3 loại tiền ‘có nhiều tiêu nhiều’ ai cũng nên biết
Đời người có 3 loại tiền nhất định phải tiêu, không thể để dành, càng tiêu càng có lắm.
1. Tiền đầu tư vào bản thân để tự trưởng thành
Tiền dành cho việc học là tiền nhất định phải tiêu. Đầu tư tiền bạc cho khối óc của bản thân chính là phương thức quản lý tào chính tốt nhất cũng là bước đệm để dù có đi đến đâu cũng không bị rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.
Có thể có nhiều người nghĩ rằng: Một ngày ba bữa cơm ăn còn không đủ, gánh nặng kinh tế khiến người ta ngạt thở, làm gì còn tiền mà tính đến chuyện học hành. Mà dù có học chắc gì đã có hiệu quả như mong muốn?
Những người có suy nghĩ đó sẽ chẳng bao giờ chịu dùng tiền để đầu tư cho việc nâng cao trình độ bản thân. Thực tế, nếu ở trong tình cảnh “nghèo rớt mùng tơi” thì chính bộ não mới là nơi đáng được đầu tư nhất để thoát nghèo.
Nếu một người sở hữu khối óc nghèo nàn, cả đời sẽ khó có thể giàu được. Nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, bị những khó khăn trước mắt cản trở mà không thể nhìn cao, nhìn xa hơn, rất có thể cả cuộc đời người đó sẽ chẳng bao giờ tìm thấy cơ hội để đổi đời.
Muốn khắc phục khó khăn, cách tốt nhất là tôi rèn bản thân và tự học hỏi, đầu tư tăng chất lượng cho não bộ để có nền tảng, có cơ sở nâng tầm, tiến lên. Đầu tư vào việc học nhất định sẽ tìm thấy đường ra nên dù phải vay mượn để đầu tư thì cũng đáng giá.
2. Tiền hiếu thuận nhất định không thể thiếu
Tiền hiếu thuận chính là khoản trích ra để chu cấp, để biếu ba mẹ. Có nhiều người cho rằng khi bản thân chưa giàu, tiền tiêu còn chưa đủ, vẫn nợ nần chồng chất không có tiền để biếu bố mẹ đều đặn, có người lại nói gia đình mình khá giả, ba mẹ không thiếu tiền tiêu nên chả cần thiết phải biếu thêm…
Tuy nhiên, thiết nghĩ, ba mẹ chúng ta có khi nào vì thiếu tiền, phải vay nợ mà bỏ mặc, không nuôi dạy chúng ta khôn lớn, không cố gắng dưỡng dục con cái trưởng thành? Thế nên những người làm con sau khi đã đủ lông đủ cánh thì báo đáp lại ba mẹ là điều nên làm. Thực tế, ít có ba mẹ nào yêu cầu con cái nhất định phải làm việc đó nhưng đó là trách nhiệm mà người con phải làm tròn.
Video đang HOT
Nếu thực sự thiếu thốn về vật chất, thì ít nhất cũng phải làm tròn chữ hiếu bằng trái tim, bằng tình cảm, bằng sự hỏi han ân cần, thân thiết.
3. Tiền báo đáp nhất định phải tiêu
Đó là tiền từ thiện, tiền báo đáp xã hội và báo đáp cả những người xung quanh mình.
Tác giả Robert Kiyosaki đã viết trong cuốn “Cha giàu cha nghèo” rằng, người cha giàu tin tưởng sâu sắc rằng tiền trước tiên phải chi ra mới mong có hồi đáp. Vì thế khi còn trẻ mỗi người hãy tự hình thành thói quen chi ra thay vì khư khư giữ của, dù trong hoàn cảnh nào cũng nên quyên góp, báo đáp xã hội tùy theo khả năng.
Trong khi đó người cha nghèo lại nói rằng, khi nào có dư rất nhiều tiền nhất định sẽ quyên góp nhưng cả đời ông ta chả lúc nào dư giả. Cho dù nghèo đến đâu, trên thế giới vẫn có những người xấu số hơn chúng ta.
Chính vì thế, mõi người hãy nhớ giữ một trái tim yêu thương, san sẻ, giúp đỡ và báo đáp xã hội. Ví như những người đnag miệt mài mưu sinh ngoài kia, những người bán hàng rong… hãy dành cho họ sự tôn trọng và nghĩ rằng ủng hộ họ gì đó biết đâu lại giúp họ có thêm niềm vui hay một bữa cơm ấm áp.
Nếu thực sự khó khăn, không thể dùng tiền để cho đi thì hãy mang một trái tim hàm ân với đời, với người để có thể sống tích cực hơn cũng là một dạng báo đáp trân trọng.
Theo An Chi
Petrotimes
Khiêm tốn là đức tính kẻ tiểu nhân chẳng thể nào có được
Lão Tử nói: "Người không tự cho mình là đúng, mới có thể phán đoán phân minh sự tình... người không kiêu ngạo mới có thể thành đại sự" - là có ý đề cao sự khiêm tốn của mỗi con người. Khiêm tốn có thể hóa giải thù hận, biến kẻ địch thành bằng hữu và giúp ta tự tỏa sáng bằng trí tuệ và phẩm hạnh vốn có.
Người đời sau dựng tượng Đại tướng quân Liêm Pha và Thượng khanh Lạn Tương Như để hậu thế học hỏi sự khiêm tốn và mưu trí, tài ba của họ (Ảnh minh họa: Sohu)
Khiêm tốn là đức tính kẻ tiểu nhân chẳng thể nào có được
Lão Tử nói: "Người không tự cho mình là đúng, mới có thể phán đoán phân minh sự tình; người không tự khen mình, công lao của người này mới được khẳng định; người không kiêu ngạo mới có thể thành đại sự" - là có ý đề cao sự khiêm tốn, nhún nhường của bản thân mỗi con người.
Khiêm tốn là mở lòng dung nạp người khác, tôn trọng người khác; là tinh thần không ngừng đạt đến sự hoàn mĩ khiêm nhường và không ngại hạ mình thành khẩn thỉnh giáo.
Chỉ người nào thực sự khiêm tốn, không vì tư lợi, không làm nổi bật bản thân, gặp người hiền đức thì học hỏi phấn đấu, gặp kẻ xấu tự kiểm điểm bản thân mới tiến xa được trong cuộc đời.
Chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều về đức tính khiêm tốn qua câu chuyện giữa hai vị danh tướng tài ba Liêm Pha và nhà chính sách hàng đầu nước Triệu - Lạn Tương Như. Nhờ có sự khiêm tốn, nhún nhường hết mình mà cả hai từ thù địch hóa bạn bè, đẩy xa hận thù.
Khiêm tốn hóa giải hận thù
Lạn Tương Như và Liêm Pha và hai nhân vật khá nổi tiếng của nước Triệu, một người là nhà chính sách tài ba, một người là danh tướng hàng đầu. Tuy nhiên, khi Liêm Pha thành danh và được Triệu vương phong cho làm trọng thần trong triều đình thì Lạn Tương Như vẫn chỉ là một bậc nho sĩ chưa mấy có tiếng tăm, xuất thân chỉ là người phục vụ dưới quyền hoạn quan Mục Hiền.
Con đường thăng tiến của Lạn Tương Như có thể gói gọn qua hai điển tích sau: Năm 283 trước Công nguyên, khi nước Tần đưa ra yêu cầu đổi ngọc bích họ Hòa (Hòa thị bích - bảo vật nổi tiếng trong chư hầu khi đó) lấy 15 tòa thành lũy của nước Triệu, Lạn Tương Như được vua nước Triệu sai đi làm sứ giả nước người.
Nhờ sự mưu trí, cơ lược của mình, Lạn Tương Như đã thành công đánh bại âm mưu đen tối của nước Tần hòng "nẫng tay trên" ngọc bích họ Hòa và thắng lợi trở về nước. Sự tài giỏi của ông đã tuy không giúp đại vương lấy về 15 tòa thành (thật ra là quỷ kế của Tần vương) nhưng lại giúp cho nước Triệu không bị mất đi viên ngọc quý giá truyền từ đời này qua đời khác.
Nhờ sự mưu trí, cơ lược của mình, Lạn Tương Như đã thành công đánh bại âm mưu đen tối của nước Tần, giúp cho nước Triệu không bị mất đi viên ngọc quý giá Hòa thị bích (Ảnh minh họa: Sina)
Đến năm 279 trước Công nguyên, Lạn Tương Như đấu trí thành công với Tần Vương ở Miễn Trì, vừa bảo vệ được uy phong của nước Triệu vừa giúp Triệu vương bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Việc thành công, Lạn Tương Như được phong làm Thượng khanh, địa vị của ông khi ấy mới thực sự cao hơn danh tướng Liêm Pha một bậc.
Nhận thấy, uy phong của mình ngày một bị sa sút, yếu thế hơn Lạn Tương Như, Liêm Pha nổi nóng và nói với kẻ bề tôi của mình rằng: "Ta thân là đại tướng quân nước Triệu, có công đánh đông dẹp bắc bình thiên hạ. Lạn Tương Như có giỏi mấy đi chăng nữa, cũng chỉ là dạng quan văn, đi lên bằng những màn khua môi múa mép. Vì cớ gì mà hạng người như vậy lại được xếp ở vị trí cao hơn ta?
Đó là còn chưa kể rằng, họ Lạn kia vốn có xuất thân thấp hèn. Tại sao ta và kẻ ấy phải đứng chung một triều? Như vậy khác nào hạ nhục ta?". Ôm hận vì bị đại vương đánh đồng mình với kẻ bề tôi thấp kém, Liêm Pha tự xưng rằng: "Hễ thấy Lạn Tương Như ở đâu, ta sẽ hạ nhục hắn ở đó!".
Lạn Tương Như biết chuyện, liền khéo léo thu xếp, cố gắng để không chạm trán với đại tướng quân trong triều. Mỗi khi nhà vua gọi vào thiết triều, ông đều cáo ốm và trốn trong nhà để tránh việc phải giáp mặt với Liêm Pha. Nhưng không ngờ, trong một lần đi công chuyện ra ngoại thành, trên đường đi, Lạn Tương Như và Liêm Pha lại vô tình gặp nhau. Tương Như nhìn thấy đại tướng quân từ xa nên dặn người hầu tránh sang đường khác.
Khi đó, kẻ hầu người hạ của ông đều phẫn nộ mà nói rằng: "Chúng nô tì bỏ việc đồng áng nhà cửa, đến từ bao nơi xa xôi phục vụ, hầu họ cho đại quan chính là bởi chúng nô tì thực sự nể phục nghĩa khí của ngài. Tại sao ngài và đại tướng quân Liêm Pha cùng là đại thần được Triệu vương sủng ái, nhưng hễ cứ đi ra ngoài là phải trốn tránh, e dè, không dám chạm mặt?
Như vậy, chẳng phải ngài đang quá sợ hãi uy danh của đại tướng quân mà bỏ qua địa vị của bản thân hay sao? Nếu ngài cho rằng, bản thân ngài còn chưa đủ thanh cao, không thể sánh ngang đại tướng quân đến vậy, thì chúng nô tì xin nhất mực về quê".
Lạn Tương Như khi ấy mới ôn tồn đáp lại rằng: "Các ngươi chớ có hồ đồ nói vậy. Các ngươi hãy nghĩ đến tận cùng của sự việc. Ta và Liêm Pha Tướng quân đều là danh thần nước Triệu. Trước đây, khi đi sứ sang nước Tần, đứng trước nguy cơ mất mạng để bảo vệ báu vật của nước nhà, ta còn không hề run sợ trước Tần vương. Ta lại hỏi các ngươi rằng, Tần vương to hơn hay Đại tướng quân Liêm Pha oai phong hơn?
Thật ra không phải là ta nể sợ hay kiêng dè gì đại tướng quân. Điều ta lo nghĩ chính là ở chỗ, bao lâu này, Tần vương chưa dám sai quân đến đánh chiếm nước Triệu chính là bởi, Tần vương nể sợ sự đồng lòng, quyết chí của ta và Đại tướng quân Liêm Pha.
Nếu ta và Liêm Pha dịp này có xích mích, khác nào tạo cơ hội cho Tần vương hả hê, chưa kể, sẽ gây ra nguy cơ thiệt hại nặng nề hơn cho đất nước. Ta nhẫn nhịn, tránh đường chính là vì nghĩ cho quốc thể. Ân oán tư thù bao giờ cũng phải xếp sau lợi ích của đất nước".
Ít lâu sau, lời giải thích này đến tai Đại tướng quân Liêm Phan, nhận chân được sự khiêm tốn và bao dung của Lạn Tương Như, ông thực sự xấu hổ vì những gì mình đã nói.
Liêm Pha hối lỗi, cởi bỏ xiêm y, cầm trường dài tới tạ lỗi với Lạn Tương Như, từ đó cả hai hóa giải hận thù, kết thành hảo bằng hữu, sống chết có nhau (Ảnh minh họa: Xueban)
Để biểu thị lòng thành và sự hối lỗi, Liêm Pha cởi trần và cầm trượng dài (gậy dài) đi tới nhà Lạn Tương Như nhận tội. Chạm mặt Thượng khanh, Liêm Pha thành khẩn cung kính nói rằng: "Ta là kẻ bỉ ổi, tính tình thô lậu, không hay biết rằng, Thượng khanh khiêm tốn hết mức và coi trọng tướng quân ta đến vậy. Không hiểu được sự nhường nhịn, tấm lòng bao dung, độ lượng của ngài, là tội lớn của Liêm Pha ta!". Lạn Tương Như vô cùng cảm kích, từ đó, cả hai hóa giải hận thù, kết thành hảo bằng hữu, sống chết có nhau.
Huyên Di
Theo Đời sống & Pháp lý
Trí tuệ sinh ra trong tĩnh lặng, còn ngu muội sinh ra trong oán giận Con người sống ở đời, ai có thể tránh khỏi những lúc gặp chuyện trái lòng, nghịch ý? Và khi cơn giận đã lên tới đỉnh đầu, ai còn có thể khống chế được đây? Tuy nhiên để biết tức giận đúng người, đúng lúc, đúng cách thì lại là việc hoàn toàn khác. Khi bị người khác khiêu khích, đối với một...