3 loại thực phẩm “siêu bẩn”
Thật khó tin nhưng đây là danh sách một vài thực phẩm trong những thực phẩm bẩn nhất theo đánh giá của tạp chí sức khỏe Mỹ.
Ảnh minh họa: Internet
Thịt gà
Thật bất ngờ vì thịt gà, một tưởng như an toàn và bổ dưỡng thực chất lại đứng đầu bảng những thức ăn “bẩn” nhất tại Mỹ.
Theo kiểm tra của Hiệp hội Người Mỹ tiến hành trên 484 mẫu thịt gà từ các cửa hàng thịt và siêu thị, 42% mẫu thịt gà có chứa khuẩn Campylobacter, 12% mẫu chứa Salmonella. Đây là các loại khuẩn gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa ở người.
Các triệu chứng của căn bệnh nhiễm khuẩn campylobacter bao gồm tiêu chảy, đau và quặn thắt ở bụng, sốt và người lờ đờ mệt mỏi.
Tuy nhiên, bạn sẽ không thể vì thế mà tẩy chay hoàn toàn món thịt gà. Để hạn chế các vi khuẩn này gây hại, các chuyên gia gần đây lại đưa ra một lời khuyên gây shock nữa: đừng rửa thịt gà khi mua về từ siêu thị để tránh phát tán các loại vi khuẩn, đặc biệt là Campylobacter ra khu vực bếp của bạn.
Đồng thời, các món chế biến từ thịt gà phải được chế biến ở nhiệt độ cao, chín kỹ để tránh vi khuẩn gây hại.
Video đang HOT
Thịt bò xay. Ảnh minh họa: Internet
2. Thịt bò xay
Khi các thanh tra an toàn thực phẩm của Mỹ tiến hành kiểm tra các mẫu thịt bò xay, họ phát hiện ra 53% các mẫu có Clostridium, 30% nhiễm Staphylococcus và vi khuẩn tả.
Đây đều là những nhóm khuẩn gây tiêu chảy ở người, đặc biệt khuẩn Clostridium là loại trực khuẩn cơ hội ký sinh trong ruột rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, một điểm thú vị là họ đã không hề tìm thấy khuẩn E.coli trong các mẫu thử nói trên.
Thịt bò bằm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều , đặc biệt là các món Âu như hamburger hay spagheti. Cách chống nhiếm khuẩn, không còn giải pháp nào khác, là chế biến thật kỹ và thận trọng khi lựa chọn các khay thịt bò đã được xay sẵn.
Hàu sống. Ảnh minh họa: Internet
3. Hàu sống
Nhắc đến hàu sống, hầu hết mọi người nghĩ ngay đến công dụng tuyệt vời của nó đối với “khả năng đàn ông”, nhưng đó vẫn chỉ là một tin đồn chưa được kiểm chứng không hơn không kém.
Trong khi đó, những hiểm họa từ việc ăn hàu sống lại là điều đã được các nhà khoa học chứng minh.
Trong hàu sống, có hàng loạt các loại vi khuẩn nguy hiểm như Campylobacter gây bệnh nhiễm khuẩn Campybacter (hay còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn huyết), Vibrio gây viêm ruột, ảnh hưởng từ từ và lâu dài đến sức khỏe con người.
9% hàu tươi bị phát hiện nhiễm khuẩn tả, nhưng đó chưa phải là tất cả, các nhà khoa học của trường Đại học Arizona cho biết 100% hàu sống đều có nhiễm khuẩn E.coli.
Tuy nhiên, cách tránh các hiểm họa từ hàu tươi lại khá đơn giản: hãy từ bỏ sở thích ăn hàu sống. Thay vào đó, hàu nướng phomai hay hàu nướng mỡ hành sẽ giúp bạn có một bữa ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng và an toàn hơn nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Theo SKDS
Nguy cơ bùng phát dịch tả ở TP. Hồ Chí Minh
Việc 2 trẻ tử vong do tiêu chảy ở TP. Hồ Chí Minh đã làm dấy lên lo ngại về đợt dịch mới trong cộng đồng.
Tại Hội nghị trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết bệnh tiêu chảy cấp vừa xuất hiện trở lại tại TP. Hồ Chí Minh sau 6 năm. Theo Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường sống quá ô nhiễm.
Vừa qua, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã lấy mẫu thực phẩm, nước để xét nghiệm kết quả và đã phát hiện phẩy khuẩn tả trong ốc bươu tại ổ dịch. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra dịch tả ở Việt Nam năm 2007. Kết quả xét nghiệm các mẫu nước sinh hoạt tại khu vực dịch cũng cho thấy hàm lượng clo dư gần như không có và phát hiện khuẩn ecolin.
Môi trường sống ô nhiễm nặng nề dẫn đến nguy cơ khuẩn tả lây truyền sang người rất cao. Ảnh PLO
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định: "Môi trường sống của vùng ngoại ô quanh thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt ở khu vực huyện Bình Chánh hiện đang ở mức báo động rất cao. Ở đây vẫn xuất hiện các cầu tiêu ao cá, tức là người dân trực tiếp thả chất thải ra môi trường. Qua xét nghiệm các mẫu thực phẩm ở các chợ huyện Bình Chánh đều phát hiện ra E.coli, phẩy khuẩn tả".
"Nguy cơ khuẩn tả lây truyền sang người rất cao, đặc biệt trong điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém, không có đủ nước sạch và không đảm bảo an toàn thực phẩm như hiện nay. Nếu mầm bệnh từ nước thì khả năng dịch xảy ra là rất lớn. Vì thế, Bộ Y tế nâng mức cảnh báo đối phó với tiêu chảy cấp cao hơn", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
Để phòng chống bệnh tiêu chảy, trong đó có tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, người dân cần thực hiện các biện pháp thông thường là ăn chín, uống chín, dùng thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
Theo thống kê hàng năm, Việt Nam có khoảng 500.000 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy và số mắc thường tăng cao vào những tháng mùa Hè với thời tiết nóng ẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân còn hạn chế, thói quen phòng bệnh của người dân chưa cao. Bệnh tiêu chảy thường có số mắc cao ở những địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận 301.570 trường hợp mắc tiêu chảy trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Thanh Hóa có 1 trường hợp và Thành phố Hồ Chí Minh với 2 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2013, số trường hợp mắc bệnh tiêu chảy giảm 14,9%.
Theo Người Đưa Tin
Dịch tả nguy cơ xảy ra tại TP. HCM Mẫu ốc bươu lấy ở chợ TP HCM có kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả khiến Bộ Y tế lo ngại nếu mầm bệnh phát triển trong nguồn nước có thể gây thành dịch. Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết mẫu điều tra được lấy từ cửa hàng bán ốc và...