3 loài lợn “quái vật”: Loại như cừu, có vòi, dáng dị chưa từng thấy
Lợn Mangalitsa có bộ lông như một con cừu, thịt ngon tuyệt hảo; lợn vòi Malaysia là loài vật cổ đại khổng lồ không thay đổi suốt 55 triệu năm; lợn đất châu Phi có hình dáng kỳ dị nhất thế giới.
Hình ảnh chú lợn tròn trịa với màu trắng hồng, ục ịch nhưng lại rất đáng yêu và tinh nghịch đã quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng, không phải lúc nào giống lợn nào cũng có hình dáng béo tròn ục ịch như thế.
Lợn Mangalitsa
Hay còn gọi là lợn Mangalica là một giống lợn quý hiếm có nguồn gốc ở Hungary từ thế kỷ 19.
Không giống với những loài lợn da trơn nhẵn, ít lông khác, lợn Mangalitsa lại có một bộ lông dày rậm, xù xì như một con cừu. Loài lợn này có nhiều màu lông khác nhau như đen, đỏ, xám, nhưng phổ biến nhất là màu vàng hoe.
So với các giống lợn khác trên thế giới, lợn Mangalitsa là giống cung cấp cho con người nguồn thịt ngon và chất lượng nhất.
Ngoài ra, mỡ của chúng còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất xà phòng, nến, mỹ phẩm, thậm chí cả dầu nhờn.
Lợn vòi Malaysia
Lợn vòi thuộc họ Tapiridae, chi duy nhất Tapirus. Nhóm của chúng gồm 4 loài, kích thước lớn, có hình dáng như lợn, nhưng lại có vòi.
Video đang HOT
Chúng sống phổ biến ở Malaysia. Một số loài lợn vòi khác cũng có mặt ở các khu vực rừng nhiệt đới của Nam Mỹ, Trung Mỹ. Trên khắp thế giới có tất cả bốn loài heo vòi, đều được ghi trong Sách Đỏ, xếp ở mức độ nguy cấp.
Họ hàng gần của chúng là các động vật móng guốc ngón lẻ khác như các loài ngựa hay tê giác.
Lợn vòi được coi là loài vật cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch lợn vòi từ 55 triệu năm trước. Suốt 55 triệu năm qua, chúng gần như không có sự thay đổi về hình dáng.
Lợn vòi là loài rất lớn trong họ nhà lợn. Chúng có chiều dài tới 2m, cao 1m, nặng tới 300kg, thậm chí là 500kg. Vòi của lợn vòi là một cấu trúc có độ mềm dẻo cao, có thể chuyển động theo tất cả các hướng, cho phép chúng có thể lấy lá ở các vị trí khó khăn.
Lợn đất Châu Phi
Là loài động vật có vú thuộc Bộ động vật Răng Ống, sống rải rác ở khắp phía Bắc sa mạc Sahara, châu Phi. Đây được xem là loài động vật có hình dáng kỳ dị nhất thế giới.
Loài lợn này lúc trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 60-80kg với chiều dài khoảng 105-130cm, cao khoảng 60cm không tính đôi tai.
Người ta gọi chúng là “lợn đất” nhưng bề ngoài của chúng lại không hoàn toàn giống một chú lợn thông thường mà có hình dạng rất kỳ dị. Cơ thể chúng có màu xám đen với cái lưng uốn cong và cái mõm dài giống như con lợn, trong khi tai thì giống như tai của thỏ, chiếc đuôi có thể dài tới 70cm khá to và thon dần về phía chóp đỉnh trông giống như đuôi của Kăng-gu-ru.
Các chi có chiều dài vừa phải với các ngón trông giống những chiếc xẻng giúp chúng có thể đào hang và kiếm ăn một cách dễ dàng.
Khi đói, chúng sẽ đi tìm những tổ mối hoặc tổ kiến rồi dùng chân trước đào hang mối hoặc kiến lên, sau đó đưa cái lưỡi dài và có chất nhầy để thưởng thức “bữa ăn.”
Lợn đất châu Phi có bộ lông khá thưa tuy nhiên xung quanh mũi lại có những búi lông rất dày, có tác dụng như một bộ lọc khi chúng đào đất. Đồng thời chúng có thể đóng nắp mũi để không cho bụi và mối (hoặc kiến) chui vào.
Chúng ta rất khó bắt gặp loài lợn đất châu Phi này bởi chúng chỉ kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày chúng ẩn náu trong hang dài đến cả chục mét dưới lòng đất.
Đây là loài động vật cực kỳ quý hiếm và gần như không thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Chính vì vậy mà các nhà khoa học từ lâu đã cùng các chính phủ các nước ở châu Âu vào cuộc quyết liệt để bảo vệ loài động vật đặc biệt này./.
Theo Danviet
Cận cảnh lợn lông xù quý hiếm nhất thế giới
Với dáng vẻ đáng yêu của mình, lợn lông xù không chỉ được nuôi để lấy mỡ, thịt mà chúng còn được nuôi như thú cưng.
Tên của chúng là lợn lông xù Mangalitsa (Mangalica) - một giống lợn hiếm có nguồn gốc ở Hungary. Đặc điểm khác lạ là nó có lớp lông xù xì bao phủ khắp cơ thể như lông cừu.
Với dáng vẻ đáng yêu của mình, lợn lông xù không chỉ được nuôi để lấy mỡ, thịt mà chúng còn được nuôi như thú cưng.
Thế giới động vật chứa đựng những điều kì lạ và đặc biệt khó giải thích.
Vào một ngày đẹp trời, bạn bắt gặp chú lợn xinh xắn với bộ lông xù màu kem đi lại tung tăng trước mặt bạn. Chúng được ví như những chú cừu mini bởi dáng vẻ và bộ lông xù đặc trưng.
Hiện có tới ba loại lợn lông xù Mangalitsa, phân theo màu sắc là vàng, bụng lông nhạn và đỏ, phổ biến nhất là màu vàng hoe.
Mỗi con lợn Mangalitsa có 5 núm vú và được phát triển bình thường ở hai bên. Lợn Mangalitsa không yêu cầu chế độ chăm sóc đặc biệt, thức ăn chủ yếu của chúng là lúa mỳ, bắp, lúa mạch, cỏ. Chúng còn được đánh giá là khá thông minh.
Vào những năm 1990, lợn lông xù Mangalitsa gần như tuyệt chủng với chưa đầy 200 con trên thế giới.
Thế nhưng, hiện nay giống lợn này ngày càng được ưa chuộng và được cưng chiều hết mực bởi bộ lông khác thường cực kỳ dễ thương.
"Chẳng có gì dễ thương hơn khi thấy một chú lợn cừu lông vàng hay đỏ bé xinh...
Nếu bạn đối xử tốt với chúng, bạn có thể thuần hoá chúng y như với chó vậy. Chúng sẽ đi theo và chơi đùa với bạn", Wilhelm Kohl - một người nuôi cho biết.
Đó là một điểm cộng dành cho loài vật này khi tốc độ mọc lông của chúng thật sự đáng kinh ngạc. Tuy nhiên chúng vẫn được xếp vào một trong những loài động vật quý hiếm trên thế giới.
Lợn Mangalitsa được xem như giống heo béo nhất thế giới với cơ thể chiếm 65-70% là mỡ, nhưng đó là mỡ tốt giàu axit béo Omega 3 và 6, thường chỉ thấy ở loài cá.
Do đó phần thịt ít ỏi trong mỗi con heo Mangalica thật sự là một cực phẩm xứng đáng đứng ngang hàng với thịt bò Wagyu hay Kobe đẳng cấp.
Một nông dân nuôi lợn Mangalitsa ở Hungary cho biết, tốc độ tăng trưởng của lợn Mangalitsa khá chậm so với những giống lợn khác.
Để lợn Mangalitsa đạt trọng lượng 150kg, nông dân này đã phải nuôi chúng trong thời gian từ 20-24 tháng.
Năm 1994, tổ chức nhân giống lợn Mangalitsa của Hungary được thành lập nhằm bảo vệ giống lợn này.
Theo Người Đưa Tin