3 lưu ý phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ
Trong các di chứng của đột quỵ phổ biến nhất là các rối loạn vận động như liệt, không thể đi lại, các rối loạn về nhận thức, giao tiếp, sinh hoạt, khó vận động, ăn uống…
Người bệnh đột quỵ cần tập luyện những động tác gì?
Những tháng đầu sau đột quỵ là thời gian vàng cho phục hồi chức năng, vì vậy người bệnh cần được trị liệu sớm và tích cực để đạt được mức phục hồi cao nhất có thể. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, sau đột quỵ chỉ người bệnh bị liệt nặng mới phải phục hồi chức năng. Dù là đột quỵ nhẹ nhưng tùy theo vùng tổn thương, mức độ suy giảm chức năng mà người bệnh cần tập luyện các bài tập phù hợp.
Sau giai đoạn điều trị nội trú, người bệnh nên đến khám ngoại trú tại khoa vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để được kiểm tra, hướng dẫn bài tập phù hợp cho từng giai đoạn diễn tiến sau đột quỵ.
Nếu người bệnh đột quỵ có yếu cơ thì cần tập các bài phục hồi tầm vận động chủ động, tăng sức mạnh, sức bền của chi yếu. Còn nếu người bệnh có biểu hiện liệt cứng thì cần tập các bài tập kéo giãn, các bài chịu sức.
Đối với người bệnh đột quỵ nhẹ có suy giảm về khả năng điều hợp động tác, thăng bằng thì cần huấn luyện về thăng bằng với các bài tập cải thiện điều hợp và thăng bằng bên cạnh chú ý phòng ngừa té ngã, khởi đầu thường cần người trợ giúp sau đó tăng tiến dần.
Những tháng đầu sau đột quỵ là thời gian vàng cho phục hồi chức năng.
Đối với người bệnh có nuốt khó thì cần tập các bài phục hồi chức năng về nuốt để đảm bảo việc ăn uống an toàn và hiệu quả.
Video đang HOT
Trường hợp người bệnh có suy giảm chú ý, trí nhớ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ, nói không rõ… cần tập các bài về chức năng nhận thức và ngôn ngữ, lời nói.
Ngoài các bài tập có thể tự thực hiện ở nhà, nhiều trường hợp cần được can thiệp bởi chuyên viên trị liệu như kỹ thuật tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ (PNF), tập thăng bằng, tập dáng đi, hướng dẫn sử dụng đai-nẹp phù hợp. Một số trường hợp cần được tăng cường điều trị với các thiết bị vật lý trị liệu như máy kích thích điện thần kinh cơ, từ trường, các thiết bị điều trị giảm đau.
Lưu ý cho người bệnh đột quỵ khi tập vật lý trị liệu tại nhà
Ngoài những hướng dẫn của các bác sĩ, người bệnh cần lưu ý tư thế tốt để bảo vệ các khớp ở tay và chân bên liệt.
- Người bệnh cần lưu ý về phòng ngừa té ngã khi thay đổi tư thế, tập các bài tập trong tư thế đứng và đi lại.
- Tập luyện các bài tập cải thiện tầm vận động và chức năng, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như banh, gậy, khăn, bục, dây… như hướng dẫn của trị liệu viên vật lý trị liệu.
- Người bệnh có suy giảm cảm giác cần cẩn thận phòng tránh tổn thương da do bỏng hoặc nguyên nhân khác.
Người bệnh cần sự hướng dẫn của cán bộ y tế để phục hồi chức năng.
Khi tập luyện ban đầu của người bệnh cần có sự hướng dẫn của cán bộ y tế
Đột quỵ là tình trạng bệnh lý nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thể, người bệnh cũng có thể có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, thể trạng ít vận động trước khi khởi phát bệnh, lão suy… Vì vậy, khi tập vật lý trị liệu người bệnh đột quỵ thường thấy yếu, cảm thấy hụt hơn.
Điều này cũng dễ xảy ra hầu hết ở các bệnh nhân đột quỵ. Bởi khi bắt đầu tập vận động do tình trạng yếu cơ ở tay chân bên liệt, yếu cơ toàn thể hoặc giảm sức bền tim-phổi.
Chính vì điều này, khi tập luyện ban đầu của người bệnh cần có sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Nhân viên vật lý trị liệu luôn theo dõi sát và chọn mức độ vận động phù hợp rồi tăng tiến theo thời gian, khả năng của người bệnh.
Tóm lại: Đột quỵ là vấn đề thường gặp, sau đột quỵ người bệnh cần tập vật lý trị liệu. Những tháng đầu sau đột quỵ là thời gian vàng cho phục hồi chức năng, vì vậy người bệnh cần được trị liệu sớm và tích cực để đạt được mức phục hồi cao nhất có thể, phòng tránh các biến chứng do tư thế xấu, co rút, té ngã.
Ngoài ra, người bị đột quỵ cần làm theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của kỹ thuật viên để việc luyện tập đạt được kết quả tốt nhất.
Mắc những bệnh này cần thận trọng vì có thể dẫn đến đột quỵ
Trước khi rơi vào tình trạng đột quỵ, người bệnh thường phải đối mặt với một hoặc nhiều loại bệnh mạn tính.
Ngày 12/12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp bị đột quỵ. Bệnh nhân là ông N.T.L (46 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng đột ngột méo mặt, nói đớt. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, bệnh nhân có tiền sử bị cao huyết áp, phải liên tục sử dụng thuốc.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ trong cấp cứu đột quỵ. Người bệnh nhanh chóng được can thiệp nội mạch, lấy huyết khối. Sau 20 phút khẩn trương, các bác sĩ giúp bệnh nhân vượt qua nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt. Bệnh nhân đang được theo dõi và phục hồi chức năng, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát.
TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, 3 nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ cho người bệnh gồm huyết áp cao, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường. Trong đó, huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng đột quỵ ở người bệnh.
Nam bệnh nhân đột quỵ may mắn được bác sĩ can thiệp giúp vượt qua nguy kịch
"Bệnh lý này làm tăng áp lực máu đến tim, thúc đẩy xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim - mạch vành, đặc biệt là tình trạng tổn thương các động mạch xuyên nhỏ. Theo đánh giá, khoảng 77% trường hợp đột quỵ lần đầu liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Bằng cách kiểm soát tốt yếu tố huyết áp, nguy cơ đột quỵ có thể giảm 35 - 40%" - BS Bá Thắng nói.
Các bệnh lý về tim cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Phân tích của BS Bá Thắng chỉ ra, rung nhĩ là bệnh lý tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao nhất, chiếm khoảng 50% số ca bệnh. Ngoài ra còn hẹp van tim, suy tim, van cơ học, nhồi máu cơ tim. Người bệnh đột quỵ do các bệnh lý tim mạch nguy cơ tái phát đột quỵ cao. Bác sĩ khuyến cáo những người bị bệnh lý tim mạch cần tuân thủ điều trị và xây dựng kế hoạch dự phòng từ sớm để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Người bệnh đái tháo đường cũng nằm trong nhóm có nguy cơ đột quỵ tăng cao gấp 2 đến 6 lần so với người bình thường. Tuy nhiên, đái tháo đường là yếu tố có thể điều chỉnh được bằng việc kiểm soát tốt đường huyết, từ đó giảm tỷ lệ đột quỵ.
Lý giải những nguyên nhân dẫn tới "ma trận" của các bệnh lý gây ra đột quỵ, BS Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược cho rằng, lối sống sinh hoạt kém lành mạnh, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn uống nhiều đường, dầu mỡ, cay nóng hay thói quen ít vận động, tình trạng căng thẳng kéo dài đều là các yếu tố dễ gây khởi phát đột quỵ.
BS Đức Thành cho rằng, các nguyên nhân trên cũng là lý do khiến người bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Nhiều người mới ở tuổi ngoài 30 đã bị đột quỵ. BS Thanh nói: " Đột quỵ thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, ngoài việc tuân thủ điều trị bệnh lý nền, bệnh nhân cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ do lối sống".
Tai biến, đột quỵ, viêm phổi vì giá rét Các tỉnh, thành phía Bắc đang trong đợt rét đậm, rét hại với nền nhiệt nhiều nơi chỉ từ 6-7C, thậm chí vùng núi cao chỉ ở mức 1-2C, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người dân, khiến không ít người phải nhập viện cấp cứu vì đột quỵ, tai biến mạch máu não, viêm đường hô hấp. Tai biến "tấn công"...