3 kiểu chợ đặc biệt xứ Chùa Vàng nhất định không thể bỏ lỡ
Chợ trời Chatuchak – chợ nổi Damnoen Saduak – chợ đường ray Maeklong, 3 điểm đến sẽ đưa bạn khám phá những nét văn hóa đặc sắc của ‘Venice phương Đông’.
Thái Lan chẳng còn “lạ lẫm” gì với những tín đồ du lịch. Quốc gia nổi tiếng bởi sự xen lẫn hoàn hảo giữa sự hiện đại cùng nét truyền thống cổ kính. Bên cạnh những ngôi chùa vàng hay thiên đường giải trí sầm uất… các khu chợ truyền thống cũng thu hút nhiều lữ khách ghé đến trải nghiệm hơn cả.
Tấp nập kẻ mu.a ngườ.i bán, loại hình chợ còn đa dạng với chợ trời, chợ nổi đến chợ đường ray, vừa độc đáo vừa mang đậm dấu ấn địa phương.
Nằm tại trung tâm thủ đô Bangkok, chợ Chatuchak (hay JJ Market) là một trong những chợ trời lớn nhất thế giới. Với diện tích hơn 1km2, chợ tập trung hàng nghìn gian hàng, bày bán đủ loại từ quần áo, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng đến các món ăn đặc sản.
Chatuchak nằm tại số 587/10 Kamphaeng Phet 2 Rd, Chatuchak, Bangkok. (Ảnh: Bryan Chan)
Bắt đầu xuất hiện từ những năm 1940, nơi đây chỉ là một khu nhỏ chuyên bán đồ cổ và đồ cũ. Tuy nhiên qua thời gian, ngày càng phát triển và trở thành một điểm đến hấp dẫn.
Để khám phá hết Chatuchak, có thể phải mất đến một ngày. Chợ được chia thành nhiều khu vực khác nhau, mỗi khu vực chuyên về một loại hàng hóa. Lưu ý, Chatuchak chỉ mở cửa vào cuối tuần, từ thứ bảy đến chủ nhật.
Tiếp theo là chợ nổi Damnoen Saduak, nơi được ví là bảo tàng sống động về văn hóa Thái Lan nằm cách Bangkok khoảng 105km về phía Tây Nam. Khác với những chợ nổi thông thường, Damnoen Saduak không họp trên sông mà trải dài theo hệ thống kênh rạch chằng chịt thuộc tỉnh Ratchaburi.
Video đang HOT
Damnoen Saduak là khu chợ nổi cổ nhất Thái Lan. (Ảnh: Anton Gvozdikov)
Nơi đây nổi tiếng với sự đa dạng về các loại hàng hóa từ trái cây tươi ngon đến đồ thủ công mỹ nghệ. (Ảnh: Emad Aljumah)
Cuộc sống thường ngày của người dân địa phương với những chiếc thuyền đầy ắp trái cây, rau củ, đồ thủ công xuôi ngược… trên mặt nước, vừa tấp nập vừa đem lại cảm giác thanh bình của sự mộc mạc, chân quê.
Ngoài việc thưởng thức những sản vật địa phương hay các món ăn truyền thống như somtam, xôi xoài, kem dừa…; trải nghiệm ngồi thuyền len lỏi ngắm nhìn những ngôi nhà sàn trên kênh, vườn cây trái xanh tốt và tận hưởng không khí trong lành cũng không kém phần hấp dẫn.
Cuối cùng, chợ đường ray Maeklong lại mang đến sự thú vị hơn. Lịch sử của Maeklong bắt đầu từ những năm 1905, khi tuyến đường sắt cùng tên được xây dựng. Cư dân địa phương đã tận dụng vị trí thuận lợi này để họp chợ, dần dần, hình ảnh những kẻ mu.a ngườ.i bán hàng nhanh chóng thu gọn hàng hóa và tránh tàu đến đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu.
Khu chợ này được thành lập từ 1905 và vẫn tồn tại cho đến nay. (Ảnh: Have a Go News)
Maeklong còn có biệt danh là “chợ kéo dù” hay Siang Tai nghĩa là “cuộc sống mạo hiểm”. (Ảnh: CGTN)
Maeklong chính là sự kết hợp hài hòa giữa chợ và giao thông. Hàng ngày, có đến 8 chuyến tàu chạy qua chợ. Chỉ vài phút trước khi tàu đến, những người bán hàng sẽ nhanh chóng thu gọn gian hàng, kéo ô che vào để nhường đường cho đoàn tàu. Khi tàu đi qua, chợ lại trở về với không khí nhộn nhịp vốn có.
Những khu chợ chính là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân địa phương. Hơn cả, chúng phản ánh sự độc đáo và đa dạng của nền văn hóa nơi đây. Không khí náo nhiệt, sôi động của chợ cùng với những trải nghiệm cũng khiến Thái Lan trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua.
Chợ nổi - nét văn hóa đặc sắc vùng sông nước Việt Nam
Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, thuyền, xuồng của cư dân.
Ở miền Tây, hầu như vùng sông nước nào cũng có chợ nổi. Chợ ở đây không chỉ là một vài chiếc thuyền trao đổi mua bán trên sông mà là cả một cái chợ lớn tụ tập đông đúc trên những chiếc ghe thuyền neo đậu ở các ngã ba con sông lớn. Mỗi chiếc ghe thuyền sẽ bán những món hàng khác nhau từ hoa quả ngọt lành của miền Tây, tới những chiếc ghe bán bún, hủ tiếu buổi sáng cho tới những ghe bán đồ gia dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Về thời gian ra đời của chợ nổi, một số thương hồ (người buôn bán hàng hóa trên ghe, xuồng) cho biết họ không rõ chợ chính xác có tự khi nào, chỉ biết rằng từ thuở ấu thơ đã theo cha mẹ lên ghe, xuồng rong ruổi trên sông, khi lớn lên tại tiếp tục mưu sinh bằng nghề bán buôn nông sản, hàng hóa ở chợ nổi.
Ngắm trọn nét đẹp độc đáo khi khám phá chợ nổi ở Miền Tây. Ảnh: Vntrip.vn. |
Du khách đến đây sẽ được tận mắt chứng kiến hàng trăm ghe lớn nhỏ mua bán các loại trái cây và nông sản của vùng quê sông nước. Dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất.
Chợ nổi ở miền Tây hầu như họp cả ngày nhưng náo nhiệt nhất vẫn là vào buổi sáng. Dù mặt trời chưa tỏ nhưng tiếng máy nổ, tiếng chèo khua trên những dòng kênh đã vang vọng hướng về phía chợ. Đến khoảng 4 - 5 giờ sáng, chợ bắt đầu đông đúc hơn, tấp nập kẻ mu.a ngườ.i bán cho đến khách du lịch cũng tranh thủ dậy sớm để đến khám phá văn hóa chợ nổi.
Chợ nổi là văn hóa đặc trưng khi nói đến miền Tây sông nước. Ảnh: Vietravel. |
Đến đây, chúng ta có thể mua được bất kỳ thứ gì mình muốn tại chợ nổi, cũng như khám phá thêm được nhiều nét đẹp lao động của người dân miền sông nước nơi đây.
Một điểm nổi bật khi nói đến hoạt động giao thương ở chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long là sự xuất hiện của những cây bẹo - cách thức tiếp thị, quảng cáo độc đáo, là dấu hiệu giúp người mua nhận biết trên ghe, xuồng bán loại nông sản, hàng hóa nào để ghé lại mua hàng.
Cây bẹo - cách thức tiếp thị, quảng cáo độc đáo (Ảnh: sưu tầm) |
Cây bẹo được coi là linh hồn của chợ nổi, thường là cây sào làm bằng tre tầm vông, được sử dụng để treo lên đầu ngọn sào các loại trái cây, rau củ mà trên ghe có bày bán để từ xa người mua đã có thể nhận biết. Trước mũi ghe, người bán chỉ cần cắm hoặc gác một cây bẹo là sào dài, treo lủng lẳng trên đó những thứ nông sản hàng hóa mà họ bán. Đây là lối rao hàng độc đáo, không ồn ào, vồn vã, không níu kéo nhưng lại có sức thu hút khách hàng. Đây là cách quảng bá hàng hóa tại chỗ rất sinh động. Cây bẹo vì thế trở thành một quy ước, nét sáng tạo trong quảng cáo và tiếp thị từ rất sớm.
Vẻ đẹp người lao động thể hiện rõ tại chợ nổi Cái Bè. Ảnh: Anpha Travel. |
Hình thành gắn với đặc thù vùng sông nước, chợ nổi có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng nông sản ở vùng, đem lại việc làm đáng kể cho người dân, góp phần cải thiện đời sống của cư dân thương hồ. Tại chợ, hình thức mua bán hàng hóa diễn ra trên cơ sở kết tinh giữa môi trường sông nước và tập quán mua bán trên sông của người dân trong suốt chiều dài lịch sử.
Xã hội ngày càng phát triển, nhưng văn hóa chợ nổi của miền Tây sông nước vẫn giữ nguyên nét sinh hoạt đặc trưng. Người dân địa phương nơi đây luôn gìn giữ được nét văn hóa này để có thể mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
Khám phá chợ nổi lâu đời nhất Thái Lan Ngoài mua hàng lưu niệm, tới chợ nổi Damnoen Saduak, Thái Lan, du khách được khám phá nét đẹp cuộc sống xứ sở chùa vàng trên kênh rạch rõ nét bằng cách ngồi trên ghe di chuyển xung quanh ngôi làng dọc sông. Damnoen Saduak, chợ nổi không chỉ họp trên sông mà còn họp trên các kênh rạch chằng chịt, thuộc huyện...