3 “kịch bản” ứng phó với dịch MERS – CoV nguy hiểm
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona ( MERS-CoV). Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên dù chỉ có 1 người mắc bệnh cũng sẽ được nâng cấp độ lên là một ổ dịch…
Ngay sau hội nghị trực tuyến với 63 đầu cầu chiều 8/6 về phòng nguy cơ dịch MERS – CoV xâm nhập, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn này làm cơ sở áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế trong cả nước.
Bộ Y tế cũng cho biết việc giám sát dịch MERS – CoV đã được lên 3 “kịch bản”. Trong đó, ở tình huống 1 khi Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp xác định MERS – CoV thì cần thực hiện giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ đầu tiên, chẩn đoán nhanh đồng thời tiến hành khoanh vùng, xử lý kịp thời.
Việc giám sát phát hiện sớm nguy cơ, ngăn ngừa sự lây lan luôn được ưu tiên hàng đầu. Trong ảnh, Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác chống dịch tại BV Bệnh Nhiệt đới trung ương.
Trong giai đoạn này, việc áp dụng khai báo y tế cần thực hiện nghiêm ngặt ở các cửa khẩu. Tại cộng đồng cũng được thực hiện giám sát chủ động, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, lập danh sách quản lý, theo dõi tất cả các trường hợp nghi ngờ.
Kịch bản 2 khi xuất hiện trường hợp xác định MERS – CoV xâm nhập vào Việt Nam, việc phát hiện sớm các trường hợp liên quan đến ca bệnh xâm nhập, xử lý triệt để ổ dịch, tránh lây lan là ưu tiên hàng đầu.
Video đang HOT
Lúc này, vẫn cần thực hiện các biện pháp giám sát như tình huống 1, đồng thời theo dõi chặt tình hình sức khỏe của tất cả những người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.
Còn ở kịch bản 3, khi dịch MERS – CoV lan rộng ra cộng đồng, việc phát hiện sớm các trường hợp mắc trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch để hạn chế tối đa khả năng lây lan phải thực hiện một cách triệt để.
Tại các ổ dịch được xác định cần tăng cường giám sát tích cực, chủ động điều tra dịch tễ, lập danh sách trường hợp nghi ngờ… và lây mẫu xét nghiệm ít nhất 3 – 5 trường hợp nghi ngờ trong ổ dịch để xét nghiệm. Các trường hợp khác trong ổ dịch có triệu chứng tương tự đều được coi là trường hợp xác định phải xử lý theo quy định.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện thời Việt Nam đang ở tình huống 1 và Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo mạnh mẽ để phòng bệnh, người dân khi xuất nhập cảnh cần thực hiện các thông tin khai báo y tế, chủ động theo dõi sức khỏe và thông báo cho cơ quan y tế về các vấn đề liên quan đến MERS – CoV, đặc biệt là những người trở về từ vùng dịch.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân hạn chế đi tới các vùng có dịch khi không cần thiết. Nếu phải đi cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch để chủ động có các biện pháp phòng lây nhiễm cho bản thân. Khi về cần khai báo y tế, chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe.
Cần tăng cường thông khí nơi làm việc, nơi ở, trường học, hạn chế sử dụng điều hòa, thường xuyên lau nhà, tay nắm cửa, các bề mặt tiếp xúc trong nhà bằng dung dịch khử khuẩn cũng là các biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo để người dân phòng nhiễm bệnh hô hấp nói chung, bệnh MERS – CoV nói riêng.
Hiện nay căn bệnh này chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Vì thế, việc phát hiện, điều trị sớm ca bệnh sẽ giảm nguy cơ cho bệnh nhân.
Việc lây nhiễm trong môi trường bệnh viện cũng được cảnh báo, vì vậy Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện thực hiện nghiêm ngặt phân luồng khám, cách ly, điều trị bệnh nhân. Triển khai các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân, các bệnh nhân khác tại cơ sở điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việc khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch, xử lý khử khuẩn tại bệnh viện, tại nhà của bệnh nhân cũng cần được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm tiêu diệt hết mầm bệnh có nguy cơ lan truyền.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, quy định này được áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế và cơ sở y tế cần tuân thủ để phòng tránh, phát hiện sớm ca bệnh MERS – CoV. Tùy theo diễn biến của dịch bệnh và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Bộ Y tế sẽ có những cập nhật và điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp.
Tú Anh
Theo Dantri
Ca nghi nhiễm MERS-CoV tại VN cho kết quả xét nghiệm âm tính
Ngày 7.6, đại diện Bộ Y tế cho biết ca nghi nhiễm vi rút gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) tại phía nam là phụ nữ (52 tuổi, ngụ Bình Dương) du lịch từ Dubai (UAE) trở về VN vào ngày 4.6 qua sân bay Tân Sơn Nhất, đã cho kết quả âm tính với MERS.
Lãnh đạo Bộ Y tế kiểm tra công tác điều trị cách ly ứng phó với MERS-CoV tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư - Ảnh: Thúy Anh
Ngày 4.6, người phụ nữ này có triệu chứng sốt tại Dubai và tự uống thuốc hạ sốt; sau khi về VN, sáng 5.6 do vẫn còn sốt, bệnh nhân đi phòng khám tư, uống thuốc nhưng không hết sốt. Lo sợ, gia đình bệnh nhân liên lạc với nhân viên kiểm dịch y tế quốc tế TP.HCM và được hướng dẫn đến điều trị tại Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Do bệnh nhân có triệu chứng sốt 39 độ C, ho, sổ mũi, họng đỏ nên được cách ly, điều trị riêng; mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được chuyển đến Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm và cho kết quả âm tính trong ngày 5.6.
Trong đoàn du lịch cùng bệnh nhân này hiện chưa ghi nhận các trường hợp ốm, sốt. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, khi có biểu hiện nghi MERS-CoV, cần đến BV, nếu đến cơ sở khám tư rất dễ làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng (nếu nhiễm bệnh). Cũng trong ngày 7.6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã kiểm tra công tác tiếp nhận điều trị MERS-CoV tại một số BV ở Hà Nội. Tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, TS-BS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV cho biết chưa ghi nhận ca bệnh MERS-CoV.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Hàn Quốc ngày 7.6 chính thức công bố tên 24 BV có điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi rút MERS-CoV. Yonhap dẫn lời giới chức cho biết đến nay các trường hợp đều bị lây ở BV nên cần phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tại các cơ sở y tế. Trước đó, giới chức Hàn Quốc chỉ cho biết tên 2 cơ sở có liên quan là BV Thánh Mary (tỉnh Gyeonggi), nơi điều trị bệnh nhân đầu tiên bị MERS và Trung tâm y khoa Samsung ở Seoul, nơi có bác sĩ nhiễm bệnh từng tiếp xúc hơn 1.500 người cuối tháng 5. Theo nhà chức trách, việc theo dõi hơn 1.800 người bị cách ly do nghi ngờ từng tiếp xúc với các bệnh nhân MERS cũng sẽ được siết chặt và nếu cần thiết, sẽ theo dõi họ qua ứng dụng định vị cài trên ĐTDĐ.
Cùng ngày, Bộ Y tế Hàn Quốc thông báo xác nhận thêm 14 trường hợp nhiễm MERS-CoV, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 64, trong đó 5 người đã tử vong.
Liên Châu - Lan Chi
Theo Thanhnien
Theo dõi chặt nguy cơ lao động Việt Nam nhiễm Mers-CoV Ngày 5/6, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) yêu cầu các doanh nghiệp XKLĐ đang có hợp đồng đưa lao động làm việc tại Trung Đông, Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc chủ động tăng cường giám sát nguy cơ lao động Việt Nam bị nghi nhiễm Mers-CoV. Lao động Việt Nam chờ xuất cảnh...