3 kiểu chồng “khó đỡ” và cách “bốc thuốc” điều trị
Nhiều phụ nữ không được may lấy phải chồng không được như ý muốn. Bài viết này sẽ giúp chị em phân loại các anh chồng và “bốc thuốc” để điều trị.
1. Chồng trẻ con
Dấu hiệu:
Chồng trẻ con là một anh chàng không có cá tính, luôn phục thuộc vào vợ ngay cả những chuyện nhỏ nhất. Chàng ta cần vợ chăm lo giống như khi còn là cậu con trai nhỏ của mẹ. Có thể, chàng là một người kiếm được tiền và biểu đồ sự nghiệp tốt, nhưng khi ở với gia đình, anh lại phụ thuộc hoàn toàn vào vợ.
Ảnh minh họa.
Khi bên cạnh vợ, anh ấy không biết cụm từ “trách nhiệm”. Chàng cần vợ gọi dậy vào mỗi buổi sáng, chuẩn bị hộ quần áo khi đi làm, chuẩn bị bữa ăn chiều và đủ thứ khác. Chàng ta cũng chẳng quan tâm đến con cái hay bất cứ điều gì trong nhà.
Thuốc điều trị:
Để chồng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, vợ cần chấm dứt ngay tất cả những hành động hỗ trợ. Bạn cần trao đổi thẳng thắn với chồng về sự thay đổi quan trọng này. Sau đó, khéo léo đưa chồng tham gia vào các hoạt động của gia đình.
Tuy nhiên, với anh chồng trẻ con, bạn cần phải thật kiên nhẫn. Đừng mong chồng sẽ thay đổi ngay sau một đêm. Nếu anh ấy chưa bao giờ phải gánh vác trách nhiêm, sự thay đổi này có thể khiến chàng ta bối rối, hoảng sợ và lo lắng. Vì vậy, bạn cần phải giúp đỡ chồng, hướng dẫn và chỉ bảo để anh ấy quen dần với trách nhiệm mới.
2. Chồng gia trưởng
Video đang HOT
Dấu hiệu:
Chồng gia trưởng luôn coi mình là người quan trọng nhất trong gia đình. Anh ấy thường vin vào cớ trụ cột của gia đình để lớn tiếng hay đặt ra các yêu sách với vợ.
Với những anh chồng này, mọi chuyện trong gia đình từ chuyện bếp núc đến con cái đều thuộc trách nhiệm của vợ. Khi nhận được sự đề nghị giúp đỡ từ vợ, phản ứng của chồng gia trưởng là nổi nóng để từ chối.
Ảnh minh họa.
Thuốc điều trị:
Với anh chồng gia trưởng, cách duy nhất để thay đổi là sự vùng dậy mạnh mẽ của người vợ. Tuy nhiên, bạn không nên để mình đơn độc trong cuộc chiến với chồng. Bố mẹ, anh em và bạn bè của chồng sẽ là những đồng minh lý tưởng giúp bạn “trị” anh chồng gia trưởng.
Hãy thảo luận với chồng về việc, cả hai sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và nuôi dạy con cái. Nếu chồng nổi nóng, bạn cần phải thể hiện sự cứng rắn, yêu cầu anh ấy hạ giọng và tôn trọng cuộc nói chuyện của 2 vợ chồng.
Có thể, anh ấy sẽ tiếp tục sử dụng những giải pháp cực đoan để cố gắng gạt bỏ đề xuất của bạn, nhưng đây là thời điểm bạn cần dũng cảm. Hãy thể hiện thái độ và hành động kiên quyết của mình. Điều này giúp chồng hiểu, cách cũ đã không còn tác dụng. Trong trường hợp, chồng dùng đến vũ lực, bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình hoặc pháp luật nếu hành động bạo lực vượt quá tầm kiểm soát.
3.Chồng hay lo lắng
Dấu hiệu:
Anh ấy thuộc mẫu người luôn lo lắng về mọi việc, từ chuyện công việc đến các mối quan hệ bên ngoài xã hội. Anh ấy luôn đứng ngoài các vấn đề của gia đình, từ chối trách nhiệm làm cha mẹ và là một phần của gia đình với lý do đang bị quá tải trong công việc.
Ảnh minh họa.
Thuốc điều trị:
Khi có một anh chồng hay lo lắng, bạn cần tinh tế hành xử để gia đình không tan vỡ. Hãy giúp chồng hiểu, công việc quan trọng, nhưng anh ấy không thể bỏ quên trách nhiệm làm cha và là thành viên của một gia đình.
Tuy nhiên, bạn cần tuyệt đối tránh việc chỉ trích. Đầu tiên, bạn cần thế hiện sự đồng cảm và chia sẻ, sau đó trao đổi nhẹ nhàng với chồng về những điều cần làm. Bạn cũng cần vạch ra những đầu công việc, lộ trình thực hiện từ ít đến nhiều và lên cho chồng một thời gian biểu phù hợp. Với anh chồng hay lo lắng, thời biểu công việc rõ ràng sẽ giúp anh ấy yên tâm và tự tin vào bản thân.
Theo Phunutoday
Ước gì tôi lấy được 1 người chồng gia trưởng!
Buồn bực nhất là, sau mỗi lần tôi làm việc gì cho anh là anh lại nói câu cám ơn. Vợ chồng thì việc gì phải cám ơn nhau như thế.
Dù gì, trong một gia đình, người chồng vẫn nên đóng vai trò qua trọng, trụ cột. Một người chồng có trách nhiệm, biết kiếm tiền, biết lo lắng mọi việc cho gia đình, dù sao cũng là người chồng mà bất cứ người vợ nào cũng cần. Đơn giản là đừng quá gia trưởng, bảo thủ thì vợ nào cũng yêu, cũng thích...
Chán vì chồng lúc nào cũng cung kính với mình.
Nhưng, với cương vị của tôi, một người vợ có một người chồng gần như không có chính kiến, lúc nào cũng chỉ biết nghe lời vợ, nhu nhược, thậm chí là sợ vợ, cung kính vợ, tôi có chút chán nản. Thật ra, nhiều người bảo tôi được voi đòi tiên, có chồng hiền lại còn không biết quý trọng. Đúng vậy, người ngoài nghĩ thế là đúng nhưng chỉ có người trong cuộc như tôi mới hiểu được cái sự, chồng hiền là như thế nào...
Hiền thì tôi không nói làm gì. Nếu như anh chỉ hiền không, chỉ biết đi làm, về nhà ăn cơm với vợ con, không thích nhậu nhẹt, không thích giao du này kia, ít nói chuyện với người lạ thì tôi có thể cho là hiền. Nhưng cái sự hiền của anh thái quá, hiền đến mức nhu nhược.
Mỗi lần gia đình có việc gì lớn, tất cả đều đến tay vợ. Từ chuyện bố mẹ anh mua nhà cửa, đất đai, muốn hỏi ý kiến của con trai, con dâu, anh cũng tặc lưỡi &'cái này anh chẳng biết gì đâu, em cứ tự mà quyết'. Nếu mà anh có nói gì xong rồi tôi phản bác, anh chẳng cãi lại, cũng không nói lại, anh chỉ bảo, "nếu vậy thì em cứ quyết đi".
Đôi khi tôi muốn nghe những câu như "theo anh là phải thế này, em phải làm thế này thì mới hợp lý. Anh không thích ý kiến của em..." thì đã tốt. Đằng này, anh chẳng nói gì, tôi mà có ý kiến thì y như rằng, anh lại chẳng dám bảo vệ ý kiến của mình, bảo tôi cứ làm theo ý của tôi.
Nhiều khi về nhà anh, tôi ngại bố mẹ hay họ hàng nhà anh nói tôi là người thế này thế kia. Vì chính anh cũng tỏ ra cung kính vợ trước mặt người khác. Mỗi lần có chuyện gì là anh lại bảo &'cứ để vợ con quyết, vợ nói gì thì con theo ấy, nhà này, vợ con giỏi hơn con, quyết được hết mọi việc'. Không biết trong câu nói của chồng có hàm ý gì không nhưng mà nghe như vậy, một là bố mẹ chồng nghĩ về tôi không hay, hai là tôi cũng cảm thấy không thoải mái, ái ngại với họ.
Tiền hàng tháng chồng đưa cho tôi. Tôi hỏi chồng lương bao nhiêu, anh trình cả bảng lương cho tôi xem. Việc này là tốt, không sao. Nhưng mà, có lúc tôi đi làm về, anh cứ thật nhanh nhẹn chạy ra nào là hỏi han đủ thứ trên đời, em có mệt không, có thích ăn cái gì không để anh mua. Rồi tôi hễ bực mình một cái là anh lại co rúm người, không nói gì nữa vì sợ tôi giận. Tôi bực lây vì thái độ của anh nên quát "anh thích ăn gì thì tự đi mà mua, em không thích", thế là anh lại lủi thủi đi vào nhà. Giá như lúc đó anh gằn giọng với tôi "người ta quan tâm lại còn vẽ chuyện, không ăn thì nhịn..." có khi tôi còn thấy nể chồng...
Anh chẳng bao giờ dám quyết định một việc gì. Đến cái việc cỏn con, anh cũng phải gọi về cho tôi, hỏi xem tôi có đồng ý hay không thì mới dám làm. Tôi không thích mình trở thành người chồng trong gia đình này. Nhiều người không hiểu, còn tưởng tôi bố tướng trong nhà, bắt nạt chồng. Thật ra tôi nào muốn vậy.
Tôi mong chồng tự quyết, mong anh có chính kiến, mong anh quát nạt tôi biết bao. Cứ nghĩ đến chuyện biếu bố mẹ vài trăm nghìn anh cũng hỏi tôi, tôi lại thấy phiền lòng. Tôi nào phải là mụ đành hanh, nào phải một người vợ không biết điều đâu mà anh làm thế. Việc này nhỡ ai đó nghe được thì có phải họ nghĩ tôi là đứa con dâu không ra gì, ki ke với mẹ chồng?
Bao nhiêu lần đi chơi cùng bạn bè, lúc nào anh cũng tỏ ra cung kính tôi. Chồng cung kính vợ thật chẳng hay ho gì trước mặt người khác, nhất là đồng nghiệp. Thật ra, ai cũng muốn chồng mình quan tâm, nhưng quan tâm cũng phải tùy chỗ, tùy lúc.
Chồng cứ trước mặt bao nhiêu người nịnh vợ, gắp thức ăn cho mình vợ trong khi có bao nhiêu chị em ngồi xung quanh, chồng chẳng bận tâm. Hỏi em ăn gì anh gắp, anh bóc tôm này nọ, làm tôi phát ngại với mọi người. Rồi cứ bảo, em có ăn được không, có ngon không... Nản luôn chồng!
Buồn bực nhất là, sau mỗi lần tôi làm việc gì cho anh là anh lại nói câu cám ơn. Ngay cả trong các cuộc điện thoại, tôi bảo anh cứ làm theo ý anh, ý là tôi không muốn can thiệp vào anh lại cung kính &'anh cám ơn vợ nhé' làm tôi nổi da gà.
Vợ chồng thì việc gì phải cám ơn nhau như thế. Đã gần gũi nhau bao năm nay lại còn ơn huệ, khách sáo vậy nên bảo sao, lúc nào tôi cũng thấy cả chồng và vợ đều có khoảng cách. Dù rất gần nhau nhưng vẫn thấy xa xa. Tôi buồn lắm, phải chăng cuộc sống này có quá nhiều thứ mà con người ta muốn? Hay là tôi đòi hỏi quá đáng, cầu toàn quá về chồng của mình, phải không?
Theo Phunutoday
Vợ lớn giọng quát tôi đầy khinh miệt: "Anh có gì mà đáng để nể"! Trong lúc nóng giận tôi bạt tai cô ấy. Vợ tôi bù lu bù loa khóc lóc chửi mắng tôi vũ phu, tệ bạc, gia trưởng... rồi lấy xe về nhà mẹ đẻ. Tôi làm thợ cơ khí ở một cơ sở đóng tàu. Vợ tôi làm quản lí ở nhà máy dệt. Chúng tôi lấy nhau được 8 năm và có hai...