3 lính Mỹ cứu hơn 30 nạn nhân trong thảm kịch Itaewon
Những người sống sót cho biết 3 người ngoại quốc đã cứu hơn 30 người khỏi thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon tuần trước là những lính Mỹ đang đóng quân tại Hàn Quốc.
Loyd Brown, Tư lệnh quân đội Mỹ tại đồn trú Yongsan-Casey, đến viếng khu tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch ở Itaewon. Ảnh: Yonhap.
Một trong số những người sống sót giấu tên nói rằng 3 người lính Mỹ đang hoạt động tại trại Casey ở Dongucheon, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 50 km về phía bắc, Yonhap đưa tin.
Anh nói mình biết được danh tính của 3 người lính này là Jarmil Taylor, Jerome Augusta, và Dane Beathard, sau khi nghe qua buổi phỏng vấn của những người này với hãng thông tấn AFP hôm 30/10.
“Tình cảnh trong thảm kịch tại Itaewon khi đó và hoạt động giải cứu mà 3 lính Mỹ trả lời trong buổi phỏng vấn hoàn toàn giống những gì tôi đã trải qua”, người sống sót này kể lại.
Theo lời nhân chứng, một người đàn ông da đen cường tráng đã kéo anh ra khỏi đám đông, như việc “nhổ củ cải trên đồng”. Anh đã được kéo ra khỏi đám đông hỗn loạn ở Itaewon trước khi ngất xỉu và đã được đưa đi chăm sóc.
Anh nói thêm mình muốn gặp những người lính này để gửi lời cảm ơn, đặc biệt khi hành động của họ đã giúp giảm thiểu thương vong.
Trả lời phỏng vấn AFP, những người lính Mỹ kể lại họ đã kéo nhiều người ra khỏi tình cảnh hỗn loạn trong con hẻm, và đưa họ đến nơi an toàn để các nhân viên cứu hộ hồi sức tim phổi cho nạn nhân.
Mục Thế giới giới thiệu sách nên tham khảo về tình hình Hàn Quốc, tựa đề “Khái luận về kinh tế – chính trị Hàn Quốc” của Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản vào năm 2016.
Cuốn sách bao quát nhiều lĩnh vực phát triển khác nhau về Hàn Quốc, trong đó tập trung vào 3 nội dung chính gồm hiện đại hóa nền kinh tế, dân chủ hóa nền chính trị và toàn cầu hóa ngoại giao Hàn Quốc. Cuốn sách giới thiệu một cách hệ thống, vừa cơ bản vừa cụ thể về các đặc điểm, đặc trưng và các bước chuyển đổi mang tính lịch sử ở các lĩnh vực chính yếu của Hàn Quốc.
Người đàn ông leo tường tránh đám đông ở Itaewon. Video ghi lại cảnh một người đàn ông đã bám vào tường ngoài của một cửa hàng khi ở trong đám đông tại Itaewon tối 29/10.
Hàn Quốc: Tăng cường kỹ năng sơ cứu người bị nạn cho thanh thiếu niên
Thảm kịch giẫm đạp tại khu phố Itaewon ở Seoul, Hàn Quốc, mới đây đã cho thấy tầm quan trọng của việc Hồi sinh tim phổi (CPR) và kỹ năng sơ cứu người bị nạn trong giới trẻ.
Nhân viên cứu hộ chuyển nạn nhân tại hiện trường vụ giẫm đạp ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 30/10/2022. Ảnh: THX/TTXVN
CPR là thủ tục cấp cứu khẩn cấp liên quan đến ép ngực và thở cấp cứu, được thực hiện khi tim của một người ngừng đập. Thực hiện CPR ngay lập tức có thể tăng cơ hội sống sót cho nạn nhân sau khi ngừng tim.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông báo ngày 3/11 của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc cho biết cơ quan này sẽ mở rộng giáo dục CPR cho thanh thiếu niên và công nhân tại các trung tâm thanh thiếu niên trên toàn quốc. Theo đó, trong 3 ngày qua, Bộ này đã phân phát tài liệu giáo dục về hô hấp nhân tạo cho các trung tâm thanh thiếu niên, đồng thời đưa ra khóa đào tạo bắt buộc đối với những người muốn có việc làm tại các cơ sở này.
Trước đó, ngày 1/11, Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo sẽ tăng cường đào tạo về hô hấp nhân tạo tại các trường học trên toàn quốc. Theo chương trình giáo dục hiện hành, học sinh ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được đào tạo về hô hấp nhân tạo và các kỹ năng sơ cứu khác chỉ kéo dài trong 2 giờ mỗi năm. Bên cạnh đó, do thiếu nguồn lực (như bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo) nên không phải trường nào cũng có thể đào tạo thực hành kỹ năng này cho học sinh. Bộ này cho biết sẽ mở rộng hợp tác với các cơ quan liên quan để cung cấp giáo dục cần thiết, đồng thời sửa đổi các chương trình giáo dục an toàn để bao gồm các biện pháp an toàn ở những nơi đông người.
Trong khi đó, các bác sĩ sở tại chỉ ra rằng các luật liên quan cũng cần được sửa đổi để khuyến khích công chúng tích cực thực hiện hô hấp nhân tạo trong các tình huống khẩn cấp, bởi mọi người có thể do dự vì sợ rằng họ có thể phải đối mặt với các trách nhiệm pháp lý trong trường hợp có bất kỳ kết quả tiêu cực nào. Theo luật y tế Hàn Quốc hiện hành, nếu một người bình thường hoặc một nhân viên y tế thực hiện hô hấp nhân tạo và gây tổn hại về thể chất cho bệnh nhân thì người đó được miễn trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tử vong thì người thực hiện hô hấp nhân tạo có thể phải đối mặt với hình phạt hình sự nhưng được "giảm nhẹ".
Đầu tháng 6 vừa qua, nghị sĩ Shin Hyun-young của đảng Dân chủ Hàn Quốc (DP), đồng thời là một bác sĩ đã đưa ra đề xuất sửa đổi luật y tế với tên gọi "Good Samaritan Law" nhằm khuyến khích người dân hỗ trợ những người gặp nguy hiểm bằng cách hạn chế trách nhiệm đối với những người giúp đỡ. Bà Shin đề xuất dự luật này sau khi tham gia cứu một người đàn ông bị ngừng tim bằng hô hấp nhân tạo trên chuyến tàu KTX vào tháng 5. Dự luật được đề xuất sẽ không bắt buộc mọi người phải chịu trách nhiệm về sự sơ suất khi cung cấp sự hỗ trợ như vậy.
Tính đến 11h ngày 3/11 (giờ địa phương), số thương vong trong thảm họa giẫm đạp ở Itaewon (quận Yongsan, Seoul) là 156 người thiệt mạng và 187 người bị thương, trong đó có 33 người bị thương nặng.
Tại sao thảm họa Itaewon gây tử vong cho phụ nữ nhiều hơn nam giới? Tính đến thứ Hai, tổng số 98 phụ nữ được xác nhận đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp chết người tại Itaewon. Trong khi đó, số nam giới thiệt mạng là 56. Các đường phố ở Itaewon-dong, trung tâm Seoul, sau vụ thảm kịch giẫm đạp cướp đi sinh mạng của 154 người. (Ảnh: Yonhap) Trong số 154 trường hợp tử vong...