3 kỹ năng sinh tồn cần ghi nhớ khi xe ô tô gặp tai nạn
Trong tình huống không may xảy ra va chạm, những người trên xe ô tô cần nhớ đến một số kỹ năng mang tính sống còn này để có thể tránh được thương vong.
Theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về ô tô, mỗi hành khách khi ngồi trên xe hơi nên trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng sinh tồn phòng trong các trường hợp xảy ra tai nạn. Tất nhiên còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ va chạm và sự may mắn, nhưng thực tế những kỹ năng này sẽ giúp cho bạn chủ động trong mọi tình huống và có thể hạn chế sự thương vong cho bản thân.
Trong trường hợp xe ô tô xảy ra tai nạn, mọi thứ xung quanh sẽ diễn biến rối loạn, tuy nhiên bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể. Kiểm soát được cảm xúc, bạn đã phần nào kiểm soát được phần nào tình hình. Còn lại là kỹ năng, sự cố gắng thoát khỏi tình huống xấu của bản thân bạn và không thể không nhắc đến sự may mắn.
2. Vị trí ngồi trên xe ô tô và tư thế hạn chế sự va đập
Khi di chuyển bằng xe ô tô con hay xe khách, hãy lựa chọn những chiếc xe có trang bị hệ thống an toàn đầy đủ và hãy thực hiện nghiêm túc luật giao thông khi thắt dây an toàn đúng quy định. Đừng chỉ vì một chút chủ quan mà đổi lấy sự ân hận không thể cứu vãn.
Khi thấy xe mất kiểm soát hoặc xảy ra va chạm, hãy nhanh chóng bảo vệ bản thân bằng cách tránh xa vị trí của những thanh chắn của xe ô tô, kính xe hay kể cả những vali hành lý to… Những vật này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thương vong cho hành khách khi xảy ra tai nạn.
Video đang HOT
Đồng thời, nếu có thể bạn hãy dùng khăn hoặc áo khoác để băng vùng đầu và vùng cổ, mục đích giảm dư chấn khi bị va đập. Bởi đây là 2 bộ phận rất dễ bị chấn thương, và có thể đe dọa đến sinh mạng nếu như bị chấn thương nặng.
Hoặc nếu như không có vật dụng nào để bảo vệ bản thân khỏi sự va đập, các bác sĩ cũng khuyên hành khách trong tình huống này nên cuộn tròn người lại thật chặt, cúi đầu thấp xuống ở mức thấp nhất, 2 tay ôm vòng qua đầu. Đây là tư thế an toàn nhất trong trường hợp xe ô tô xảy ra tai nạn mà các bác tài nhiều kinh nghiệm lái xe ô tô chia sẻ.
Khi xe xảy ra tai nạn, phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra sau đó như xe bốc cháy, phát nổ, rơi xuống vực hay rơi xuống nước, hãy bình tĩnh và quan sát xung quanh, tìm búa phá kính để có thể thoát thân qua cửa sổ xe. Nếu như trên xe không có búa phá kính, hãy cố gắng tìm vật cứng khác để phá vỡ cửa xe.
Theo Mocar.w3w.vn
Lưu ý với các bộ phận trên xe ô tô mà xế mới cần biết
Khi mới tập lái ô tô, bất ký ai cũng sẽ rất bỡ ngỡ với các bộ phận và các chức năng của xe. Việc đầu tiên trước khi trở thành một tài xế giỏi là phải biết về các bộ phận và chức năng của chiếc ô tô.
Mỗi một bộ phận trên ô tô lại có một chức năng riêng. Với những người lái xe đã lâu năm chắc chắn phải biết những điều này. Còn với xế mới chưa có kinh nghiệm lái xe thì có thể sẽ rất khó khăn trong việc xử lý nhiều chi tiết đến vậy. Vì vậy trong bài viết này, Oto.com.vn sẽ lưu ý cho các bạn những bộ phận của xe ô tô tưởng chừng rất đơn giản nhưng nhiều khi lại rất khó sử dụng.
1. Mở nắp che bình xăng, nắp ca-pô, cốp
Có nhiều loại xe đời cũ thường không có nút mở nắp che bình xăng. Vì vậy, tài xế không thế ngồi một chỗ để điều khiển mà thay vào đó cần phải ra khỏi xe, sau đó ấn thẳng vào nắp che bình xăng để nó bật nắp ra hoặc nâng cốp lên.
Khi mở nắp bình xăng cần phải mở từ từ và đóng thật nhanh. Nếu mở từ từ thì lượng không khí sẽ thoát dần ra, tránh bị áp lực khiến bật nắp hoặc dễ gây cháy nổ. Khi đóng lại cần phải nhanh để không khí không trành vào được.
Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các loại xe đều đã được cải tiến hơn. Ở phía đầu gối chân trái của tài xế ở trên cao hoặc dưới thấp sẽ có các lẫy dùng để mở nắp che bình xăng, nắp ca-pô và cốp. Nếu có xe không có nút mở cốp thì có thể mở bằng điện tử ở phía sau.
2. Gạt nước kính sau
Khi gạt nước kính trước rất đơn giản, bạn chỉ cần gạt bên phải vô-lăng, gạt lên hoặc xuống theo từng mức. Nhưng gạt nước phía sau lại phức tạp hơn. Cũng cùng cần gạt đó, đầu cần có thể xoay tròn, khi đó bạn cần phải xoay và quan sát qua gương chiếu hậu để thấy được mức độ hoạt động của cần gạt mưa phía sau.
3. Chống chói gương
Có những xe không có chức năng tự động chống chói trong gương chiếu hậu, mà như vậy nếu không biết làm thế nào cho hết chói thì sẽ rất nguy hiểm. Khi đó tài xế hãy nhớ cách này, gạt lẫy nhỏ dưới gương, những ánh đèn chói từ xe sau sẽ được giảm đáng kể. Thực chất là khi đó gương đã sắp xếp lại các lá gương ở trong để giảm bớt độ chói hơn.
4. Cần số sàn dạng móc R
Khi tài xế theo tác gạt cần sang trái rồi đẩy lên sẽ là vào số 1. Để vào được số lùi ta cũng thực hiện như vậy nhưng túm vòng tròn nhỏ phía dưới cần số kéo lên. Khi trả về mo (N) thì gạt bình thường như khi trả từ 1 về N.
5. Chốt trẻ em
Nhiều người cho rằng để khóa trẻ em phải chỉnh trên bảng đồng hồ bằng cách nào đó. Thật ra khi làm chức năng này cần để ý trên thành cửa có biểu tượng khóa trẻ em. Lúc này việc gạt hoặc xoay tùy ở từng xe, chức năng khóa trẻ em làm như vậy là được.
Theo Vnexpress
5 mẹo lái xe giúp phòng tránh tai nạn trong thời tiết xấu Thời tiết xấu là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông, dưới đây là một số mẹo và kinh nghiệm lái xe giúp tài xế vững vàng tay lái trong mọi tình huống. Thời tiết xấu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, khoảng 22% số vụ tai...