3 loại sinh tố giúp mờ nám, diệt mỡ thừa: Chị em muốn đẹp nhất định không thể bỏ qua!
Chanh leo đang vào mùa thu hoạch, vừa ngon vừa rẻ nên chẳng tội gì không làm sinh tố chanh leo.
Chanh leo là một trong những loại quả đặc trưng của mùa hè. Tầm này đang chính là mùa thu hoạch, chanh leo vừa ngọt thơm vừa rẻ, chị em hãy tranh thủ mua về làm sinh tố uống hàng ngày.
Mỗi ngày chọn 1 loại mà chúng tôi gợi ý trong bài viết này, đảm bảo sau 1 tuần bạn sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm hơn hẳn, làn da cũng sáng mịn nữa.
1. Sinh tố chanh leo, xoài
Nguyên liệu: 2 quả chanh leo, 1 quả xoài chín, 200ml sữa tươi không đường, 1 hộp sữa chua không đường/ít đường.
Cách làm: Xoài gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành từng miếng. Chanh leo bổ đôi, vét lấy phần hạt và nước. Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
2. Sinh tố chanh leo, chuối
Nguyên liệu: 2 quả chanh leo, 2 quả chuối, 1 hộp sữa chua không đường/ít đường, 200ml sữa tươi không đường.
Cách làm: Chanh leo cắt đôi, vét lấy phần hạt và nước. Chuối bóc vỏ và cắt thành từng miếng. Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
3. Sinh tố chanh leo, sữa chua
Video đang HOT
Nguyên liệu: 2-3 trái chanh leo, 1-2 hộp sữa chua, 100ml sữa tươi không đường, 1-2 thìa cà phê mật ong.
Cách làm: Chanh leo cắt đôi, vét lấy phần hạt và nước rồi xay nhuyễn cùng sữa chua, sữa tươi và chút mật ong là xong.
Vì chanh leo vốn có vị chua nên ngoài 3 món sinh tố chúng tôi đã gợi ý, bạn hoàn toàn có thể kết hợp chanh leo với các loại hoa quả có vị ngọt khác để đa dạng hóa món sinh tố chanh leo nha.
Một vài công dụng của chanh leo tới sức khỏe mà có thể bạn chưa biết
1. Làm đẹp da
Chanh leo là loại quả cung cấp nguồn vitamin A dồi dào – một dưỡng chất đặc biệt có lợi giúp làm đẹp cho da. Các chất chống oxy hóa khác trong chanh dây như vitamin C, riboflavin và carotene cũng giúp tăng cường sức khỏe của da, giúp bạn đẩy lùi các dấu hiệu của lão hóa.
2. Giảm stress, hỗ trợ giấc ngủ
Kali và folate trong chanh leo có thể cải thiện sức khỏe của não bộ và làm giảm tình trạng stress và lo âu. Trong đó, kali có công dụng giúp điều tiết lưu lượng máu và tăng cường nhận thức, còn folate có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ.
Ngoài ra, chanh leo còn đặc biệt có lợi cho người bị mất ngủ hoặc bị chứng rối loạn giấc ngủ. Hợp chất alkaloids có trong chanh leo có thể giúp tĩnh tâm, an thần, giảm bớt bồn chồn lo âu và làm cho giấc ngủ sâu hơn.
Chanh leo là một trong những trái cây lý tưởng để chị em thêm vào thực đơn giảm cân vì chúng có ít calo, chất béo và natri. Mỗi 100gr chanh leo chỉ có 97 calo cùng hàm lượng chất xơ cao sẽ nhanh làm đầy dạ dày của bạn và giảm cảm giác thèm ăn một cách đáng kể.
Hơn nữa, một ly nước với 25gr chanh leo có chứa khoảng 2gr chất xơ và phần lớn là chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan trong phần ruột và vỏ chanh dây có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng cholesterol.
Cảnh đẹp mùa thu hoạch vụ Đông Xuân trên cánh đồng Mường Thanh
Cánh đồng Mường Thanh thuộc khu vực xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đẹp yên bình trong mùa thu hoạch vụ Đông - Xuân.
Nhắc tới mùa lúa chín ở Tây Bắc, du khách thường nghĩ đến khoảng thời gian tháng 10 hàng năm, khi lúa chín vàng trên các thửa ruộng bậc thang. Nhưng, đó chỉ là 'vụ Mùa' ở miền Bắc.
Còn một vụ lúa nữa quan trọng hơn - thậm chí quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp của cả nước: vụ Đông Xuân.
Cánh đồng Mường Thanh thu hoạch vụ Đông Xuân. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Sự phân chia mùa vụ ở nước ta dựa vào sự thay đổi khí hậu từ Bắc xuống Nam, do đó các khu vực canh tác lúa chính ở ta gồm các khu vực: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng duyên hải Trung bộ, Đồng bằng khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Cuối tháng 5 các thửa ruộng bậc thang Tây Bắc mới bắt đầu "đổ nước", chuẩn bị cho vụ Mùa - mà "mùa lúa chín" vào cuối tháng 10 - vẫn thường được du khách quan tâm. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Khí hậu ở khu vực các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng được phân chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông, do đó nông dân Bắc bộ sẽ canh tác hai vụ lúa chính trong năm: vụ Đông - Xuân và vụ Mùa.
Một góc ruộng lúa đang được thu hoạch ở cánh đồng Mường Thanh. Ảnh: Ngô Hòa Nam
"Mùa lúa chín" mà các phượt thủ, các tay săn ảnh thường nhắc tới ở Tây Bắc, chính là vụ lúa Mùa. Ở vụ Mùa này, công tác gieo sạ thường diễn ra ở cuối tháng 5 và thu hoạch lúa vào tầm cuối tháng 10 đến giữa tháng 11.
Những ruộng lúa đã được cắt và đánh bỏ đưa khỏi ruộng, những đống lửa đốt gốc rạ đang tuôn khói trong trời chiều tháng 5 trên cánh đồng Mường Thanh, tại xã Thanh An. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Còn một vụ lúa khác ít được các phượt thủ và nhiếp ảnh nhắc tới, nhưng lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất trong nền nông nghiệp nước nhà là vụ Đông Xuân. Vụ lúa này bắt đầu vào khoảng nửa cuối tháng 11 và được thu hoặc vào khoảng nửa đầu của tháng 5.
Một số khoảnh ruộng rộng và bằng phẳng, người dân sử dụng máy gặt. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Người dân 'quẩy lúa' khỏi ruộng. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên là cánh đồng lúa lớn nhất trong số bốn cánh đồng lúa tại vùng Tây Bắc, gồm "Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc": Cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên, Cánh đồng Mường Lò ở Yên Bái, Mường Than ở Lai Châu và Mường Tấc ở Sơn La.
Chất lúa lên xe công nông trên đường về bản. Ảnh: Ngô Hòa Nam
'Vũ điệu' mùa gặt. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Mùa vàng bội thu, với những đống lúa lớn rải dọc con đường bê tông dẫn vào bản. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Khu vực xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Google Maps.
Cách làm sinh tố bơ xoài thơm ngon, nuôi dưỡng làn da trắng khỏe Ngoài cách làm sinh tố bơ nguyên chất ăn nhiều sẽ bị ngán, bạn cũng có thể học cách làm sinh tố bơ xoài để thay đổi khẩu vị trong gia đình. Cùng thực hiện món lạ miệng này nhé! 1. Cách làm sinh tố bơ xoài dinh dưỡng Nguyên liệu Bơ chín: 1 quả Xoài chín: 1 quả Chanh: quả Sữa chua...