3 lễ cúng cuối năm cực kỳ quan trọng quyết định độ tài lộc phú quý của gia đình trong năm mới
Đây là 3 lễ cúng cuối năm cực kì quan trọng trong tháng Chạp sẽ quyết định đến tài lộc, phú quý của gia đình trong năm mới. Đừng bỏ qua để có một năm mới nhiều may mắn!
Đừng bỏ qua 3 lễ cúng cuối năm này nếu bạn muốn một năm mới sung túc bạc tiền, tràn đầy phú quý.
Lễ cúng Rằm tháng Chạp
Lễ cúng Rằm tháng Chạp là mâm cúng Rằm của gia đình, phải được chuẩn bị chu đáo. Nếu là ngày Rằm thông thường, bạn có thể chỉ cần dâng trái cây, hoa, hương. Nhưng đây là Rằm tháng Chạp, nên thịnh soạn hơn với những món mặn, như gà luộc, giò chả…
Đừng bỏ qua 3 lễ cúng cuối năm này nếu bạn muốn một năm mới sung túc bạc tiền, tràn đầy phú quý – Ảnh minh họa: Internet
Có nhiều gia đình còn cúng thêm bánh Chưng để chuẩn bị đón mừng Tết sắp đến. Hoa để dâng dịp Rằm cuối năm thường là hoa cúc, huệ, để tạo sự linh thiêng.
Lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo là tiễn ông Táo về chầu trời, để báo cáo tình hình của gia đình trong năm vừa qua. Lễ này thường được dâng vào trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Dù vậy, nhiều gia đình ngày này vẫn làm lễ cúng ông Công ông Táo vào buổi chiều, nhưng buộc phải trước khi trời tối. Vì có quan niệm qua giờ tối chính là cúng cho ma quỷ, mang đến xui rủi cho gia đình.
Video đang HOT
Lễ cúng ông Công ông Táo là tiễn ông Táo về chầu trời, để báo cáo tình hình của gia đình trong năm vừa qua – Ảnh minh họa: Internet
Lễ cúng không thể thiếu cá chép sống, áo mũ quan của ông Công, ông Táo. Mâm cúng bao gồm các món ăn theo truyền thống từng vùng. Sau khi dâng hương, tạ lễ thì sẽ thả cá chép ra sông, theo quan niệm cá chép sẽ hóa rồng để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.
Lễ cúng Tất niên
Đây là lễ cúng kết thúc năm cũ để chào mừng năm mới, vào chiều 30 Tết. Đây cũng là lễ quan trọng, linh thiêng để tiễn đưa những gì xui rủi trong năm và đón mừng niềm vui, hạnh phúc, bình yên trong năm mới tới.
Lễ cúng kết thúc năm cũ để chào mừng năm mới, vào chiều 30 Tết – Ảnh minh họa: Internet
Khi nhà cửa đã dọn dẹp sạch sẽ, sẽ dâng lễ, hóa vàng, cúng tổ tiên, thần linh. Mâm cúng buộc phải có gà, bánh chưng (hay bánh tét) để tạo vận khí cho gia đình. Khi hương đã tàn, gia đình sẽ xin lễ, sau đó quây quần bên mâm cỗ, có một bữa cơm cuối năm sung túc, đón mừng năm mới.
3 lễ cúng cuối năm quan trọng nhất này để gia đình chuẩn bị đón năm mới nhiều tài lộc, phú quý.
Phong Kim (TH)
Theo Phunusuckhoe.vn
Dọn bàn thờ cuối năm cứ nhằm giờ đẹp, ngày "đại phúc" này để gia chủ phát tài phát lộc
Lau dọn bàn thờ cuối năm là việc gia đình nào cũng làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những lưu ý đặc biệt khi làm việc này.
Giờ đẹp dọn bàn thờ cuối năm
Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình trong một năm vừa qua. Đến đêm 30 Tết, các vị thần mới trở về để coi sóc việc bếp núc của gia đình.
Thông thường, các gia có thể bắt đầu cúng ông Táo quân từ tối 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23.
Dù vướng bận chuyện gì, gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Nhiều người quan niệm rằng, sau khi ông Táo lên chầu trời, mọi người mới tiền hành dọn dẹp bàn thờ để không mạo phạm thần linh.
Tuy nhiên, có người lại cho rằng, việc giữ sạch bàn thờ thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh nên chỉ cần chọn ngày lành là phù hợp.
Lưu ý khi dọn bàn thờ ngày cuối năm
Lau dọn bàn thờ ngày cuối năm bao gồm hai việc chính một là lau dọn trước, hai là tỉa chân hương sau.
Trước khi dọn bàn thờ, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề.
Cần chuẩn bị mâm lễ nhỏ (gồm hoa quả, bánh kẹo) đặt lên bàn thờ, thắp hương khấn tổ tiên, thần linh mời các ngài tạm lánh, xin phép dọn dẹp nơi thờ cúng.
Chờ hết hương mới bắt đầu dọn dẹp.
Khi lau dọn cần sử dụng khăn sạch và nước ấm. Nhúng ướt khăn và vắt khô rồi mới lau dọn. Lau từ trên xuống dưới, từ bài vị thần linh trước, tổ tiên sau.
Sau đó dùng chổi quét dọn bụi bẩn, tàn tro, mạng nhện trên bàn thờ.
Trước khi tỉa chân hương cần vái xin thần linh và tổ tiên. Lưu ý chỉ tỉa bớt chân hương, không được dịch hoặc xoay chuyển vị trí của bát hương.
Sau khi rút chân hương, lau sạch bát hương, chọn một cây hương có tàn đẹp cắm lại vào bát (thường là số lẻ, 3, 5, 7 hoặc 9). Số còn lại đêm hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Phunutoday.vn
6 điều kiêng kị tuyệt đối phải tránh trong tháng Chạp để xua đuổi vận xui, làm gì cũng "trúng quả đậm" Ông bà ta vẫn truyền lại cho con cháu những điều kiêng kỵ trong tháng Chạp không nên làm để giữ cho gia đạo an yên sau đây: Tháng Chạp không được trồng cây có âm khí trong nhà Những loại cây được con là nhiều âm khí phổ biến nhất là: dâu tằm, cây tre, cây trúc, bạch đàn, hoa họa... ,...