3 lần trượt đại học, 9X vẫn nỗ lực học tập trở thành quản lý sale
Sau 3 lần trượt đại học, Cù Huy Liên từng bị mất phương hướng, tự ti về bản thân nhưng chàng trai đã xốc lại tinh thần để có hướng đi mới.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học là một dấu mốc quan trọng với nhiều học sinh. Tuy nhiên, kết quả của một kỳ thi không khẳng định được sự thành công hay thất bại.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Cù Huy Liên (cựu học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Trỗi, Hà Tĩnh), hiện đang là quản lý sale của một công ty bất động sản tại Hà Nội cho biết: “Theo mong ước của bố mẹ, tôi đã 3 lần đăng ký xét tuyển vào Trường Học viện An ninh, Học viện Cảnh sát Nhân dân và Học viện Biên phòng, song cả 3 lần đó, kết quả đã không như kỳ vọng.
Có thời gian tôi chìm đắm trong nỗi buồn, sự bế tắc nhưng khi vượt qua rồi, tôi mới nhận ra, đại học không phải là con đường duy nhất, không đỗ đại học cũng không phải là dấu chấm hết, quan trọng là phải biết mở hướng đi mới cho bản thân”.
3 lần trượt đại học nhưng Cù Huy Liên vẫn nỗ lực để tìm hướng đi mới cho bản thân. (Ảnh: NVCC)
Năm đầu tiên, Cù Huy Liên thi đậu tốt nghiệp nhưng kết quả xét tuyển Học viện An ninh 3 môn theo khối A, Liên chỉ đạt 22.5 điểm.
Năm tiếp theo, Liên chuyển hướng theo học khối C, xét tuyển đại học vào Trường Học viện Cảnh sát Nhân dân. Kết quả 3 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý đạt 27 điểm nhưng chàng trai vẫn không đỗ vào ngôi trường mình mơ ước.
Không từ bỏ, Huy Liên tiếp tục ôn tập cho kỳ thi nămsau, mặc dù đạt 27,5 điểm khối C nhưng lần thứ 3 cậu vẫn không đỗ vào Học viện Biên phòng.
“Ngày đó, tôi chưa suy nghĩ thấu đáo, cũng không có định hướng gì cho bản thân. Sau 3 lần liên tiếp trượt đại học, tôi đã nghĩ mình sẽ đi xuất khẩu lao động hoặc vào miền Nam làm công nhân.
Nhưng vì sức khỏe không tốt, bố mẹ chưa đồng ý để tôi đi, khoảng thời gian ở nhà, tôi chỉ có nỗi buồn, sự tuyệt vọng, tủi hổ khi nhìn bạn bè học tập ở các thành phố lớn. Mất ba tháng để định hình lại mọi thứ, tôi ra Hà Nội quyết định đi làm. Thời điểm đó với tôi giống như một cuộc chạy trốn, đi để quên nỗi buồn của bản thân”.
4 tháng đầu ở Hà Nội, Huy Liên chỉ có thể đi làm công việc chân tay, ngày làm phục vụ ở quán bia, tối về lại chạy xe ôm công nghệ. Nhận thấy công việc quá vất vả, chàng trai bắt đầu lên mạng tìm công việc mới. Cuối cùng, Liên được một công ty nhận đào tạo về marketing, chạy quảng cáo.
Video đang HOT
Cù Huy Liên (thứ 2 từ bên trái) hiện đang làm quản lý sale của một công ty bất động sản. (Ảnh: NVCC)
Huy Liên chia sẻ: “Ban đầu, vừa học vừa làm mọi thứ rất khó khăn. Tôi từng chạy quảng cáo lỗ 50 triệu. Vậy là ban ngày đi làm, ban đêm lại phải chạy xe ôm để bù nợ.
Sau một thời gian, tôi được chuyển qua làm sale. Phải khẳng định rằng, dù làm bất cứ công việc gì, nếu không được đào tạo, không học tập thì sẽ không làm được.
Dù học ở trường hay tự học, học từ thực tế, tham gia các khóa học thì việc học cũng vô cùng quan trọng. Với tôi, quá trình làm việc là quá trình học hỏi, tôi còn tham gia thêm một lớp học tại chức về ngành quản trị kinh doanh và hoàn thành các chứng chỉ hành nghề”.
Sau hai tháng làm sale, Cù Huy Liên đã ký được hợp đồng với khách hàng. Nhờ vào sự nỗ lực học tập và cố gắng không ngừng, những tháng tiếp theo, Liên đã tiếp tục gặt hái được những thành công ban đầu trong nghề.
Sau hơn 1 năm làm sale, năm 2019, Cù Huy Liên được đảm nhận vị trí quản lý sale. Đến nay, Liên còn tham gia vào phát triển phòng kinh doanh của công ty.
Sau 3 lần trượt đại học, từng rơi vào bế tắc nhưng Cù Huy Liên đã tìm được cho mình một hướng đi mới. Dù đó không phải là đỗ vào đại học như mong ước của bố mẹ nhưng đây là con đường cho Liên những trải nghiệm, cơ hội học tập, làm việc và đạt được những thành tích nhất định.
Giờ đây, 9X đã có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo lo cho bố mẹ đầy đủ về mặt kinh tế.
Từng có thời gian tham gia tuyển dụng nhân sự tại các trường đại học, Cù Huy Liên cho biết, sinh viên hiện nay rất giỏi, thông minh, tuy nhiên còn thiếu kỹ năng mềm. Chính vì vậy, ở môi trường giáo dục đại học, quan trọng là phải học kiến thức kết hợp với kỹ năng.
“Qua câu chuyện và kinh nghiệm của mình, tôi muốn khuyên các em cần có tinh thần học tập.
Đại học là một môi trường giáo dục tốt, chắc chắn sẽ giúp các bạn được đào tạo nghề bài bản. Tuy nhiên, các bạn đừng nghĩ đại học là con đường học tập duy nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông. Thậm chí vào đại học rồi bạn vẫn phải nỗ lực, chủ động học tập mới có thể thành công.
Nếu năng lực của bạn không đủ để vào đại học, các bạn có thể theo học các trường nghề, ở đó, cơ hội thực hành, trải nghiệm rất nhiều, học viên được đào tạo chuyên sâu về ngành nghề, thời gian đào tạo ngắn hơn đại học.
Cũng giống như tôi, dù không học đại học nhưng để đáp ứng được yêu cầu công việc, tôi vẫn phải học tập mỗi ngày, học thêm ở lớp tại chức, học các chứng chỉ hành nghề. Đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn đang học thêm tiếng Anh để tiến tới làm việc với các đối tác, khách hàng nước ngoài”, Liên tâm sự.
Huy Liên khẳng định, đại học không phải là con đường duy nhất để tiếp tục hành trình học tập. (Ảnh: NVCC)
Cũng theo Cù Huy Liên, thế hệ học sinh hôm nay có tố chất thông minh nhưng không nhận được sự định hướng ngay từ đầu nên tâm lý dễ bị ảnh hưởng xấu khi kỳ thi không đạt kết quả tốt. Vì vậy, phải xác định được năng lực của bản thân, mức học ra sao, sở thích, sở trường của mình để có hướng đi đúng.
Không nên suy nghĩ đỗ vào một trường đại học như một cách tìm bến đậu sau thời gian học phổ thông, hay như một cách tìm kiếm một con đường an toàn.
“Mong rằng các em học sinh không bao giờ xem trượt đại học là một dấu chấm hết, kết thúc hành trình học tập của bản thân. Nếu không học đại học thì các em vẫn có thể học nghề, hoặc đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện bản lĩnh trước khi bước vào đời.
Hãy tìm hiểu những công việc bản thân mình yêu thích và sẵn sàng bước vào thử thách, không ngừng nỗ lực, chủ động học tập để từng bước chinh phục những mục tiêu.
Nếu đã học đại học, các bạn cần biết học xong mình sẽ làm gì, phải có định hướng rõ ràng từ năm nhất. Còn đa số sinh viên hiện nay đến năm cuối mới bắt đầu đi thực tập, tìm việc, nếu học tập thụ động như vậy thì sẽ khó có được kết quả tốt.
Một tấm bằng cử nhân cũng không xác định được năng lực, kỹ năng làm việc của một người, quan trọng là quá trình làm việc thực tế sẽ khẳng định được năng lực thật của bạn.
Dù bạn chọn con đường nào, dù học tập ở đâu, hãy học khi bản thân thấy cần, học để thực hành, để áp dụng vào thực tiễn, đừng học vì một tấm bằng đơn thuần”, Liên khẳng định.
Điều tra giám đốc công ty bất động sản bay lòng vòng để né cách ly
Trong số 17 ca mắc mới ở TP Đà Nẵng có 4 ca mắc mới liên quan đến một giám đốc công ty bất động sản đã bay lòng vòng TP.HCM - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà Nội, Hà Nội - Đà Nẵng - Hội An với mục đích được cho là nhằm tránh né cách ly.
Người từ vùng dịch về Đà Nẵng phải chịu cách ly 21 ngày hoặc sẽ buộc quay đầu ngay trở lại. Trong ảnh: một chốt kiểm soát dịch ở phía nam Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Chiều 12-7, cơ quan chức năng TP Đà Nẵng cho biết trong 24 giờ qua đã phát hiện 17 ca mắc mới. Trong đó 13 ca liên quan đến nam bệnh nhân 21987 là V.H.B. (là ca mắc cộng đồng sau 10 ngày Đà Nẵng không có ca mắc không rõ nguồn lây).
4 ca còn lại là những người về từ TP.HCM đang được cách ly tập trung tại khách sạn. 4 người này là 1 gia đình, đi chung chuyến bay với ca mắc vừa được phát hiện ở Quảng Nam ngày 10-7.
Ca mắc phát hiện ở Quảng Nam tên là N.T.D., 49 tuổi, trú khu dân cư Bông Sao, phường 5, quận 8, TP.HCM, là giám đốc điều hành dự án bất động sản.
Ngày 4-7, ông D. từ TP.HCM ra sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN0128 (TP.HCM - Đà Nẵng) lúc 12h45.
Tại sân bay Đà Nẵng, kiểm dịch viên y tế và các lực lượng chức năng yêu cầu cách ly tập trung nhưng ông D. không đồng ý, xin được cách ly tạm 1 đêm tại Đà Nẵng rồi sáng 5-7 sẽ quay về TP.HCM, nên được đưa về khách sạn tại 150 Võ Nguyên Giáp để cách ly.
Tuy nhiên, sáng 5-7, ông D. không bay vào TP.HCM mà lại đáp chuyến bay QH104 từ Đà Nẵng ra Hà Nội lúc 10h35.
Sau đó, ngày 6-7, ông D. bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng trên chuyến bay VN171 lúc 13h25. Ông D. từ Hà Nội tới nên theo phân luồng không phải người đến từ địa phương có dịch nên không cách ly.
Ông D. tiếp đó vào TP Hội An (Quảng Nam), lưu trú tại 1 villa ở phường Tân An đã được công ty thuê trước và khai báo y tế.
Ngay sau đó, UBND phường Tân An ra quyết định buộc ông D. cách ly tại nhà 14 ngày. Từ tối 7-7, ông D. xuất hiện triệu chứng sốt và đến ngày 10-7 vẫn còn mệt mỏi, nóng mũi, đau đầu nên liên hệ với y tế địa phương, được đưa đến Bệnh viện Vĩnh Đức lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả dương tính.
Ông Phan Văn Sơn - phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng - cho biết qua truy vết phát hiện 4 người trong 1 gia đình đi cùng chuyến bay với ông D. đã dương tính với COVID-19. Bốn người này hiện đang được cách ly tại khách sạn.
"Chúng tôi đã truy vết 116 ca F liên quan tới người này và phát hiện 4 người dương tính. Lãnh đạo TP đã giao Công an TP phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam điều tra, xử lý nghiêm trước pháp luật với trường hợp này vì khai báo, thực hiện lộ trình không trung thực để lây nhiễm COVID-19", ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết rút kinh nghiệm từ trường hợp này, từ nay các chốt kiểm dịch chỉ có 3 kịch bản cho người từ vùng dịch về.
Theo đó phải cách ly đúng 21 ngày tại khách sạn hoặc địa điểm cách ly tập trung do TP quy định. Nếu không chấp nhận thì buộc quay đầu, chứ không chấp nhận cho cách ly 1 đêm rồi sáng mai lại đi.
Giải thể công ty bất động sản Quốc Cường Phước Kiển HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã thông qua quyết định giải thể công ty con là Công ty TNHH BĐS Quốc Cường Phước Kiển. Ngày 29/6, HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai đã thông qua nghị quyết về việc giải thể công ty BĐS Quốc Cường Phước Kiển do doanh nghiệp này nắm giữ 80% vốn điều lệ. Công ty BĐS...