 60 triệu.
Mình đi thi hai lần tổng cộng là 120 triệu (chung kết và bán kết).
Đầm dạ hội thì mỗi lần đi mượn là 20 triệu, 2 lần là 40 triệu. Đi học lớp catwalk và giải phóng hình thể hết 38 triệu. Chụp 3 bộ ảnh truyền thông mỗi bộ 25 triệu tổng là 75 triệu. Chi phí makeup và học makeup là 20 triệu, tóc giả trình diễn trên sân khấu 8 triệu. Spa làm đẹp, dưỡng da trước khi đi thi là 20 triệu. Thực phẩm bổ sung, nâng cao thể lực trong quá trình đi thi là 3 triệu.
Hai lần đi thi, nghỉ việc trong 9 tháng, mất 9 tháng lương thu nhập. Ngoài ra, nếu bạn nào không biết tiếng Anh thì phải tính thêm chi phí lớp tiếng Anh vì mình thi phần thi tài năng là vẽ nên mình đã biết sẵn rồi, còn các bạn thi phần thi tài năng như là múa hát nhảy thì phải tính tiền thêm nữa."
Cô nàng cũng nói rõ chi phí giao động mà cô đã bỏ ra cho cuộc thi này: "Tổng cộng chi phí cứng của mình sau khi qua hai phần thi là 646 triệu đồng. Nếu tính thêm tiền râu riu như không có thời gian đi làm 9 tháng trời, hay là lớp học tiếng Anh, lớp học tài năng thì cộng thêm 700 triệu nữa. Tổng cộng tất cả số tiền để đầu tư thi hoa hậu là hơn 1 tỷ 3."
"Tuy nhiên những kỹ năng như giao tiếp, ứng xử hay tiếng Anh thì nó cũng đi theo mình cả đời, mình cảm thấy đây là 1 khoản đầu tư tuy mắc nhưng không hề phí phạm nha." - Phương Thảo cho hay đây là 1 sự đầu tư xứng đáng.
Với chi phí lên tới 1 tỷ 3 để 1 thí sinh đầu tư cho 1 cuộc thi sắc đẹp khiến nhiều khán giả không khỏi ngỡ ngàng. Dẫu biết mỗi thí sinh sẽ có một khoảng chi phí khác nhau nhưng nhiều người cho rằng muốn đi thi hoa hậu thì các cô gái chắn chắn phải có điều kiện về kinh tế 1 cách nhất định:
"Không tính mấy cái như là học giao tiếp thì tiền quần áo cũng mấy trăm triệu rồi, nên nhiều người thì xong vỡ nợ là vậy á!"
"Theo mình nghĩ nếu người có thực lực hội tụ đầy đủ tố chất thì họ thi bằng năng lực của họ thôi. Còn quá trình thì phần lớn đã được tài trợ đầy đủ hết rồi."
"Thật ra nếu có điều kiện thì cứ đầu tư vì out thì bản thân cũng được hưởng mà chứ có mất đi đâu!"
Hot Tiktoker Nờ Ô Nô làm từ thiện nhưng tiếp tục nhận "gạch đá" vì thái độ có vấn đề Mặc dù xuất phát từ suy nghĩ làm việc thiện là tốt nhưng cách nói chuyện, giao tiếp của hot Tiktoker Nờ Ô Nô vẫn là vấn đề khiến dư luận tranh cãi. Đối với cộng đồng giới trẻ yêu thích sử dụng mạng xã hội Tiktok chắc hẳn không còn xa lạ với cái tên Nờ Ô Nô. Được xem là một...