3 kiểu khổ cực của các ông bố trong Về Nhà Đi Con: Choáng nặng với cú twist từ “cha con” thành “tình địch”
Về Nhà Đi Con mang tới cho khán giả hình ảnh của ba người bố, thì cả ba đều mang những nỗi khổ điển hình của những ông bố ngoài đời.
Giả thuyết kì lạ nhất Về Nhà Đi Con: Nghi ngờ Nhã tìm Vũ bàn kế đánh sập… Luật Giang! Thấy Thẩm Nguyệt khóc trong Thất Nguyệt An Sinh truyền hình, ai nấy hoang mang tự hỏi: “Đây là cô ta đang khóc ấy hả?” Sau Vu Quy Đại Náo, phim cung đấu Việt bị kêu gọi tẩy chay vì Diễm My 9x “vạ miệng”: Nghệ sĩ mình hình như không sợ khán giả?
Về Nhà Đi Con ngày càng chiếm trọn sự chú ý của khán giả vào tối bởi nội dung quá xuất sắc. Mỗi nhân vật lại mang một câu chuyện riêng, nhưng ấy lại là câu chuyện điển hình mà bất cứ ai cũng có thể soi vào và thấy mình trong đó. Điều này không chỉ đúng với những tuyến nhân vật đầy drama là Thư ( Bảo Thanh) – Vũ ( Quốc Trường) hay cặp đôi chim ri Ánh Dương ( Bảo Hân) – Bảo (Quang Anh), mà ngay cả những ông bố cũng mang theo mình nhiều câu chuyện gần gũi.
Ông Sơn – Nỗi khổ gà trống nuôi con, lại còn tận ba cô con gái
Sau những biến cố mà Huệ (Thu Quỳnh), Thư và Dương trải qua, khán giả không chỉ thương ba chị em, mà thương nhất có lẽ chính là bố Sơn (NSƯT Trung Anh). Một đời gà trống nuôi con, lại là ba cô con gái với biết bao chùng chình của cuộc đời, ông Sơn có những nổi khổ mà hầu hết “gà trống” đều mang. Phải chăng vì vậy mà trước kia, Về Nhà Đi Con có tên là Nước Mắt Gà Trống?
Với Huệ, ông buồn vì mình đẩy con vào hoàn cảnh lớn ép, để con từ khi 9 tuổi đã sống cuộc sống như một người mẹ của hai đứa em nhỏ. Khi con lớn, ông không có tiền để cho con có thể có cuộc sống an nhàn một chút. Món tiền tiết kiệm ít ỏi dùng để giúp Huệ mua nhà cuối cùng cũng bị con rể nướng vào canh bạc. Ông càng buồn hơn khi mình cố gắng giúp con hàn gắn cuộc hôn nhân thực chất lại là bắt con phải chịu đựng những tháng ngày kinh khủng với người chồng bê tha, vũ phu.
Với Thư, ông những tưởng đây là đứa con thông minh, nhanh nhẹn hơn cả. Nhưng rồi chính sự nhanh nhẹn ấy đã mang đến cho cô những cái kết dở khóc dở cười. Cũng vì ham muốn một cuộc sống giàu sang, để bố được sống sung sướng hơn, Thư đã nuôi mộng lấy chồng giàu. Và Thư đã thực hiện được điều đó. Ông Sơn cũng an tâm khi Thư lấy Vũ. Nhưng niềm vui ấy không kéo dài lâu. Ông Sơn đã vô tình phát hiện ra chuyện bồ bịch của con rể và hợp đồng hôn nhân của con gái mình. Ông cay đắng đến nhà thông gia để đón con với câu nói như chạm tới trái tim của tất cả khán giả “Giờ bố chẳng có gì, ngoài sự già nua, giáo điều, lẩm cẩm. Nhưng bố còn tình yêu và một ngôi nhà, để bất cứ lúc nào, các con muốn đều có thể về”.
Cuối cùng là Dương – đứa con út bé bỏng ông thương nhất vì mất mẹ từ nhỏ. Thực ra, Dương và ông đã từng hiểu nhầm nhau, cho nên mới xích mích suốt như vậy. Ông Sơn đã quá lớn tuổi và không thể hiểu nổi con mình muốn gì. Còn Dương thì luôn bị ám ảnh bởi cái tên Dư mà bố ghi trong giấy khai sinh của mình. Mất đến gần 20 năm, hai bố con mới có thể xoá đi rào chắn tình cảm để thực sự cùng ngồi xuống lắng nghe nhau.
Ông Luật – Cả đời cố gắng uốn nắn cậu con trai quý tử
Nếu như ông Sơn ôm một nỗi khổ không thể chia sẻ với ai, thì ông Luật (NSND Hoàng Dũng) lại đau đáu một nỗi buồn vì cậu con trai quý tử. Cả đời ông Luật cố gắng làm lụng, gây dựng Luật Giang cũng chỉ có một mong muốn duy nhất là để sau này Vũ có thể dễ sống hơn. Nhưng Vũ lại không sống đứng đắn như vợ chồng ông Luật kì vọng.
Khi còn đi du học, ông Luật từng nín nhịn khi thấy mỗi sáng con thức dậy với một người con gái. Rồi về đến Việt Nam, Vũ tiếp tục giở thói trăng hoa, thậm chí dắt cả con gái lạ về chính của nhà mình.
Sau này, khi Vũ và Thư lấy nhau, ông Luật lại một lần nữa phải đau đầu vì bản hợp đồng hôn nhân của các con. Ông đã im lặng vì nghĩ rằng nhờ cu Bon, hai vợ chồng Vũ sẽ có thể sống với nhau mà không cần giao kèo đó. Nhưng mọi chuyện lại không hề như ông mong đợi. Không chỉ buồn vì cuộc hôn nhân đổ vỡ, ông Luật còn muối mặt xin lỗi người bạn già của mình khi ông Sơn đến và muốn đón Thư về.
Ông Luật từng giả vờ nhập viện để Vũ chấp nhận làm đám cưới
Chú Quốc – Khủng hoảng khi trở thành tình địch của con trai
Nếu như ông Sơn và ông Luật bận tâm vì những mối lo về tương lai của con cái, thì chú Quốc (Tuấn Tú) lại loay hoay với những tâm tư của Bảo. Hai bố con cách nhau không quá nhiều tuổi, cho nên cuộc nói chuyện thông thường giống như hai người bạn trao đổi những vấn đề của cuộc sống.
Nhưng mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi khi Dương thích chú Quốc. Bảo nghiễm nhiên nhìn bố như một tình địch nặng kí. Cậu đã hằn học, có những câu nói quá trớn với bố nhằm dằn mặt, không cho bố có ý định tiến tới với Dương.
Thế nhưng, Bảo lại không hề biết rằng bố mình không những không thích Dương, mà còn cảm thấy sợ trước những chiêu trò tán tỉnh của tomboyloichoi. Quốc tự loay hoay để đối phó với thù trong (chính là con trai) và giặc ngoài (chính là Dương) một mình không nổi, đành phải cầu cứu tới cả Huệ.
Và mọi chuyện cuối cùng cũng đã yên ổn khi hai thanh niên loi choi này nhận ra tình cảm thật của Quốc là dành cho chị Huệ. Cuộc khủng hoảng tâm lý của Quốc đã trôi qua nhẹ nhàng khi Bảo và Dương trở thành đồng minh trên con đường cầm cưa chị Huệ.
Mỗi ông bố lại ôm một nỗi khổ riêng, nhưng trong chính những cái rất riêng như vậy, khán giả lại dễ dàng nhận ra câu chuyện chung của mọi ông bố khi đồng hành cùng con cái trưởng thành. Nếu là những người cha, sau khi đọc bài viết này, hãy tự nhìn nhận lại bản thân để chọn cho mình cách dạy con hợp lý nhất. Còn những người con, ngại gì không tặng ngay cho bố mình một cái ôm đầy yêu thương để bù đắp cho vất vả mà bố đi qua nhỉ?
Preview tập 75 Về nhà đi con
Về Nhà Đi Con lên sóng vào 21h thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần trên kênh VTV1.
Theo trí thức trẻ
Câu chuyện những đứa trẻ "đòi lớn" trong Hồn Papa Da Con Gái
Mượn chuyện hoán đổi hồn - xác, Hồn Papa Da Con Gái đã nói tới câu chuyện mà tất cả mọi người đều đã, đang hoặc sẽ trải qua. Đó là chuyện cứ giả như mình đã lớn và cư xử như một người trưởng thành đích thực.
Đứa trẻ nào cũng vậy, khi còn bé thì thiết tha được lớn lên. Khi lớn lại thấy mình như bị bán cho một món đồ chơi hỏng, vứt không được, dùng không xong. Thế nhưng "bất hạnh" hơn cả việc chúng nó đã lớn, ấy là chuyện chúng nó nghĩ mình đã lớn. Với hình tượng một cô con gái "cụ non" tên Châu (Kaity Nguyễn), bộ phim Hồn Papa Da Con Gái đã nhẹ nhàng kể về những hệ luỵ khi lũ trẻ cứ cố gồng mình lên để thành một hình tượng trưởng thành nào đó trong mắt chúng.
Trailer phim Hồn Papa, Da Con Gái
Hồn Papa Da Con Gái là câu chuyện cuộc sống của hai cha con Hải (Thái Hoà) và Châu sau khi mẹ mất. Mẹ Châu là người phụ nữ đảm việc nhà, có niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn múa ballet. Trong cả hai cha con, mẹ chính là người hoàn hảo nhất trên thế giới. Vì một tai biến mà người phụ nữ ấy đã không còn ở cạnh hai bố con nữa. Đối diện với sự thật nghiệt ngã, Hải như sụp đổ. Anh dần trở nên buông thả với cuộc sống hơn, kì vọng vào con nhưng lại chỉ hỏi bề nổi làm cô bé Châu bị áp lực... Còn Châu, một cô thiếu nữ có tiếng ở trường là giỏi giang và tài năng thì lại không thể chấp nhận được một người bố xộc xệch cả về ngoại hình lẫn lối sống như vậy. Khoảng cách của hai bố con ngày một xa, đến nỗi Châu đã tìm mọi cách để đi du học, để được sống cuộc sống của riêng mình chứ không phải lo cho bố nữa.
Hai bố con Hải và Châu
Khi những đứa con cố gắng đứng ở vị trí người lớn
Sắm vai một cô con gái đang ở tuổi ăn tuổi học nhưng lại luôn phải sống thay vị trí của người mẹ đã khuất, Kaity Nguyễn đã khiến khán giả cảm nhận rõ nét sự tủi thân và cô đơn khi không được là mình. Sáng nào cũng vậy, cô bé Châu tất bật với chuyện cá nhân, rồi lại nấu nướng dọn dẹp bữa sáng cho hai bố con. Và nếu như Châu được lái xe, thì có lẽ cô bé sẽ còn đưa bố đi làm rồi vào trường học. Vị trí của hai bố con đảo ngược so với những gia đình khác. Châu dường như làm một bản dupe hoàn hảo của mẹ, nhưng cô không biết rằng chuyện này không giúp ai thoải mái cả. Thậm chí, cô còn làm cho bố khó xử hơn.
Hai bố con cãi nhau liên miên
Con mệt lắm vì phải mặc một cái áo quá rộng!
Châu, hay bất cứ đứa trẻ nào khác đều vậy. Khi người lớn kì vọng nhiều, chúng càng sợ sẽ làm họ thất vọng. Thế cho nên dù có phải gồng lên, chúng cũng sẽ làm và làm một mình. Châu sợ mẹ nhìn từ một thế giới khác xuống, thấy hai bố con ngày một tệ đi, ấy là một điều kinh khủng. Châu cũng sợ mình không giỏi giang, không chỉn chu để vực lại bố. Và Châu còn muốn làm mẹ nữa, nhưng làm một người phụ nữ hoàn hảo như mẹ cô đâu phải dễ.
Châu cho rằng, bố đã không còn là bố nữa nên cô tự tìm cách để chuẩn bị cho cuộc sống của mình. Châu như gạt ông Hải ra khỏi mọi quyết định của cuộc đời. Những gì ông Hải biết về con chỉ là việc con đi học, tham gia những cuộc thi múa ballet để thoả mãn niềm đam mê. Châu giấu tiệt việc đi du học nên chính cô bé cũng gặp rắc rối. Không có chữ kí của bố, làm sao mà Châu hiện thực hoá được ước mơ ấy.
Việc cô bé cứ cố gắng để trở thành một người lớn giống như việc đang cố gắng mặc một cái áo rộng. Nếu gồng đôi vai để giữ áo thì sẽ mỏi. Nhưng nếu không thì chiếc áo sẽ che kín cô bé mất. Châu tập cách "thoát khỏi" tấm áo mà chính cô đã tự mặc lên bản thân mình. Châu rất mệt nhưng cô biết phải than vãn với ai khi bố mình cứ luôn sống một cuộc đời vô tư chẳng nghĩ ngợi nhiều.
Đến trang điểm, cô bé cũng giống mẹ
Ba mẹ cũng sẽ tự giận mình vì không giúp được con
Thế nhưng Châu không biết một sự thật rằng, bố rất thương mình. Ông Hải không nói không có nghĩa là ông không để ý đến con. Nhưng việc Châu là con gái đã cản trở Hải rất nhiều. Thứ duy nhất ông có thể hỏi con gái, ấy là chuyện học hành của con. Có lẽ Châu, hay rất nhiều khán giả khác đều không nhận ra việc ông Hải trốn tránh cãi nhau không phải hèn nhát, mà là vì ông không muốn ngôi nhà phải nặng nề với sự chỉ trích, trách móc lẫn nhau. Trong giây phút bất lực nhất, ông đã hét lên và hỏi Châu "Con không thấy mệt mỏi sao?".
Ông Hải không thể nào chăm bẵm con được như vợ đã từng, thêm vào đó, việc Châu cố gắng trở thành mẹ mình cũng khiến Hải lúng túng. Ông dường như mất đi vị trí của mình tại gia đình. Tất cả những điều ấy khiến người trụ cột của gia đình ngày nào càng trở nên cách xa với cương vị của mình, cách xa với đứa con gái thân yêu.
Điều khiến ông Hải sốc không phải việc mình đã hoán đổi thân xác với con, mà là sau khi hoán đổi thân xác, ông mới thực sự biết con gái mình là người như thế nào. Việc con đã gần hoàn thiện được hồ sơ đi du học khiến ông cảm nhận rõ nét nhất chuyện mình bị con gạt ra khỏi cuộc sống. Lúc này với ông, không phải là tức giận nữa, mà là tủi thân. Sống cùng một mái nhà, mỗi ngày đều chạm mặt nhau, nhưng nếu không biết sớm thì rất có thể một sáng nào đó tỉnh dậy, ngôi nhà chỉ còn có ông. Và vì ông đã không thể bước chân vào cuộc sống của con, nên ông đành dốc hết sức cho màn ballet cuối cùng để giúp con dành được học bổng của chuyến du học mơ ước.
Hải đã sống những tháng ngày chìm đắm trong nỗi đau mất vợ
Hãy cứ là mình, đừng trở thành một ai đó khi trở về gia đình
Chắc chắn, ở cái ngưỡng mười tám, đôi mươi, khi được va vấp vài ba lần với cuộc đời, chúng ta tự thấy mình đã lớn quá rồi. Chúng ta tự cho mình quyền quyết định mọi thứ mà chẳng hề nói với cha mẹ một câu. Thì hãy nhớ rằng, cùng lúc chúng ta đang ngẩng cao đầu cũng là lúc tấm lưng cha mẹ đang ngày một "bé nhỏ" đi. Đến một ngày nào đó, khi chúng ta không còn được nấp sau lưng cha những ngày mưa, không còn được mẹ dắt tay sang đường, khi ấy chúng ta mới tiếc nuối vô hạn thì quá muộn. Vậy nên đừng cố trở thành một ai đó khi trở về gia đình, đừng vì một lý tưởng nào đó mà đẩy những người thân ra xa.
Phim vẫn đang công chiếu các rạp toàn quốc.
Theo Trí thức trẻ
Cùng phận "gà trống nuôi con" nhưng cách hai người cha này khiến khán giả phim Việt rung động thật khác! Chung một bối cảnh là cuộc sống của những gia đình thiếu vắng bóng hình người phụ nữ, thế nhưng hai người cha trong Khi Con Là Nhà và Mặt Trời, Con Ở Đâu? lại có những sự khác biệt "không hề nhẹ". Khi Mặt Trời, Con Ở Đâu? mới khởi chiếu, khán giả đã có những sự so sánh nhất định với...