3 lần Hollywood khẳng định Việt Nam đẹp quá đi thôi: Ưng mắt từ con người đến văn hoá, mê mệt công chúa Disney gốc Việt!
Loạt phim Hollywood sau đây từng được đánh giá rất cao khi nhắc về văn hóa, con người Việt.
Nền văn hóa phong phú của Việt Nam đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà làm phim Hollywood. Từ phim chiến tranh, tiểu sử cho đến hành động, khoa học viễn tưởng, ta có thể bắt gặp nét đẹp truyền thống Việt ở hàng loạt chi tiết. Chẳng hạn như 3 bộ phim nổi tiếng sau đây, tất cả đều truyền tải tinh thần Việt Nam một cách dễ thương. Dù có trường hợp không quay ở nước ta thì vẫn đảm bảo chuẩn bối cảnh, đưa bạn vào hành trình văn hóa lịch sử của dải đất hình chữ S.
1. Raya là công chúa “gốc Việt” đầu tiên của Disney, mạnh mẽ ngút trời nhờ lấy cảm hứng từ Hai Bà Trưng
Năm ngoái, phim hoạt hình Raya Và Rồng Thần Cuối Cùng không chỉ cho ra mắt nàng công chúa mạnh mẽ nhất của Disney, mà còn là tác phẩm hiếm hoi tôn vinh vẻ đẹp Đông Nam Á. Trong đó, văn hóa Việt Nam được phim đặc tả từ nhiều nguồn cảm hứng khác nhau. Chưa kể nữ chính được lồng tiếng bởi Kelly Marie Trần, một nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt.
Theo biên kịch gốc Việt Qui Nguyễn, hình tượng nữ chiến binh Raya dựa trên nhiều nữ nhân uy quyền trong lịch sử Việt: Hai Bà Trưng, Bà Triệu cùng nhiều nữ tướng oai phong
Nữ diễn viên Kelly Marie Trần lồng tiếng cho Raya
Đầu tiên, ta thấy vùng đất Kumandra được ví như thân rồng – một trong những loài vật linh thiêng ở Việt Nam, có ý nghĩa biểu tượng khi nhắc về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”.
Quê nhà của công chúa Raya, khu vực Long Tâm, cũng là phiên bản hoạt hình của vùng châu thổ ven sông Mekong và vịnh Hạ Long quen thuộc. Ngoài ra còn hàng loạt chi tiết quen thuộc trong văn hóa Việt, như: chợ đêm Hội An, bán hàng trên thuyền, tục thờ cúng bánh chưng, rặng tre xanh, nền văn minh lúa nước…
Một số phân đoạn lấy cảm hứng từ cảnh quan Việt Nam
2. Một thoáng lịch sử hiện lên huy hoàng trong Đông Dương, giữa thời chiến ngang tàn mà tinh thần Việt Nam vẫn đẹp
Dưới sự “nhào nặn” của đạo diễn Régis Wargnier, phim điện ảnh Đông Dương lấy bối cảnh Việt Nam thời Pháp thuộc, cụ thể trong giai đoạn 1930-1950 với nhiều biến cố lịch sử nổi tiếng. Cốt truyện phim xoay quanh cuộc đời phức tạp của Camille – một thiếu nữ mồ côi người Việt Nam được nhận nuôi bởi quý bà Pháp giàu có.
Nữ chính Phạm Linh Đan trong vai Camille
Lớn lên trong xã hội thượng lưu thuộc địa, Camille buộc phải đấu tranh dữ dội để tìm lại bản sắc dân tộc. Đây đồng thời là hành trình tìm về hạnh phúc của cô, sẵn sàng chạy trốn khỏi hôn lễ quý tộc để sánh đôi bên tình yêu đích thực. Phần sau phim theo chân Camille thay đổi cuộc đời, mở rộng tầm mắt ra thế giới bên ngoài và nhìn thấu vào đau khổ của người dân nước Việt. Từ đó, vẻ đẹp Việt Nam thời chiến hiện rõ ràng lên phim, nhấn mạnh vào tâm hồn lương thiện con người và khát vọng sống chính đáng.
Video đang HOT
Trong bối cảnh Việt Nam cuối thời nhà Nguyễn, Đông Dương đã giới thiệu tà áo dài và thời trang truyền thống đến bạn bè quốc tế. Phim sở hữu nhiều hình thức và kiểu dáng áo dài khác nhau, từ áo ngũ thân mặc trong cung đình đến áo chẽn rộng, áo tứ thân nâu đất.
Đây cũng là phim nước ngoài hiếm hoi mô tả chân thực về nạn đói trước 1945. Những khung cảnh người dân di cư, xếp hàng xin ăn… đã đem lại góc nhìn đậm tính xã hội, tái hiện quá khứ Việt Nam theo cách khách quan nhất.
3. Văn hóa thân thiện qua câu chào “Good Morning, Vietnam”, xem mà yêu ngay dải đất hình chữ S
Xin chào, Việt Nam (tựa gốc: Good Morning, Vietnam) dựa trên câu chuyện của Adrian Cronauer, một Hạ sĩ Không quân người Mỹ làm nhiệm vụ phát thanh viên trong Chiến tranh Việt Nam. Dù làm việc cho đài phát thanh của Quân đội Hoa Kỳ thì Adrian vẫn duy trì khiếu hài hước, chân thành, thường xuyên bày tỏ thiện chí hòa bình và tôn vinh vẻ đẹp con người Việt thông qua radio.
Dù quay ở Thái Lan thì phim vẫn thiết kế bối cảnh chuẩn Sài Gòn thập niên 1960
Good Morning, Vietnam cho thấy vẻ đẹp đoàn kết, dịu dàng của văn hóa, con người Việt. Nhất là khi bàn về nhân vật Trinh, cô học trò lanh lợi mà Adrian thầm yêu, thì càng thể hiện nét đẹp chân phương, hiền lành của người phụ nữ Việt Nam.
Thực tế, nhân vật Trinh được thể hiện bởi Chintara Sukapatana – nữ diễn viên xinh đẹp người Thái Lan
Màn trình diễn của Chintara Sukapatana vô cùng duyên dáng, thể hiện đúng tinh thần nết na, thuỳ mị xong mạnh mẽ, nghị lực của người con gái Việt
8 sự thật ngỡ ngàng của phim Disney: Elsa vốn dĩ không đáng ngưỡng mộ như vậy, Beyoncé còn từng quay vào ô "mất lượt"!
Nhờ những chi tiết này mà quá trình sản xuất phim Disney trở nên đáng tò mò hơn bao giờ hết!
Không chỉ sở hữu cốt truyện sáng tạo, phim Disney còn thu hút khán giả bởi nhiều câu chuyện hậu trường thú vị. Nếu từng mê mẩn trước những thước phim hoạt hình hấp dẫn, hay bị chinh phục bởi dàn nhân vật đáng yêu thì đừng bỏ qua 10 bí mật sau đây đến từ đội ngũ sản xuất phim. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi cũng đủ để thấy thế giới Disney muôn màu, muôn vẻ lắm đấy!
1. Bạch Tuyết đích thực là "chị đại" khi mở đầu thời kỳ vàng son của Disney, ít ai biết ông chủ hãng phim từng thế chấp cả nhà để có thêm kinh phí vẽ
Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn là phim điện ảnh hoạt hình đầu tiên của Disney, tiếc là thời điểm sản xuất phim cũng là khi bùng nổ khủng hoảng kinh tế 1929 - 1939. Vì vậy, Walt Disney không chỉ vay tiền mà còn sẵn sàng thế chấp toàn bộ căn nhà để có thêm kinh phí sản xuất.
Walt Disney nhận giải Oscar kèm theo 7 chiếc tượng nhỏ tượng trưng cho Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn
Là một tác phẩm mang tính sống còn nên thật may mắn khi nàng Bạch Tuyết được khán giả Hoa Kỳ đón nhận nồng nhiệt. Với doanh thu lên tới 8 triệu USD ở năm 1938, bộ phim được coi là màn cứu tinh tuyệt vời, vừa nâng cao tên tuổi Walt Disney, vừa giúp hãng phim thoát cảnh nợ nần hậu khủng hoảng kinh tế.
2. Vua sư tử Simba suýt biến thành "chúa tể rừng xanh" cho tới khi đoàn làm phim nhận ra đó là danh xưng dành cho... hổ
Vì lầm tưởng "chúa tể rừng xanh" là sư tử mà ekip sản xuất đứng sau The Lion King suýt đặt phim là King Of The Jungle . Thực tế, đây là danh xưng dành cho loài hổ. Loài động vật săn mồi này còn được gọi là "chúa sơn lâm", trong khi sư tử như nhân vật Simba thì thường được coi là "vua của muôn loài".
Còn có 2 cái tên khác từng được cân nhắc trở thành tiêu đề cho phim, đó là: King Of The Kalahari và Lions
3. Disney từng cân nhắc 4 nữ diva vào vai Tiana, tiếc là Beyoncé lỡ mất cơ hội chỉ vì bỏ qua buổi thử giọng
Disney từng có ý định mời 4 nữ diva sau đây đến lồng tiếng cho nữ chính Tiana trong The Princess And The Frog : Beyoncé, Tyra Banks, Jennifer Hudson và Alicia Keys. Họ đều là những siêu sao người Mỹ gốc Phi nổi bật tại Hollywood, trong đó Beyoncé được xem là sự lựa chọn hàng đầu.
Beyoncé là ứng cử viên nặng ký cho giọng nói của nhân vật Tiana
Thế nhưng, vì lịch trình bận rộn nên Beyoncé không tham gia buổi thử giọng, qua đó mất cơ hội vào tay Anika Noni Rose - một diễn viên Broadway từng diễn chung cùng Beyoncé ở phim nhạc kịch Dreamgirls.
4. Nhờ bản hit Let It Go mà Elsa được "quay xe" thành nhân vật chính diện, nếu không sẽ chẳng liên quan gì tới em gái Anna
Elsa vốn là nhân vật phản diện của Frozen nhưng lại được thay đổi toàn tập nhờ vào bài hát Let It Go . Qua giai điệu sôi động cùng lời nhạc truyền cảm hứng, nhà làm phim đã quyết định biến Elsa thành người hùng của câu chuyện. Đó cũng là khi nữ chính Anna biến thành em gái Elsa, kéo theo nhiều thay đổi về nội dung và thông điệp.
Nguyên tác của Elsa trong truyện cổ Andersen là nhân vật Bà Chúa Tuyết - một kẻ ác với trái tim vô cảm và băng giá
5. Raya And The Last Dragon là phim đầu tiên sản xuất qua Zoom, chất lượng vẫn rất mê ly mặc cho bối cảnh làm việc giãn cách
Vì phải làm việc trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh COVID-19 nên đội ngũ họa sĩ của Raya And The Last Dragon hoạt động vất vả hơn bao giờ hết. Có rất nhiều bất tiện trong lúc làm việc nhóm, nhất là khi trình bày bản vẽ qua Zoom khiến hiệu quả công việc chậm hơn mong muốn.
Họa sĩ Liza Rhea của phim từng chia sẻ với trang Creative Boom: "Chúng tôi gặp rất nhiều thử thách khó khăn về kỹ thuật, cùng với đó là hàng loạt tình huống phát sinh"
Vì tình hình dịch bệnh mà thảm đỏ công chiếu phim cũng phải tổ chức online
6. Disney đầu tư công nghệ triệt để nhằm vẽ thêm nhân vật quần chúng cho Mulan, nhìn thành quả sau đây mà ưng mắt quá trời
Cuối thập niên 1990, Disney đã tự tay phát triển một phần mềm mới có tên Attila nhằm phục vụ quá trình sản xuất phim Mulan . Đây là dự án hoạt hình đầu tiên có lượng nhân vật quần chúng lên tới hàng trăm, hàng nghìn nên việc mô phỏng chuyển động trở nên rất vất vả.
Nhờ phần mềm Attila cộp mác Disney mà chuyển động của đám đông và quân đội trong Mulan sinh động hơn hẳn
7. Đằng sau nhân vật bé Boo trong Monsters, Inc. là cả một quá trình lồng tiếng vui nhộn, nhìn phòng thu mà tưởng đâu nơi trông trẻ
Để lồng tiếng cho nhân vật Boo, ekip làm phim đã theo chân cô bé Mary Gibbs đi khắp trường quay để ghi lại âm thanh nô đùa tự nhiên nhất. Họ đồng thời sử dụng "vũ khí" đồ chơi mỗi lúc diễn viên nhí không hợp tác. Theo lời kể của chính Mary Gibbs sau này thì trải nghiệm lồng tiếng phim cực vui vẻ, cứ như một dịp đi chơi vậy.
Mary Gibbs là con gái của một họa sĩ trong Monsters, Inc - ông Rob Gibbs
8. Người lồng tiếng Mickey - Minnie là vợ chồng ngoài đời thật, không chỉ yêu nhau đến khi "răng long đầu bạc" mà còn kết hợp làm việc cực ăn ý
Nếu như Mickey và Minnie luôn bày tỏ tình cảm thắm thiết trên phim thì ở ngoài đời, 2 nghệ sĩ lồng tiếng cho cặp đôi này cũng đã kết hôn và sống với nhau hạnh phúc. Ông Wayne Allwine bắt đầu làm việc từ năm 1977, sớm hơn bà Russi Taylor khoảng 10 năm. Đây là 2 giọng nói gắn bó lâu dài nhất với Disney, họ làm việc chăm chỉ cho tới khi qua đời.
Wayne Allwine và Russi Taylor kết hôn năm 1991 và ở bên nhau cho đến khi Allwine qua đời vào năm 2009
Choáng váng nàng Mulan được "biến hóa" với tỉ lệ khuôn mặt thực tế: Vẫn cứ là xinh dã man, netizen khen "giống Lưu Diệc Phi như đúc"? Nếu sở hữu đường nét khuôn mặt giống của người thật, nàng Mulan của Disney trông sẽ như thế này đây! Mulan - hay còn được biết đến với cái tên Mộc Lan - vốn là một trong số những nàng công chúa Disney "đời đầu", được cả thế giới yêu thích. Câu chuyện giả trai thay cha tòng quân đánh giặc của...