3 lần bị chồng đánh với lý do vớ vẩn
Đang đêm khó ngủ, tôi dậy bật máy tính để đọc báo cho dễ ngủ hoặc nấu nướng không ngon, hát ru con ngủ… chồng cũng cằn nhằn, mắng mỏ và tát tôi.
Ảnh minh họa
Tôi năm nay 28 tuổi, chồng tôi hơn tôi 3 tuổi. Chúng tôi kết hôn được 3 năm, hiện có 1 bé trai 16 tháng tuổi đã biết đi, biết nói. Tôi có nghề nghiệp (đã tốt nghiệp đại học ngành xây dựng), công ăn việc làm ổn định tại một cơ quan nhà nước. Nếu nuôi con một mình thì hơi thiếu thốn một chút vì tôi cũng chỉ mới ra trường đi làm được 4 năm, cha mẹ ruột ở quê cũng nghèo. Hiện tại vợ chồng tôi đang ở nhà ở nhà thuê, tài sản chung chỉ có một cái máy tính xách tay (anh đang dùng), một máy giặt, son nồi, chén bát. Tôi quyết định nộp đơn ly hôn đơn phương nhưng tôi muốn phải suy nghĩ thật thấu đáo trước khi đưa đơn ra tòa.
Trước đây, con tôi vừa sinh được hơn 20 ngày, hai vợ chồng có cãi nhau (chủ yếu là anh chửi tôi), tôi định bồng con về quê nên cha mẹ ruôt tôi biết chuyện nên gọi điện nói chuyện với anh, anh có nói rằng “Đợi thằng cu lớn lớn rồi con cũng li dị vì tôi ương bướng” (ba mẹ tôi không dám nói với tôi chuyện này cho đến hôm nay khi tôi nói với em trai tôi về việc tôi sẽ đưa đơn ra tòa, em tôi mới nói chuyện này với tôi). Tôi không thể hỏi ý kiến của những người thân vì nếu hỏi ý kiến họ hàng bên chồng thì dĩ nhiên sẽ được an ủi và bảo cố gắng nhường nhịn, chịu đựng và bỏ qua.
Còn nếu hỏi ý kiến bên họ hàng của tôi thì sẽ được phân tích thiệt hơn sau đó là khuyên cố gắng bỏ qua được thì bỏ qua và tùy con quyết định (dĩ nhiên không thể khuyên tôi ly hôn). Vì vậy tôi muốn vào đây để xin lời khuyên của mọi người, những người có con gái đã, đang và sẽ lấy chồng cho ý kiến vì sao con nên kết hôn. Những anh chị đã ly hôn thì xin cho tôi biết những khó khăn sau ly hôn và những người khác thì vì sao nên ly hôn và có cần phải ly hôn không? Và nếu các độc giả là các luật sư thì hãy hướng dẫn giúp tôi các thủ tục để giành được quyền nuôi con.
Tôi là một người đạo đức, nghiêm túc trong mọi mối quan hệ, khi đến với chồng tôi vẫn còn trong trắng. Nói thế để mọi người hiểu rằng tôi tự nhận xét mình là người sống có đạo đức, có cái tâm. Còn chồng tôi nhìn bề ngoài thì cũng hiền, đẹp trai, đã tốt nghiệp đại học ngành xây dựng, thương con, cuối tuần hay chở mẹ con đi chơi, cà phê cà pháo, lễ tết cũng chở ra ngoài ăn uống đó đây. Tôi muốn anh tặng tôi cái gì thì anh mua cái đấy tặng tôi, thỉnh thoảng anh cũng là người biết nghĩ lại. Bảy ngày tôi sinh trong bệnh viện, một tay anh chăm sóc hết mực chu đáo, tất cả mọi người đều ngưỡng mộ. Tôi sống chung với nhà chồng gần 3 năm và mới chuyển ra ngoài sống được 6 tháng nay.
Chuyện là, sau khi kết hôn 1 năm, tôi mang thai được 2 tháng, trong một lần khó ngủ, tôi dậy mở máy tính để đọc báo cho dễ ngủ, vừa khởi động máy, chồng tôi dậy tát tôi 3 cái vì tội làm ồn không cho anh ngủ. Tôi không hề nói tiếng nào từ đầu đến cuối và máy tính cũng không ồn, và anh lên ngủ tiếp. Chuyện diễn ra trong im lặng nên không ai biết. Sau khi lên giường tôi nói anh chỉ đánh em được 3 lần vậy thì anh đánh đi (ý là nếu xảy ra đến lần thứ 3 thì tôi sẽ chia tay). Sợ buồn nhiều sẽ ảnh hưởng đến đứa con trong bụng nên sau hai ngày im lặng tôi bỏ qua và nghĩ sẽ tha thứ cho anh nên không nói chuyện này với ai cả.
Lần thứ 2 tôi mang thai 5 tháng, một lần hấp mực cho anh ăn, chồng tôi thích ăn mực còn tôi có bầu nên không ăn được. Nhưng vì thương chồng tôi vẫn nấu cho chồng ăn nhưng rất tiếc món mực hấp chưa được chín. Anh bắt đầu càu nhàu, cằn nhằn tôi đủ kiểu. Tôi không kìm được nên nói “Anh có để im cho em ăn một miếng không, không ăn được thì đổ đi”. Sau câu nói này, lại vài cái tát nữa được anh giành cho tôi. Lần này tôi có chống cự và đánh lại. Cha mẹ chồng đến can ngăn.
Video đang HOT
Đêm đó cái thai máy suốt đêm. Và mẹ chồng tôi nói có bà ngồi đó mà tôi nói không ăn được thì đổ đi, tôi đã xin lỗi bà dù trong thâm tâm tôi nghĩ tôi không có lỗi. Tôi nói, nếu một lần nữa mẹ con tôi sẽ dọn ra ngoài sống. Sau 5 ngày im lặng, tôi lại bỏ qua cùng với lý do giống lần trước.
Lần thứ 3, khi con trai được 25 ngày tuổi, tôi lại bị đánh vì câu trả lời “Con nít thì nó khóc như vậy chứ”. Bất quá tam. Mọi chuyện rồi cũng qua và cả 3 lần đều không có lời xin lỗi nào.
Lần thứ 4, khi con trai tôi 9 tháng tuổi, sau khi hai vợ chồng lên giường, thằng bé đang ngủ thức dậy khóc. Tôi hát ru con, anh ngồi dậy bóp cổ tôi, không mạnh lắm (nếu mạnh chắc là không chống cự được) và cả hai bên giằng co, thằng bé nằm bên khóc thét lên. Ba mẹ chồng chạy xuống can ngăn, tôi nói con sẽ dọn ra ngoài ở.
Ngày hôm sau, sau khi gửi con đi trẻ, một mình tôi đi tìm phòng trọ, dọn đồ mẹ con tôi đến. Trong hai ngày tôi dọn xong và chiều hôm đó định đón con về thì ông bà nội đón rồi. Tôi qua nhà đón con, cả nhà không cho, bảo ngồi nói chuyện phải trái. Anh không hề thấy mình có lỗi và tôi chỉ ra thái độ không hối lỗi của anh. Sau đó ba chồng tôi bảo tôi vô phòng còn ông bồng thằng bé lên phòng ông chơi. Một lúc sau chồng tôi xuống xin lỗi, hứa hẹn, thề thốt và tôi bỏ qua. Sau đó hai vợ chồng đi lấy đồ về cho con, chuẩn bị trả phòng lại mà không ở.
Tất cả những lần anh đánh tôi,tôi đều thấy mình không làm gì sai, không nói sai, thậm chí là không nói gì (tức bình thường chứ không phải làm thinh). Tất cả những lần anh đánh tôi, trừ lần đầu mọi người không hay biết còn lần nào mẹ chồng cũng nói tại tôi thế này, tại tôi thế kia. Lần đang ru con ngủ thì bà nói tôi nói sai sự thật. Khi bà nói thế, tôi yêu cầu anh nói đúng sự thật vì sao anh đánh em (tôi không có tật nói hỗn hay thay đổi ngôi xưng lúc cãi nhau). Và câu trả lời của anh là vì sau nhiều lần mẹ nói tôi thế này, thế khác với anh nhiều lần làm anh ức chế nên anh đánh tôi.
Tôi biết chồng tôi khó xử giữa mẹ và vợ nên tôi không bao giờ lên tiếng về sự ấm ức của mình với anh, khi nào anh thấy quá đáng thì cũng lên tiếng thay tôi còn không thấy thì thôi. Trong tất cả các cuộc cãi nhau giữa hai vợ chồng lúc nào bà cũng bênh vực chồng tôi mà không biết phải trái đúng sai. Chồng tôi sai lè lè ra đó bà cũng nói tôi thế này thế khác (có lẽ đó là một phần lý do chồng tôi không thấy mình sai và có quyền đánh vợ). Sau rất nhiều chuyện làm tôi tổn thương và lần này là dấu chấm hết cho những tình cảm tôi cố gắng dành cho bà nhưng bề ngoài tôi vẫn bình thường. Và anh cũng không phải là người có nhu cầu sinh lý cao mà ức chế chuyện ấy trong lúc tôi bầu bì, sinh nở mà sinh chuyện.
Hai tháng sau, anh đề nghị ra ngoài sống. Chúng tôi thuê nhà và chuyển ra ngoài sau khoảng 2 tháng. Trước khi đi hai vợ chồng có cãi nhau một lần nữa, về chuyện gì thì tôi không nhớ nhưng tôi nhớ câu mà mẹ chồng nói “Nó không đi làm thì nó ăn cơm nhà này chớ có ăn của tôi đâu “(giờ thì tôi nghĩ bà nói vậy thì vậy con tôi lấy gì ăn đây?), đại ý là vậy. Tôi là người sống nặng về tình cảm và biết điều nên chồng tôi dù công việc không ổn định nhưng tôi vẫn không hề càu nhàu hay ý kiến này nọ. Tôi cố gắng chi tiêu trong khoảng tôi làm ra, khi nào hết thì nhịn ăn nhịn tiêu chỉ mượn đỡ tiền mua sữa và nộp tiền trẻ cho con (mượn của thằng em ruột tôi).
Tôi cố gắng tự xoay xở mà không dám nói với anh vì sợ gây thêm áp lực cho anh. Công việc nhà thì anh hiếm khi tham gia, hầu như chỉ có mình tôi làm, lâu lâu anh nấu cho con bình nước sôi hay phơi giỏ quần áo của con mới giặt. Con thì gửi trẻ từ 4 tháng. Gần ba năm làm dâu (trừ 2,5 tháng sinh con phải ở cữ chưa bao giờ tôi nấu cơm mà có ai đó phụ nhặt rau dù em gái chồng bằng tuổi tôi hoặc mẹ chồng hoặc chồng. Lâu lâu tôi bận việc ở ngoài thì người khác mới nấu.
Ra sống riêng, thời gian đầu anh chỉ về nhà buổi tối, buổi trưa gọi điện về hỏi nấu cơm chưa để chạy về ăn (dạo này anh đang thất nghiệp). Còn một tháng trở lại đây thì anh gần như ở hẳn nhà ba mẹ chồng, thỉnh thoảng về ăn cơm tôi nấu (Anh về khuya nên ăn một mình, tôi không thể chờ cơm được vì không biết anh có về không, không biết anh có ăn không). Tôi nấu mà anh không ăn còn thừa phải đổ. Rất nhiều lần như vậy, có khi gọi điện về ăn cơm anh ừ hử nói ăn rồi không về. Anh ăn, uống, tắm giặt, quần áo, giày dép để bên ấy, đi làm là về bên ấy, khuya (10, 11giờ) mới về ngủ với vợ con.
Tôi nói thì anh nói làm việc (máy tính xách tay đi đâu mang theo đó mà) nên tôi hiểu chỉ là cái cớ (đoạn này đang có việc). Thứ 6 tuần trước, sau nhiều lần anh nói ăn rồi không ăn, hôm đó anh cũng nói ăn nhưng tôi thì nhờn thuốc rồi nên chỉ nấu nhiều cơm hơn bình thường và một món cá kho chứ không bày vẽ nhiều. Aanh về chê ỏng chê eo rồi nấu mì tôm ăn (anh thích ăn mì tôm), sau đó là tuyên bố không ăn cơm nhà nữa. Có hôm anh tự dưng không về ngủ mà cũng không gọi điện, đợi đến 12 giờ đêm tôi gọi điện hỏi thì anh nói anh không về.
Cho đến tối hôm kia, tôi đi làm thêm về khoảng 9 giờ tối (bình thường về khoảng 7, 8 giờ), tôi về qua nhà nội đón con (không bao giờ anh đón con về nhà chúng tôi). Anh chỉ mặt tôi nói: “Mày làm cái chó gì mà giờ mới về?”, tôi nói tôi đợi bác sĩ nên về trễ (tôi làm thêm nghề trình dược nên muốn vô chào thuốc với bác sĩ thì phải đợi hết bệnh nhân). Khi tôi lại gần bồng con thì anh dọi cả nắm đấm vào mặt tôi, tay kia vẫn bồng con, thằng bé khóc ré lên. Sau đó anh xông vào đòi đánh tôi nữa. May mà ba chồng xuống kịp can ngăn, tôi nói anh đánh tôi cái nữa tôi sẽ gọi công anh cho anh coi. Và tôi nói sẽ gửi đơn ly hôn.
Tôi rất quấn con nên sau giờ làm lúc nào tôi cũng vội vã về với con, tôi mới đi làm thêm được khoảng 3 tuần nhưng không phải đi thường xuyên. Lần này không hiểu sao tôi tỉnh queo, không hờn giận, không nặng nề (dù đã bắt đầu không ăn được, giống thời gian tôi sinh con ở nhà anh, sau này về quê cha mẹ tôi thuốc thang mới dần hồi phục). Khi cãi nhau anh hay xưng mày tao, chửi tôi với những từ tục tũi. Sau này tôi nói thì anh cũng hạn chế được nhiều.
Tất cả những lần anh đánh tôi đều không có thương tích gì, đánh nhẹ nhưng tôi thấy mình tổn thương ghê gớm. Và tôi hiểu thằng bé cũng bị tổn thương không nhỏ sau những lần chứng kiến ba đánh mẹ dù bây giờ nó chưa biết nhiều (bị tổn thương trong vô thức). Cái này những ai đã từng trải qua tuổi thơ bất hạnh trong một gia định bạo hành thì có lẽ sẽ hiểu rất rõ. Tôi thà nuôi con một mình từ khi thằng bé cón rất nhỏ chứ nếu để nó lớn lên trong gia đình không hòa thuận, bố đánh mẹ, sau này có thể là chửi nhau, ngoại tình nữa…thì lớn lên nó sẽ phát triển không bình thường được. Như vậy tuổi thơ của nó sẽ có một vết sẹo, sẽ căm ghét cha nó, sẽ thiếu tự tin (cái này tôi thấy rồi) và nhiều cái mình thấy ngoài xã hội nữa thì tôi sẽ ân hận suốt đời. Chuyện này là lực tác động cuối cùng làm vỡ “cái bờ” chịu đựng trong tôi…
Theo VNE
Tết hạnh phúc của nàng dâu nghèo
Ngày tết, mẹ chồng, nàng dâu cứ quấn quýt đi hết họ hàng chúc tết rồi lại đi lễ, chùa thắp hương cầu lộc. Đi đến đâu bà cũng khoe với làng xóm nhà có con dâu vừa đẹp người, vừa đẹp nết, lại hiểu biết, học vấn cao khiến Trang mát mặt vô cùng.
Khi Trang lên xe hoa, mọi người đều thương vì phận gái ngoan vừa thông minh, xinh đẹp lại đi làm dâu nhà nghèo. Tết đến mọi người đều nhận ra làm dâu nhà nghèo hóa lại hay.
Trang và Huy mới kết hôn được 6 tháng. Trang vốn là cô giáo dạy tiếng Anh giỏi lại nổi tiếng xinh đẹp, ngoan hiền, xuất thân trong gia đình gia giáo, có điều kiện, vì thế mà cô được nhiều anh chàng để ý đến. Nhưng Trang đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ khi chọn lấy anh chồng là thợ sửa xe trong một gara ô tô.
Ban đầu, nhiều khi Trang cảm thấy cũng hơi chạnh lòng vì bị đồng nghiệp và người thân nói là "dại". Kết hôn với một công nhân "quèn" thì chỉ mang "nặng" vào thân, không bao giờ được nhàn hạ, sung sướng trong khi Trang có rất nhiều sự lựa chọn. Nhưng sau này vì tình yêu chân thành mà Huy dành cho vợ, cộng thêm tình cảm của nhà chồng khiến cuộc sống đạm bạc của Trang đầm ấm và hạnh phúc.
Đơn giản như ngày Tết, các chị trong cơ quan phải đau đầu vì lo tiền tiêu tết, tiền mừng tuổi bên nội, bên ngoại, sắm sửa đồ đạc để làm đẹp mặt với nhà chồng thì Trang vẫn thanh thản.
Trang chia sẻ: "Tiền thưởng tết cũng đủ mua sắm quần áo và một số đồ đạc mới cho hai vợ chồng. Tiền thưởng của chồng thì để dành mua quà về quê biếu bố mẹ đằng nội, đằng ngoại và mừng tuổi người già, trẻ nhỏ. Vì quê chồng vốn nghèo khó nhưng sống giản dị. Ngày tết đã có gà nuôi ngoài vườn, cá thả dưới ao, rau xanh đầy đủ các loại. Từ lá dong gói bánh chưng cho đến rượu đều tự nhà cất. Tiền mừng tuổi ở quê cũng nho nhỏ, chủ yếu là ngày tết mọi người thăm chúc, chào hỏi nhau là chính".
Tết đến mọi người đều nhận ra làm dâu nhà nghèo hóa lại hay.
Năm nay Trang về quê chồng ăn tết, nhà ở trên Hà Nội chỉ là phòng trọ không phải lo, nhà ở quê đã có bố mẹ chồng tu sửa. Cứ năm hết, tết đến là bố và em chồng mua vôi, sơn ve quét tường, trang hoàng ngôi nhà ngăn nắp, xinh xắn. Trang tâm sự: "Mẹ chồng ở quê cũng hiền lắm, mua cho bà tấm áo len mới bà còn mắng cho, bảo để mà chi tiêu..."
Ngày tết, mẹ chồng, nàng dâu cứ quấn quýt đi hết họ hàng chúc tết rồi lại đi lễ, chùa thắp hương cầu lộc. Đi đến đâu bà cũng khoe với làng xóm nhà có con dâu vừa đẹp người, vừa đẹp nết, lại hiểu biết, học vấn cao khiến Trang mát mặt vô cùng.
Nhiều khi so sánh với bạn bè lấy chồng sang, nhà trên phố, Trang lại thủ thỉ với chồng thấy mình may mắn. Cô bạn cùng lớp đại học của Trang lương tháng 20 triệu mà vẫn lo cuống vì tết đến, tiền đâu mừng tuổi nhà chồng. Chưa đến tết mà mẹ chồng đã "nói bóng nói gió" đòi nàng dâu gửi tiền về sắm tết, rồi mua quà biếu nội ngoại, bạn bè nhà chồng. Chỉ tiền mua đồ cho mấy cô em chồng đã tốn hơn chục triệu, chưa kể đến mừng tuổi cho bà nội, bà ngoại của chồng, lại thêm phần lì xì cho mấy đứa cháu rồi trẻ con nhà họ hàng đến chơi.
Cám cảnh hơn là chị đồng nghiệp với Trang cũng vừa kết hôn được 6 tháng. Mang tiếng lấy chồng nhà giàu nhưng bị nhà chồng phản đối, nên tết này là cơ hội càng phải lấy lòng nhà chồng. Mẹ chồng biết vậy vòi vĩnh đòi mua vàng làm quà tết. Chị đồng nghiệp của Trang choáng váng...
Cuộc sống của một nàng dâu nhà nghèo như Trang mộc mạc mà no ấm. Sắp tết thì được mọi người háo hức mong về, tết qua thì được mẹ chồng gói gém bao nhiêu là đồ ăn để mang đi. Nghĩ đi nghĩ lại, Trang vẫn thấy sự lựa chọn của mình sáng suốt, chỉ mong 365 ngày của năm ngày nào cũng là tết để về quê học cách nấu bánh chưng xanh, chè lam rồi làm nàng dâu ngoan của mẹ chồng.
Theo VNE
Chồng biến phòng khám thành nơi 'mây mưa' với bệnh nhân Thay vì khám chữa bệnh cho người thì anh sử dụng phòng mạch như một nơi để anh gặp gỡ, tán tỉnh, ngoai tinh và thậm chí "mây mưa" cùng những bệnh nhân nữ lọt vào mắt xanh của anh. Hôm nay anh lại đi làm về muộn. Chi hết đi ra lại đi vào, lòng dạ như có lửa đốt, chốc chốc...