3 loại rau chứa chất độc nhiều người Việt thường nhầm lẫn khi ăn
Có một số loại rau chứa chất độc nhưng hình dáng khá giống rau ăn hằng ngày khiến không í người lầm tưởng. Vì thế, bạn hãy tham khảo cách phân biệt sau để nhận biết và tránh bị ngộ độc nhé.
Không ít gia đình hiện nay đều sử dụng cây lu lu đực làm rau ăn với cách chế biến là để nấu canh hoặc dùng làm rau ăn kèm với món lẩu. Tuy được sử dụng nhiều nhưng rất ít người phân biệt được rau lu lu đực (một loại rau có độc) và rau tầm bóp mà thường nhầm lẫn giữa hai loại rau này hoặc cho rằng nó đều là cây tầm bóp. Ảnh: Cây tầm bóp.
Tầm bóp là cây thân thảo, cao từ 50 – 90cm, có nhiều cành nhánh. Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Quả tầm bóp khi chín có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể dùng để ăn, làm thuốc chữa bệnh. Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, thanh và mát.
Loại cây hay bị nhầm lẫn với tầm bóp là lu lu đực bởi có nhiều đặc điểm về hình thái thân và lá khá giống nhau. Cây lu lu đực có tên khác là thù lù đực, gia cầu, nút áo, cà đen, long quỳ. Đây là cây thảo cao 30 – 100 cm, sống hằng năm hoặc lâu năm, có thân phân cành, lá nguyên, hình trái xoan nhọn, thuôn dần thành cuống; phiến hơi phân thùy hay có góc.
Cây lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Vì có chứa các hoạt chất alkaloid như: Steroid, solanine, solasonine, solamargine, chaconine, đặc biệt là trong các quả non nên loài cây này thường được phân loại là một cây có độc. Tuy nhiên, những hoạt chất này có hàm lượng rất nhỏ, không gây chết người và các biến chứng nguy hiểm.
Chính vì vậy, quả chín và ngọn lá non của cây được dùng làm rau ở một số nơi. Muốn sử dụng làm rau ăn nên luộc qua nước sôi trước khi sử dụng, sẽ làm phân hủy các chất độc. Rau lu lu đực có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát.
Đối với cây lu lu đực, nếu sử dụng làm thực phẩm cần luộc qua nước sôi trước khi sử dụng, sẽ làm phân hủy các chất độc.
Là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt nhưng ít ai biết được rằng dọc mùng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khôn lường. Cây dọc mùng rất dễ bị nhầm lẫn với cây khoai ráy – loại cây có thể gây ngứa và dị ứng với da.
Video đang HOT
Rất nhiều người đã bị á khẩu, cứng hàm không nói được, ngứa “rách miệng” vì ăn nhầm cây ráy thay vì dọc mùng.
Hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy chính là nguyên nhân gây nên các triệu chứng tê môi lưỡi và cứng hàm. Loại độc tố này chỉ có thể mất hoặc giảm đi khi được nấu thật chín, không nên thiếu hiểu biết mà ăn sống cây ráy.
Cây ráy nhìn thô hơn, màu xanh đậm hơn; dọc mùng nhìn mềm mại hơn, màu hơi ngả vàng. Ráy có lá nhiều hình khiên, phần hợp sinh giữa 2 thùy gốc phiến rất hẹp, cuống lá to mập…
Lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người. Tuy nhiên, ngoài loại lá ngón cực độc thì còn có loại lá cùng tên ăn được và được xem là đặc sản ở Lai Châu.
Cây lá ngón độc là một loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12 m khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Cây thường mọc trong những cánh rừng rậm rạp từ độ cao trên 200m cho đến 2000m.
Trên thân cây lá ngón có khía, cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối, không lông, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 7-12 cm.
Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Năm cánh hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu, ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 11-12. Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Ngoài loại lá ngón cực độc trên, ít ai biết rằng, cũng có một loại lá khác mang tên lá ngón lại trở thành đặc sản của người Thái mỗi độ Tết đến xuân về nơi miền biên viễn Lai Châu. Cây lá ngón ăn được ở xã Mường So cũng có thân leo giống như cây lá ngón độc, nhưng lá của nó tròn và ngắn hơn, bản lá to như bàn tay.
Đến với những phiên chợ miền núi, bạn sẽ dễ dàng thấy lá ngón không độc được bày bán như rau ở các sạp ven đường. Món lá ngón xào tỏi được coi là “tuyệt ẩm” của vùng cao.
Lá ngón xào có mùi vị ngọt bùi như rau rừng nhưng lại thơm, ngọt hơn. Nếu dùng lá ngón để gói thịt chua thì rất hợp và dậy mùi. Ảnh: Internet.
Không ít gia đình hiện nay đều sử dụng cây lu lu đực làm rau ăn với cách chế biến là để nấu canh hoặc dùng làm rau ăn kèm với món lẩu. Tuy được sử dụng nhiều nhưng rất ít người phân biệt được rau lu lu đực (một loại rau có độc) và rau tầm bóp mà thường nhầm lẫn giữa hai loại rau này hoặc cho rằng nó đều là cây tầm bóp. Ảnh: Cây tầm bóp.
Tầm bóp là cây thân thảo, cao từ 50 – 90cm, có nhiều cành nhánh. Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Quả tầm bóp khi chín có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể dùng để ăn, làm thuốc chữa bệnh. Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, thanh và mát.
Loại cây hay bị nhầm lẫn với tầm bóp là lu lu đực bởi có nhiều đặc điểm về hình thái thân và lá khá giống nhau. Cây lu lu đực có tên khác là thù lù đực, gia cầu, nút áo, cà đen, long quỳ. Đây là cây thảo cao 30 – 100 cm, sống hằng năm hoặc lâu năm, có thân phân cành, lá nguyên, hình trái xoan nhọn, thuôn dần thành cuống; phiến hơi phân thùy hay có góc.
Cây lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Vì có chứa các hoạt chất alkaloid như: Steroid, solanine, solasonine, solamargine, chaconine, đặc biệt là trong các quả non nên loài cây này thường được phân loại là một cây có độc. Tuy nhiên, những hoạt chất này có hàm lượng rất nhỏ, không gây chết người và các biến chứng nguy hiểm.
Chính vì vậy, quả chín và ngọn lá non của cây được dùng làm rau ở một số nơi. Muốn sử dụng làm rau ăn nên luộc qua nước sôi trước khi sử dụng, sẽ làm phân hủy các chất độc. Rau lu lu đực có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát.
Đối với cây lu lu đực, nếu sử dụng làm thực phẩm cần luộc qua nước sôi trước khi sử dụng, sẽ làm phân hủy các chất độc.
Theo kienthuc
Bộ Y tế cung ứng đủ thuốc phục vụ chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán
Các cơ sở y tế chú trọng sẵn sàng cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là cúm A, tay chân miệng, sốt xuất huyết,...
Ảnh minh họa
Nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc chữa bệnh của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán cũng như phục vụ phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đê nghi các sở y tế của các tỉnh, thành phố chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng trực thuộc xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc, sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Các cơ sở y tế chú trọng sẵn sàng cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là cúm A, tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, rubella, tiêu chảy do virus Rota, các dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa khác có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân, nhất là dịp Tết Nguyên đán, lễ hội.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu sở y tế các tỉnh chỉ đạo các bệnh viện, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn triển khai kế hoạch dự trữ thuốc và tăng cường các biện pháp quản lý để tránh tăng giá đột biến vào dịp nghỉ lễ kéo dài và khỉ bùng phát dịch bệnh; chỉ đạo các đơn vị thanh tra thuộc sở y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn về dược và các quy định về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Các cơ sở ý tế phải đặc biệt chú ý phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành..., chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh thuốc tổ chức các địa điểm trực bán thuốc 24/24h và công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cuc Quan ly Dươc cung đê nghi cac đơn vị phải đảm bảo cán bộ chuyên trách trực 24/24h trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán để theo dõi, nắm bắt tình hình và đảm bảo cung ứng thuốc trên địa bàn.
Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế triển khai kế hoạch dự trữ thuốc đế đảm bảo sẵn sàng cung ứng thuốc, tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc tăng cường nguồn cung, xây dựng kế hoạch cung ứng thuốc để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, khẩn trương cung ứng đủ thuốc khi nhận đơn đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh, không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, lợi dụng dịp Tết để tăng giá thuốc./.
Nguyễn Thị Bích Thủy
Theo TTXVN
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế: Tôi sợ việc lạm dụng hình ảnh quảng cáo TPCN PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, cơ quan quản lý cần xem xét việc các công ty kinh doanh dùng hình ảnh của nhân viên y tế, người nổi tiếng, bệnh nhân... để quảng cáo sản phẩm. "Tôi sợ nay mai trên mạng hình ảnh của tôi cũng được dùng quảng cáo, rằng có được sức khỏe...