3 kiêng kỵ khi cúng ông Táo về trời, phạm phải gia chủ dễ bị bề trên trách phạt
Khi cúng Táo bạn nhớ đừng bao giờ phạm phải những sai lầm này kẻo để bị bề trên trách tội.
Không để đồ lễ cúng Táo quân trên ban thờ Phật
Khi cúng Táo quân bạn không nên để đồ cúng vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh. Nếu gia đình bạn có chuẩn bị ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, nhưng nếu gia đình bạn chỉ có một ban thờ tổ tiên cũng vẫn được, nhưng bạn tuyệt đối không được để ở ban thờ Phật.
Kiêng kỵ cúng ông Công ông Táo quá 12 giờ trưa ngày 23
Trong quan niệm dân gian thì thời gian tốt nhất để thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo là vào khoảng thời gian tối ngày 22. Bạn không nên cúng vào lúc 11 giờ trưa và sáng ngày 23 tháng Chạp.
Không cúng Táo ở bàn thờ phật
Lễ cúng nên tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 vì đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời. Khi gia đình bạn cúng chậm khiến Táo của gia đình bạn đi chậm làm ảnh hưởng tới vận mệnh gia chủ. Sau khi cúng xong gia đình chỉ cần thấy hương cháy đến 2/3 là có thể hóa vàng mã và mang cá đi phóng sinh, tiễn ông Táo về trời.
Video đang HOT
Phong sinh cá chép sai cách
Việc phong sinh cho cá chép trong ngày Táo về trời, bạn hãy phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông.Bạn nên lựa chọn địa điểm phóng sinh cần phải lựa chọn thật kỹ, môi trường nước thả cá cần sạch sẽ và rộng rãi.
Thả cá ra sông hồ
Bạn tuyệt đối không được phóng sinh cá chép tại ao hồ bẩn bị ô nhiễm, ao tù nước đọng, bởi khi thả cá thì bạn phải nâng cá nhẹ nhàng bằng tay và từ từ thả xuống, tuyệt đối không được ném cá hoặc đáp cả túi cá chép xuống sông hồ.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Theo MinMin/Khoevadep.vn
Những điều đại kỵ khi cúng ông Công ông Táo để tránh vận đen kéo đến, cả năm mất tài lộc
Lễ cúng ông Công ông Táo không chỉ đơn giản là bày biện mâm cơm và cúng mà còn đòi hỏi nhiều tục lệ đi kèm mà gia chủ nên tuân theo để tránh phạm phải những đại kỵ.
Cúng lễ sau 12h trưa ngày 23
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. Sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời nên cúng lúc này sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa.
Đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp
Nhiều người quan niệm, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà nên được cúng trên ban thờ chính trên nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên ông Táo phải được cúng dưới bếp.
Thế nhưng, cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc. Bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi nơi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp còn chỗ thờ cúng phải là nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Khấn xin tài lộc, sung túc
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế việc cầu xin phú quý, sung túc là không nên.
Gia chủ chỉ xin Táo quân bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay.
Cúng tiền âm phủ
Nhiều gia đình thường có quan niệm vô cùng sai lầm khi bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã về đốt, bày thật nhiều bên cạnh mâm cỗ, và họ tin rằng điều này sẽ giúp cho họ được ban thật nhiều phước lành và những chuyện xấu trong năm cũ được xóa nhòa bởi những vật chất này.
Theo các nhà văn hóa, khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ tuyệt đối không nên đốt tiền âm phủ. Vì ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm. Điều này không chỉ gây tốn kém tiền của, không có lợi ích mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Theo đó, các chuyên gia văn hóa cũng cho rằng, lễ cúng ông Công ông Táo theo truyền thống chỉ cần mâm cơm đơn giản, chè ngọt, trầu cau, hoa quả là đủ. Cái quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ chứ không phải những điều này.
Thả cá từ trên cao
Cá chép chính là con vật các vị Táo dùng thay cho ngựa để cưỡi về trời, bẩm báo về cuộc sống của gia đình bạn trong một năm qua. Thế nên, gia chủ đừng ném cá từ trên cao xuống sẽ khiến chúng hoảng sợ. Hãy nhẹ nhàng thả cá chép xuống hồ, sông và đừng quên mang túi ni lông về thay vì vứt bừa bãi kẻo gây ảnh hưởng đến môi trường.
-Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo-
Theo Công lý & xã hội
Cuối năm dọn lại nhà cửa đừng dại giữ lại những thứ này kẻo Thần Tài "hờn giận" quay mặt bỏ đi Theo phong thủy bạn không nên để những đồ vật này trong nhà kẻo vận xui đeo bám khó lòng phát phát lộc. Giày hỏng Cuối năm khi bạn dọn dẹp nhà cửa bạn cần vứt bỏ những đôi giày hỏng để giảm vận khí xấu trong nhà. Theo các chuyên gia phong thủy, giày cũng phần nào phản ánh hậu vận và...