3 loài rùa “biến hình” lạ lùng nhất ở Việt Nam
Nếu những loài rùa thông thường chỉ có thể rụt đầu và chân vào mai và vẫn để “hở da thịt” thì ba loài rùa độc đáo này có khả năng biến mình thành một chiếc hộp kín 100%.
Những loài rùa này đều được gọi bằng một cái tên là “ rùa hộp”. Đại diện đầu tiên có thể kể đến là rùa hộp lưng đen “ Cuora amboinensis”.
Loài rùa này có thể biến mình thành một chiếc hộp kín mít bằng cách rụt đầu, chân vào trong và “đậy nắp” lại. Khi đó chúng trở nên bất khả xâm phạm vì không để hở bất kỳ một phần cơ thể nào.
Chiếc “nắp hộp” của chúng chính là hai mảnh yếm có thể cử động. Đây là đặc trưng của rùa hộp mà các loài rùa khác không có. Khi đậy chặt “nắp”, kẻ thù dù khéo léo đến mấy cũng không thể xâm hại đến các phần mềm của cơ thể rùa.
Rùa hộp lưng đen sinh sống chủ yếu tại các vùng đầm lầy miền Nam Việt Nam. Số lượng của chúng đang giảm mạnh do bị săn bắt vô tội vạ.
Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons) sinh sống tại các vùng rừng ẩm ướt của cả ba miền Việt Nam.
Cũng giống như rùa hộp lưng đen, rùa hộp trán vàng cũng có khả năng “đóng hộp” chính mình nhờ hai chiếc nắp yếm đặc biệt.
Đây là một loài rùa đẹp, được ưa chuộng tại nhiều vườn thú trên thế giới. Chúng cũng là đối tượng bị nhiều người săn lùng làm sinh vật cảnh.
Do bị săn lùng ráo riết, số lượng rùa hộp trán vàng ở Việt Nam còn rất ít. Chúng đã được đưa vào danh sách những loài động vật nằm trong tình trạng nguy cấp.
Đại diện cuối cùng của các loài rùa hộp ở Việt Nam là rùa hộp ba vạch (Cuora trifasciata), xuất hiện ở một số vùng rừng núi và trung du thuộc miền Bắc Việt Nam.
Đây là loài rùa nổi tiếng vì các tin đồn cho rằng loài chúng là nguyên liệu để chế biến thuốc chữa ung thư. Từ vài thập niên trở lại đây, rùa hộp ba vạch ở Việt Nam đã bị thương lái Trung Quốc săn lùng ráo riết.
Càng trở nên khan hiếm, giá của chúng càng bị đẩy lên cao, hiện tại vào khoảng 300 triệu đồng/kg dành cho rùa bắt được trong rừng. Giá của rùa nuôi nhân tạo “rẻ” hơn, chỉ khoảng 60 triệu đồng/kg.
Theo các chuyên gia, rùa hộp ba vạch gần như đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Theo Thanh Bình
Kiến thức
Thanh Hóa: Thành nhà Hồ bị "đe dọa"
Tại xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) còn có hơn 130 hộ dân đang phải ở trong vùng I (vùng bất khả xâm phạm) của Di sản Thành nhà Hồ.
Gia đình bà Thiều Thị Thủy xây dựng nhà trong khu vực bảo vệ I của Di sản Thành nhà Hồ.
Theo báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ (Thanh Hóa), ngày 12/7/2012, cán bộ trung tâm đã phát hiện gia đình ông Thiều Quang Tuấn và bà Thiều Thị Thủy (ở thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc) đưa máy xúc san lấp mặt bằng và tập kết vật liệu xây dựng chuẩn bị xây dựng một số công trình kiên cố trong khu vực hào thành, cách cổng thành phía Nam khoảng gần 100m thuộc di sản văn hoá thế giới thành nhà Hồ.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Hà - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tiến cho biết, địa phương không cấp phép cho bà Thủy xây dựng nhà ở, vì đây là vùng bất khả xâm phạm. Hiện nay, tại 2 thôn Xuân Giai và Tây Giai của xã Vĩnh Tiến còn có hơn 130 hộ dân đang phải ở trong vùng I (vùng bất khả xâm phạm) của Di sản Thành nhà Hồ.
"Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần có văn bản yêu cầu bà Thủy dừng xây dựng, nhưng thật ra gia đình họ rất đông người, có tới 7-8 khẩu, nên họ không có chỗ ở, vì vậy họ xây tạm nhà để ở, không có bê tông, cốt thép. Chúng tôi đang chỉ đạo cán bộ địa chính, công an và trưởng thôn giám sát để xử lý. Trước mắt, yêu cầu đình chỉ ngay việc xây dựng để chờ ý kiến chỉ đạo của cơ quan chức năng" - ông Hà nói.
Ông Phạm Ngọc Sơn - Trưởng phòng Văn hóa huyện Vĩnh Lộc, cho biết thêm, ngày 13/12/2012, UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo huyện, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long tổ chức rà soát các hộ dân đang nằm trong khu vực I của di sản để báo cáo về tỉnh, có hướng lập khu tái định cư cho dân ở, tránh ảnh hưởng đến Di sản Thành nhà Hồ.
Theo xahoi
Ngắm rùa đỏ au giá... 300 triệu đồng/kg của Việt Nam Điều gì đã khiến cho loài rùa này có giá trị "không tưởng" đến như vậy? Đó là loài rùa có tên gọi rùa hộp ba vạch (danh pháp quốc tế là Cuora trifasciata), chỉ xuất hiện ở một số vùng rừng núi và trung du thuộc miền Bắc Việt Nam và cực Nam Trung Quốc Tên gọi của chúng có nguồn gốc...