3 lần đâm đơn ly hôn vì… phải làm dâu nhà nhiều thế hệ
Nhiều khi quá mỏi mệt, tôi có nói với chồng thuê thêm người giúp việc nhưng vừa thấy tôi nói vậy, anh đã phản đối và thậm chí còn bảo tôi lười biếng, có chị gái chồng về mấy hôm mà kêu ca.
Chào độc giả của mục tâm sự, tôi là độc giả thường xuyên của chuyên mục. Mỗi khi rảnh rang tôi lại vào chuyên mục để cùng lắng nghe chia sẻ của mọi người. Tuy nhiên, tôi chưa từng chia sẻ những tâm sự của riêng mình.
Nhưng khi đọc bài viết ‘Nếp nhà’ đầm ấm của gia đình tứ đại đồng đường Hà Nội với 20 thành viên, tôi chợt thấy nhớ lại một khoảng thời gian khó khăn nhất của cuộc đời mình khi phải làm dâu trong gia đình nhiều thế hệ. Tôi chia sẻ câu chuyện của mình lên đây như một quan điểm khác về vấn đề này.
Cả tôi và chồng đều sinh ra và lớn lên ở quê nhưng sau khi tốt nghiệp đại học chúng tôi đều ở lại Hà Nội lập nghiệp. Anh mua nhà riêng ở thủ đô, đón bố mẹ và các em về sống cùng. Vì thế nên sau khi cưới anh tôi phải về làm dâu ở một đại gia đình lớn.
Dù ngày chỉ có bữa cơm tối tôi phải lo, nhưng cũng đủ khiến tôi bở hơi tai. Bởi lẽ nhà bằng ấy người, mỗi người một yêu sách, một khẩu vị khác nhau. Ảnh minh họa.
Tôi vẫn nghe những người phụ nữ đi trước kể về cảnh khổ làm dâu nhưng tôi luôn nghĩ mình sống tốt thì chẳng có gì phải ngại. Tôi tự tin bước vào cuộc sống chung.
Tuy nhiên, đúng là ai trải qua cảnh làm dâu ở gia đình nhiều thế hệ mới thấu hiểu nỗi khổ không tỏ cùng ai. 24 tuổi, mới chân ướt chân ráo bước chân về nhà chồng, chưa kịp thích nghi với cuộc sống mới, tôi đã liên tục bị bố mẹ chồng soi mói và “dạy bảo”.
Dù tôi khá trầm tính và chỉ một mực biết có công việc và gia đình, tôi cũng thuộc tuýp thích nội trợ và đảm đang việc nhà và khá ngoan ngoan, lễ phép với người lớn nhưng bố mẹ chồng tôi vẫn luôn quan niệm dạy con dâu là phải từ thuở bơ vơ mới về.
Video đang HOT
Ngày tôi còn yêu anh, ông bà thoải mái, dễ tính bao nhiêu thì đến khi kết hôn, ông bà khó tính với tôi bấy nhiêu. Bữa cơm nào tôi nấu, mẹ chồng cũng có điều này điều khác để nhắc nhở, khi thì bày biện trông không ngon mắt, khi thì không vừa miệng. Và sáng nào bà cũng bắc ghế ra ngồi ngoài cửa để xem con dâu đi làm có mặc váy ngắn quá hay không.
Bố chồng tôi dù không quan tâm đến mấy việc vặt nhưng lại rất hay bóng gió xa xôi dăn dạy việc này việc khác. Ông luôn dẫn ra câu chuyện con dâu nhà nọ nhà kia hỗn với bố mẹ chồng ra sao, rồi giới trẻ giờ mất nết với nhà chồng thế nào khiến tôi không thể vô tư nghe mãi được.
Nhiều khi quá mỏi mệt, tôi có nói với chồng thuê thêm người giúp việc nhưng vừa thấy tôi nói vậy, anh đã phản đối và thậm chí còn bảo tôi lười biếng, có chị gái chồng về mấy hôm mà kêu ca. Ảnh minh họa.
Đã thế nhà chồng tôi còn có cô em chồng cũng rất thích sinh sự với chị dâu. Từ ngày có chị dâu về, cô em nghiễm nhiên coi việc lau dọn nhà cửa, nấu nướng là của chị. Nhiều khi nhìn cảnh em dâu ngồi nghếch chân lên chơi trò chơi trong khi tôi một mình hì hục làm hết việc này đến việc khác mà thấy bực mình. Tuy vậy, tôi vẫn cố chịu đựng cho êm cửa nhà.
Tuy nhiên, mọi chuyện trở nên phức tạp kể từ khi cô em gái chồng chuẩn bị sinh thêm bé thứ hai và về nhà ngoại ở chờ sinh. Chị chồng tôi đến ở thì hiển nhiên mang theo cả cậu con trai lớn mới 7 tuổi. Tôi khi đó chưa có em bé nên hiển nhiên gánh thêm cả việc chăm cháu.
Và thế là nhà tôi có tới 7 người trong khi đó số người làm việc nhà thì vẫn chỉ có một mình tôi. Chẳng ai để cho bà chửa sắp sinh làm việc nhà, còn bố mẹ chồng trên 70 tuổi rồi cũng ai dám nhờ vả. Cô em chồng thì tính vậy. Tôi chỉ còn đường cắn răng chịu đựng và làm mọi việc.
Kể từ ngày có chị chồng đến ở, tôi mệt đến không thể thở nổi. Dù ngày chỉ có bữa cơm tối tôi phải lo, nhưng cũng đủ khiến tôi bở hơi tai. Bởi lẽ nhà bằng ấy người, mỗi người một yêu sách, một khẩu vị khác nhau. Đã thế người chị chồng còn hay nhờ vả, kêu thèm món này món khác và chẳng ai khác, tôi lại là người phải làm.
Cậu con trai chị chồng thì nghịch ngợm lại lười ăn, cứ khi mẹ nó, bà không chiều được thì lại đến tay tôi. Nhiều khi vừa xào nấu vừa canh chừng thằng bé không cho nghịch dại mà tôi cũng toát mồ hôi.
Nhiều khi quá mỏi mệt, tôi có nói với chồng thuê thêm người giúp việc nhưng vừa thấy tôi nói vậy, anh đã phản đối và thậm chí còn bảo tôi lười biếng, có chị gái chồng về mấy hôm mà còn kiếm cớ bày chuyện. Cũng vì chuyện này mà vợ chồng tôi cãi nhau một trận lớn và thậm chí lần đó trong cơn buồn đau, tôi đã viết đơn ly dị.
Vất vả chuyện làm việc đã vậy, tôi còn đau đầu vì những lời góp ý, nhận xét thiếu tế nhị của mẹ chồng và sự ghê gớm của cô em chồng. Buồn thật đấy nhưng tôi nào có nhận được sự chia sẻ của chồng. Anh là tuýp người vô tâm, chẳng hề biết đến sự vất vả của vợ. Anh lúc nào cũng nghĩ anh chị em trong nhà giúp đỡ nhau vài việc vặt có đáng là bao, người nhà nói nhau thế nào cũng đâu quan trọng.
Hôm nào vì quá mệt, tôi hơi có thái độ phản kháng chút là mọi chuyện sẽ đến tai chồng ngay lập tức. Và chồng tôi lại trách cứ như thể tôi là người phiền hà, rắc rối. Vì thế mà đã thêm hai lần nữa tôi phải viết đơn ly hôn mà nguyên nhân không gì khác là sự rắc rối của cảnh sống chung.
Cũng may, sau 4 năm sống chung, chồng tôi làm ăn phát đạt và mua được căn nhà mới nên vợ chồng tôi mới được ra ở riêng. Gia đình tôi hiện đã có cuộc sống ổn thỏa nhưng giờ khi nghĩ lại cảnh sống chung ngày đó, tôi vẫn không khỏi rùng mình.
Tôi luôn cho rằng việc sống riêng là điều quan trọng giữ cho gia đình bớt căng thẳng, mâu thuẫn.
Theo Mai Thi/Nguoiduatin
Bi kịch của nàng dâu trót dại ăn cắp tiền của mẹ chồng
Chuyện sẽ chẳng đến nước như này nếu như chị không dại dột, cạn nghĩ ấy cắp tiền của mẹ chồng. Để rồi bi kịch cuộc hôn nhân của chị lung lay trên bờ vực thẳm..
Lấy được anh chị cứ ngỡ rằng mình may mắn. Bởi tuy bề ngoài không đẹp trai, phong độ nhưng bù lại anh lại được sinh ra trong một gia đình khá giả, giàu sang. Bản thân anh được ăn học đàng hoàng và có một công việc ổn định với mức lương cao ngất ngưởng khiến nhiều người phải chậc lưỡi thèm thuồng. Nhưng đời với chị chẳng hề như mơ, dù cho chị sở hữu tấm bằng đại học sư phạm loại ưu nhưng hết lần này đến lượt khác đi xin việc đúng chuyên ngành chị đều bị khước từ. Cực chẳng đã chị đành xin đi làm bán hàng kiếm đồng ra đồng vào dù mức lương có ít ỏi cũng khỏi mang tiếng là ăn bám chồng.
Cứ nghĩ đi làm là có tiền, chẳng rủng rỉnh nhưng chị có thể mua cái này cái nọ mà không phải xin xỏ chồng. Ấy nhưng chồng chị giữ luôn cái thẻ ATM của chị và hàng tháng đưa cho chị một khoản tiền vừa đủ để đi chợ nấu ăn, còn thứ khác như sắm đồ đạc trong nhà hay sắm cho con đều một tay anh chi trả. Anh khá kĩ tính nếu không muốn nói là ki bo.
Ảnh minh họa
Tiền anh giữ và chưa bao giờ gửi về biếu nhà ngoại một đồng dù cho đó là dịp lễ tết đi chăng nữa. Chị buồn, nhiều khi khó chịu bởi sự khinh thường của chồng đối với bố mẹ mình. Chị có càu nhàu thì anh quắc mắt đáp: "Hàng tháng em kiếm được bao nhiêu mà đòi biếu bố mẹ em? Chừng ấy chẳng đủ cho em ăn và mua quần áo đâu đấy. Em cũng nên biết thân biết phận mình đi đừng đòi hỏi", "Muốn biếu bố mẹ em ư? Vậy thì em cứ kiếm nhiều tiền hơn nữa đi rồi mà biếu". Chị chẳng biết nói gì cứng họng uất ức. Tính anh là vậy anh luôn coi trọng đồng tiền và cứ muốn giữ khư khư cho riêng mình.
Chị nhịn anh cho "cơm lành canh ngọt" nhưng càng nhịn thì càng tạo thành một thói quen khó bỏ. Mỗi lần định mở miệng đấu tranh nhưng lại sợ anh ngọt nhạt, sợ con buồn tủi nên chị lại thôi. Mọi thứ cứ bình lặng trôi cho đến một ngày gia đình anh chị về quê dự đám cưới em trai anh. Nhà anh và nhà bố mẹ chị cách nhau chưa đầy 2 km. Lâu lắm mới về quê chị cũng muốn biếu bố mẹ ít tiền nhưng không có. Bố mẹ chị không đòi hỏi nhưng chị thương ông bà quá mà chẳng biết làm sao. Trong khi em gái chồng chị đi xuất khẩu ở Hàn Quốc gửi về cho bố mẹ chồng 30 triệu để lo đám cưới.
Ai xui không biết mà hôm ấy mẹ chồng chị lại cất cục tiền dưới nệm, nghĩ người đông hỗn loạn chị có ăn bớt chút xíu cũng chẳng ai hay. Nghĩ là làm nửa đêm khi mọi người đã ngủ say chị lén ăn cắp 2 triệu còn đâu chị đặt nguyên vào vị trí cũ. Định bụng ngày mai sẽ mang sang biếu bố mẹ mình. Lúc đó chị luống cuống vừa lo sợ nên đã va vào cái ghế con giữa nhà, nghe tiếng xoẹt mẹ chồng chị tỉnh giấc bật đèn tri hô bắt người ăn trộm. Tang chứng, vật chứng rành rành chị chẳng thể nào chối cãi nổi và cũng không ai nghe chị nửa lời giải thích.
Anh nhìn chị bằng ánh mắt đỏ ngầu giận dữ: "Tôi tưởng lấy vợ học sư phạm là ngoan hiền lắm, không ngờ lại cõng rắn về cắn gà nhà. Cô làm tôi mất mặt quá? Tính sao bây giờ nhỉ? Tôi cho cô chọn lựa". Nghĩ vợ làm mất mặt mình, anh bỏ đi không thèm nói thêm một lời nào nữa. Hết anh đến lượt mẹ anh, em trai giày xéo nhân phẩm của chị: "Ngày mai tôi sẽ sang nói chuyện với bố mẹ cô, đúng là đồ cùi bắp không biết dạy con", "Sao chị có thể làm như thế nhỉ? May mà phát hiện ra không thì ngày mai mọi người lại nghĩ oan cho nhau. Chắc chị ấy lấy tiền cho trai ấy mà...".
Xong mọi người đi ngủ hết còn lại mình chị thổn thức. Chị biết mình đã sai, chị biết mình đã dại, đã gây ra chuyện tày đình này. Gia đình chồng chị sẽ chẳng tha thứ cho chị. Rồi chị khóc nức nở, chị thương bản thân mình vì đâu nên nỗi. Không làm chủ được cuộc sống của mình nên chị mới rơi vào thảm kịch như thế. Chị giận mình bất hiếu với cha mẹ, giận mình ngu dốt đã không giúp được cha mẹ lại còn để cha mẹ bị nhà chồng sỉ nhục
Đêm hôm ấy chị mất ngủ. Chị nghĩ suy nhiều lắm, chị tưởng tượng ra cảnh hỏi cung ngày mai và cảnh lạnh lùng hắt hủi của người nhà chồng chị. Tồi tệ hơn có thể chị sẽ đánh mất cuộc hôn nhân mà bấy lâu nay chị vun đắp này mãi mãi. Nghĩ thế nước mắt chị lăn dài, đời từ nay với chị đúng là một tấn bi kịch, một màn đêm u tối...
Theo Nguyenlam/Afamily
Nỗi lòng của cô vợ bị chồng chê vừa đần vừa vụng Anh bảo: "Lấy được người vợ vừa đần vừa vụng như em thật không biết kiếp trước anh đã làm gì nên tội". Chị ơi, nhiều lúc em chảy nước mắt muốn bỏ tất cả đi cho rồi Chị ạ, em lấy được người chồng có thể nói là niềm mơ ước của nhiều người. Khi lấy anh thì nhà em ở quê...