3 lí do phải xem ngay hoạt hình “Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero”
Nối tiếp thành công của 21 phần phim trước, phần phim điện ảnh thứ 22 của “Thám Tử Lừng Danh Conan” tiếp tục làm thỏa mãn các fan hâm mộ của series trinh thám đình đám nước Nhật.
Ngay từ khi vừa ra mắt tại Nhật Bản, Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero đã tạo nên cơn sốt khi liên tục phá kỷ lục phòng vé quê nhà. Cập bến Việt Nam, “siêu phẩm” hoạt hình này tiếp tục nhận được sự đón nhận của đông đảo khán giả. Dưới đây là những lí do phần phim Kẻ Hành Pháp Zero lại được chờ đợi đến vậy.
Các thành viên Tổ chức Áo đen trở lại!
Là bộ truyện gắn liền với nhiều thế hệ người hâm mộ truyện tranh, Thám Tử Lừng Danh Conan đã được chuyển thể thành 22 phim điện ảnh trong hơn 20 năm qua. Nối tiếp thành công rực rỡ của bộ phim thứ 21 năm 2017, phần phim thứ 22 mang tên Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero hứa hẹn sẽ tiếp tục chiêu đãi khán giả những màn đấu trí đỉnh cao xen lẫn với các bí ẩn chỉ được hóa giải vào phút chót.
Với sự trở lại của Tooru Amuro, Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero được xem như phần tiếp theo của phần phim thứ 20 Thám Tử Lừng Danh Conan: Bản Tình Ca Màu Đỏ Thẫm. Nhân vật này từng quen mặt ở phần phim 20 trong vai trò vừa là mật vụ Zero thuộc Cục cảnh sát an ninh quốc gia, vừa là thám tử học việc ở văn phòng Kogoro Mori, đồng thời cũng là Bourbon thuộc Tổ chức Áo đen.
Ở Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero, một vụ nổ tại khu tổ hợp sắp tổ chức hội nghị thượng đỉnh quan trọng đã xảy ra và thám tử Kogoro Mori bỗng dưng bị bắt do tình nghi liên quan đến vụ nổ. Quyết tâm tìm ra sự thật, Conan đã phải điều tra để minh oan cho bố của Ran, tuy nhiên cậu lại vấp phải sự theo dõi sát sao của Tooru Amoru.
Đặc biệt, sự xuất hiện của Rum – nhân vật bị tình nghi là Phó chỉ huy của Tổ chức Áo đen càng khiến khán giả háo hức hơn với Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero. Ở các phần trước đó, người này được biết đến với vai trò thân tín tin cậy của ông trùm tổ chức. Mặc dù nhân dạng của Rum vẫn còn là một bí ẩn, nhưng có một điều chắc chắn nhân vật này là một trong những kẻ nguy hiểm nhất tổ chức. Ở bộ phim thứ 22, Hyoue Kuroda, một cảnh sát trưởng bị nghi ngờ là thành viên có mật danh Rum của Tổ chức Áo đen, cũng xuất hiện trong phim.
Kịch bản mang đậm màu sắc trinh thám, hành động mãn nhãn
Được coi như phần nối tiếp của bộ phim thứ 20 Thám Tử Lừng Danh Conan: Cơn Ác Mộng Đen Tối, Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero đã khắc phục được lỗ hổng kịch bản ở phần trước bằng cách cân bằng yếu tố trinh thám lẫn hành động. Theo dõi Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero, nhiều khán giả có thể liên tưởng đến nhiều bộ phim Hollywood mang đề tài điệp viên khi có mật vụ trà trộn vào tổ chức tội ác, cùng một tên tội phạm mang lòng thù hận cơ quan cảnh sát. Bên cạnh đó, sự chuyên nghiệp và “cool ngầu” của mật vụ cảnh sát Tooru Amuro cũng đã khiến hàng loạt người hâm mộ say mê như điếu đổ.
Bên cạnh đó, bộ phim hoạt hình đã xây dựng theo mô típ trinh thám với những màn phá án công phu cùng những âm mưu nối tiếp nhau đầy khó lường. Dù ông Mori là nhân vật bị tình nghi liên quan đến vụ nổ, nhưng thực tế hung thủ lại là một kẻ đem lòng hân thù cơ quan cảnh sát Tokyo. Mục đích tạo ra quả bom của hắn là để phá hoại danh tiếng của đơn vị này. Tuy vậy, không dễ gì cho Conan cùng các cộng sự tìm ra được kẻ giấu mặt này, bởi ẩn sâu trong âm mưu này còn là những ân oán, những kế hoạch đã được xây dựng, dồn nén từ bấy lâu.
Ở mảng hành động, Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero khiến khán giả liên tưởng đến “bom tấn” Fast and Furious khi tái hiện những màn đua xe, rượt đuổi gay cấn đầy căng thẳng. Trường đoạn đuổi bắt bằng xe hơi đầy nghẹt thở giữa Conan và Tooru Amuro ở cuối phim sống động đến mức khán giả quên mất đây là một bộ phim hoạt hình chứ không phải phim live-action (có người đóng).
Đây là phần phim thành công nhất trong loạt phim “Thám Tử Lừng Danh Conan”
Ra mắt từ ngày 13.4 tại Nhật, Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ hành pháp Zero nhanh chóng tạo cơn sốt ở quê nhà. Dù công chiếu gần ngày với Avengers: Infinity War của “ông lớn Hollywood” Disney, phần thứ 22 của loạt phim Conan dường như không chịu ảnh hưởng quá lớn khi chiếm vị trí số 1 doanh thu phòng vé ngay trong tuần đầu tiên với 23,1 triệu USD. Chưa dừng lại ở đó, sau sáu tuần công chiếu, bộ phim đạt tổng doanh thu khoảng 8,2 tỉ yên (73,6 triệu USD).
Kết quả này giúp phim lọt vào top 10 phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại ở Nhật, đồng thời đánh bại Bản Tình Ca Màu Đỏ Thẫm để trở thành phần phim Conan có doanh thu cao nhất từ trước đến giờ.
Trailer “Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ hành pháp Zero”
Cùng đón xem những tình tiết gay cấn cùng những màn phá án đỉnh cao trong Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero, được khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc tại Việt Nam từ ngày 17/8.
Theo Trí Thức Trẻ
'Mirai': Phim hoạt hình Nhật Bản làm khó các em nhỏ
Tác phẩm mới của đạo diễn Mamoru Hosoda xây dựng thế giới quan của trẻ em dưới góc nhìn của người lớn với màu sắc kỳ ảo. Do đó, khán giả nhí chưa chắc đã có thể hiểu hết bộ phim.
Trailer bộ phim 'Mirai: Em gái đến từ tương lai' Tác phẩm hoạt hình mới của đạo diễn Mamoru Hosoda, kể về cuộc gặp gỡ giữa cậu bé 4 tuổi và người em gái trở về từ tương lai.
Thể loại: Hoạt hình
Đạo diễn: Mamoru Hosoda
Diễn viên lồng tiếng: Moka Kamishiraishim, Haru Kuroki, Gen Hoshino, Kumiko Aso
Zing.vn đánh giá: 7/10
Mirai no Mirai là bộ phim mới nhất của đạo diễn nổi tiếng Mamoru Hosoda.
Mirai no Mirai (tựa Việt: Mirai: Em gái đến từ tương lai) là câu chuyện diễn ra trong một gia đình nhỏ tại nước Nhật thời hiện đại. Ở đó, Kun (Moka Kamishiraishi) là cậu nhóc 4 tuổi, vô cùng hiếu động. Cậu đang có cuộc sống hạnh phúc trong niềm yêu thương từ cha mẹ và chú chó nhỏ Yukko.
Một ngày nọ, gia đình Kun đón nhận thêm thành viên mới: cô em gái nhỏ bé mới ra đời Mirai. Chứng kiến cảnh cha mẹ dành nhiều sự quan tâm hơn cho em, Kun cảm thấy ghen tỵ và thường xuyên tỏ ra vòi vĩnh, làm nũng, thậm chí chống đối cốt chỉ để thu hút sự chú ý.
Trong một lần tức giận cha mẹ, cậu bé bỏ chạy ra ngoài vườn và tình cờ phát hiện ra một thế giới kỳ ảo, hoàn toàn tách biệt với thế giới hiện thực. Tại đây, cậu gặp gỡ chú chó Yukko dưới bộ dạng một ông chú hay cằn nhằn, và thậm chí cả người em gái Mirai khi đã trở thành nữ sinh trung học.
Dưới sự hướng dẫn của "Mirai đến từ tương lai", Kun có cơ hội trải qua nhiều chuyến hành trình đầy kỳ ảo và thú vị. Chúng giúp cậu bé dần nhận ra những bài học về cuộc sống xung quanh.
Câu chuyện gia đình nhẹ nhàng và đậm tính giáo dục
Giống như nhiều tác phẩm gần đây của Mamoru Hosoda, Mirai no Mirai tiếp tục chọn tình cảm gia đình làm đề tài chủ đạo, mà cụ thể là mối quan hệ anh em. Bối cảnh, câu chuyện của tác phẩm rất đỗi đời thường và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của bất cứ gia đình nào đã hoặc đang có con nhỏ.
Những mâu thuẫn, xung đột trong phim cũng rất quen thuộc, không hề cao siêu hay nặng nề. Chúng thực tế còn rất trẻ con, nhẹ nhàng và vô cùng hài hước.
Khán giả mọi lứa tuổi có thể thấy câu chuyện phim thân thuộc với bản thân ra sao, bởi ai cũng đều từng trải qua những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ và nghịch ngợm như Kun.
Câu chuyện trong phim rất gần gũi, đặc biệt là với những gia đình đã hoặc đang có con nhỏ.
Với nhân vật chính chỉ là một cậu bé bốn tuổi ngỗ nghịch, mới bắt đầu biết nổi loạn, Mirai no Mirai đem đến những bài học đạo đức nhẹ nhàng về cuộc sống, về cách cư xử với người xung quanh, về ý chí cố gắng vươn lên, và về sự cảm thông, chia sẻ với những người thân yêu trong gia đình.
Những bài học đó lần lượt được đúc kết thông qua hàng loạt chuyến hành trình kỳ ảo mà bé Kun có dịp trải nghiệm khi lạc vào khu vườn bí ẩn của gia đình. Đây là những điểm nhấn nổi bật đầy khác biệt mà đạo diễn Mamoru Hosoda đem đến cho khán giả thông qua tác phẩm mới.
Những bài học đạo đức trực quan đầy kỳ ảo
Các tác phẩm của Mamoru Hosoda thường chứa đựng yếu tố giả tưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến thế giới quan của các nhân vật. Và Mirai no Mirai của ông không phải là ngoại lệ.
Để giải quyết các mâu thuẫn nội tại bên trong nhân vật chính là bé Kun, Hosoda quyết định cho cậu trải nghiệm những bài học đạo đức theo cách trực quan nhất có thể, tùy theo từng tình huống mà cậu gặp phải trong cuộc sống.
Và những bài học đó không diễn ra ngoài đời thực. Chúng đến từ quá khứ, đến từ chính những người thân xung quanh cậu, thông qua một khu vườn ma thuật.
Khu vườn ma thuật đưa Kun tới nhiều thời điểm khác nhau trong quá khứ để cậu bé có thể đúc kết ra những bài học đạo đức.
Khu vườn ma thuật ở Mirai no Mirai vừa mang chút gì đó bí ẩn của Spirited Away (2001), vừa mang chút kỳ ảo siêu thực trong các tác phẩm của cố đạo diễn Satoshi Kon. Không quá rõ ràng như thế giới linh hồn của Spirited Away, khu vườn ma thuật của Hoshoda giống như một "cỗ máy thời gian", kết nối hiện thực với quá khứ thông qua những giấc mơ.
Nhờ khu vườn mà bé Kun như hiểu được tiếng lòng của chú chó Yukko, điều mà bố mẹ cậu chẳng thể thấy. Nhờ khu vườn mà cậu hiểu được phần nào tâm tư tình cảm của người em gái Mirai, dù cô bé còn chưa đầy một tuổi. Nhờ khu vườn mà cậu hiểu được mẹ mình vì sao lại hình thành tính cách mạnh mẽ, nghiêm khắc đến thế, và ý chí của bố cậu đến từ đâu...
Từ những trải nghiệm ấy, bé Kun tự hiểu hơn về bản thân, về gia đình, về những gì là đúng - sai, nên làm hay không nên làm, và từ đó tự rút ra bài học cho chính mình. Không máy móc hay khô khan, Mirai no Mirai mang đến cho khán giả những trải nghiệm đầy tính hoài niệm và chân thành, vừa giàu ý nghĩa giáo dục, vừa giàu cảm xúc.
Khi sự kỳ ảo vượt quá tầm hiểu biết của khán giả mục tiêu
Công bằng mà nói, ý tưởng về khu vườn ma thuật nhằm đem đến những bài học trải nghiệm trực quan của bộ phim khá độc đáo. Tuy nhiên, điều này vô tình trở thành "con dao hai lưỡi" đối với đạo diễn Mamoru Hosoda.
Yếu tố giả tưởng trong các tác phẩm trước đây của ông đều rất rõ ràng về mặt khái niệm và cách thức vận hành, như cỗ máy thời gian giúp nhân vật chính trở về quá khứ trong The Girl Who Leapt Through Time(2006), thế giới và các nhân vật ảo ở Summer Wars (2009), dòng máu chó sói trong Wolf Children (2012), hay thế giới biệt lập của nhân thú ở The Boy and the Beast (2015).
Sự rõ ràng đó giúp khán giả có thể tiếp nhận và nắm bắt yếu tố giả tưởng một cách dễ dàng, không cảm thấy bị tách biệt khỏi bối cảnh và câu chuyện trong phim.
Khán giả nhỏ tuổi khó lòng có thể nắm bắt trọn vẹn Mirai no Mirai.
Song, hình tượng khu vườn ma thuật đầy kỳ ảo trong Mirai no Mirai lại được miêu tả khá mơ hồ và trừu tượng. Bộ phim chỉ kể lại các sự kiện mà bé Kun gặp phải, mà gần như không hề giải thích nguyên lý của những điều đang xảy ra, và mặc cho khán giả phải tự suy diễn theo ý của bản thân.
Do đó, Mirai no Mirai như vượt quá tầm hiểu biết của các khán giả nhí - đối tượng khán giả mục tiêu mà bộ phim hướng tới. Khán giả trưởng thành có thể phần nào tự suy luận logic trong phim và đúc kết bài học từ câu chuyện của Kun. Nhưng những cô bé, cậu bé thì khó lòng có thể hiểu rõ điều gì đang xảy ra với nhân vật chính.
Thêm vào đó, tuy đã cố gắng đem đến những bài học một cách trực quan nhất có thể, nhưng Mirai no Mirai đôi lúc vẫn còn tỏ ra hơi giáo điều khi miêu tả những trải nghiệm kỳ ảo của bé Kun.
Khán giả lớn tuổi có thể hiểu những trải nghiệm, nỗ lực của bố mẹ cậu lúc nhỏ để trở nên trưởng thành như hiện tại. Nhưng bắt những cô bé, cậu bé mới 4 tuổi hiểu những điều đó thì có phần chưa thuyết phục.
Nhìn chung, Mirai no Mirai là một xuất phẩm thú vị và chất lượng của nhà làm phim tài năng Mamoru Hosoda. Tuy nhiên, những nỗ lực đổi mới của ông chưa đem lại hiệu quả tương xứng. Hy vọng rằng nhà làm phim có thể xử lý ý tưởng và chất liệu của mình thuyết phục hơn trong các dự án kế tiếp.
Phim đang được trình chiếu trên toàn quốc dưới tựa Mirai: Em gái đến từ tương lai.
Khánh Hưng
Ảnh: Studio Chizu
Theo Zing
Phim Nhật bỏ 630 triệu đồng sản xuất sắp đạt doanh thu 232 tỷ đồng "One Cut of the Dead" chỉ tiêu tốn khoảng 3 triệu yen (tương đương 630 triệu đồng) để thực hiện. Nhưng bộ phim tới nay đã sắp sửa thu tới hơn 10 triệu USD tại Nhật Trailer bộ phim 'One Cut to the Dead' Phim kinh dị xác sống Nhật Bản chỉ tiêu tốn 27.000 USD để sản xuất, nhưng đã sắp sửa...