3 kịch bản quyết sách của Trump trên đấu trường thương mại

Theo dõi VGT trên

Ông Trump có thể dùng các biện pháp từ quyết liệt đến cực đoan để giành ưu thế cho nước Mỹ trước các đối tác thương mại lớn trên thế giới.

3 kịch bản quyết sách của Trump trên đấu trường thương mại - Hình 1

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Trong video công bố hôm thứ hai, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời cam kết sẽ “đàm phán các thỏa thuận thương mại song phương, công bằng để mang lại việc làm và ngành công nghiệp trở về nước Mỹ”.

Theo NYTimes, tuyên bố này của ông Trump phù hợp với quan điểm chính sách cốt lõi của ông, đó là nước Mỹ đã bị các đối tác thương mại lớn khai thác, lợi dụng thông qua các thỏa thuận ràng buộc nền kinh tế, và chính quyền của ông sẽ giành ưu tiên hàng đầu để xem xét lại các điều khoản bất lợi đó.

Các chuyên gia về kinh tế, thương mại quốc tế vạch ra ba kịch bản về chính sách thương mại mà ông Trump và đội ngũ trợ lý của mình có thể thực hiện trong tương lai, trong đó có kịch bản có thể đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái.

Lập trường quyết liệt hơn với các thỏa thuận hiện nay

Trong quan hệ giữa Mỹ với các đối tác thương mại lớn hiện nay, có một số yếu tố bất lợi cho Mỹ. Với việc đưa ra lập trường quyết liệt hơn trong các thỏa thuận thương mại, chính quyền của ông Trump có thể mang về những điều khoản có lợi hơn.

Trump đã nhiều lần nói rằng ông sẽ đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ ( NAFTA) được ký cách đây 23 năm, nhằm thay đổi những điều khoản trong hiệp định có lợi hơn cho Mỹ.

“Có quá nhiều phần trong hiệp định đó không hiệu quả”, David Malpass, nhà kinh tế học trong nhóm chuyển giao quyền lực của Trump, tuyên bố hồi tháng 10. “Lẽ ra các bên tham gia NAFTA phải xem xét lại hiệp định này thường niên, để xem hiệu quả của nó đến đâu và cập nhật các điều khoản thường xuyên”.

Chính quyền ông Trump có thể cũng sẽ tập trung vào các ngành kinh tế khác, nơi ông tin rằng các đối tác thương mại đang đối xử không công bằng với Mỹ, và sẽ đưa những vụ việc này ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO). Cùng với việc dùng hàng rào thuế để trừng phạt những hành vi bị coi là bất công, Trump cho rằng các biện pháp này có thể mang về cho nước Mỹ những thỏa thuận tốt hơn. Chính quyền cựu tổng thống Bush từng áp dụng biện pháp đó với ngành thép vào năm 2002, và ông Obama cũng từng áp thuế 35% với lốp xe Trung Quốc vào năm 2009.

Tuy nhiên, các chuyên gia về thương mại lại tỏ ra hoài nghi về hiệu quả thực sự của các nỗ lực này. Gary Clyde Hufbauer và Sean Lowry đến từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính người Mỹ đã phải chi thêm 1,1 tỷ USD để mua lốp xe vào năm 2011 chỉ để đảm bảo công ăn việc làm cho 1.200 công dân Mỹ trong ngành công nghiệp này, tương đương chi phí 900.000 USD cho mỗi công nhân.

Bởi vậy, nếu ông Trump muốn hiện thực hóa cam kết đàm phán lại các thỏa thuận thương mại để mang việc làm về cho người Mỹ, đội ngũ của ông phải là những nhà đàm phán giỏi hơn, cứng rắn hơn những người tiề.n nhiệm.

Áp đặt quyền lực vào chính sách thương mại

Những điều khoản không rõ ràng trong các đạo luật giúp tổng thống Mỹ có quyền lực rất lớn đối với chính sách thương mại. Là một người theo đường lối cứng rắn, ông Trump nhiều khả năng sẽ tận dụng tối đa quyền lực này.

Video đang HOT

Ông có thể sử dụng quyền lực tổng thống để ban hành lệnh áp thuế đối với hàng hóa từ một quốc gia nhất định. Trong chiến dịch tranh cử, ông từng đ.e dọ.a sẽ áp thế 45% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và ông hoàn toàn có quyền này, thậm chí tăng mức thuế suất cho đến khi tình trạng thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước giảm xuống.

3 kịch bản quyết sách của Trump trên đấu trường thương mại - Hình 2

Biểu ngữ ủng hộ ông Trump trong một gian hàng hội chợ tổ chức tại Trung Quốc tháng trước. Ảnh: VCG

“Tuy nhiên, quyền lực đó cũng đi kèm với những hiệu ứng ngược”, Derek Scissors, học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói. “Người nghèo ở Mỹ sẽ hứng chịu hậu quả lớn nhất, khi mức thuế tăng cao khiến giá cả hàng hóa, từ quần áo cho đến đồ dùng điện tử, đều trở nên đắt đỏ”.

Những quốc gia bị Mỹ áp thuế nặng chắc chắn sẽ đệ đơn kiện lên WTO, đồng thời có những hành động trả đũa về thương mại nhanh chóng và quyết liệt đối với hàng hóa Mỹ. Nếu hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ đán.h thuế nặng, họ có thể hủy các hợp đồng mua máy bay Boeing trị giá 15 tỷ USD mỗi năm và chuyển sang hợp tác với Airbus của châu Âu. Họ cũng có thể có biện pháp đáp trả, áp thuế lên 10,5 tỷ USD đậu nành mà Mỹ xuất sang Trung Quốc mỗi năm.

Trong bối cảnh đó, các thị trường tài chính chắc chắn sẽ bước vào thời kỳ rất bất ổn. Giá chứng khoán của các tập đoàn lớn của Mỹ kinh doanh trên toàn thế giới nhiều khả năng sẽ lao dốc. Chính quyền của Trump có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế Mỹ nếu áp dụng biện pháp này, nếu không có bất cứ biện pháp đảm bảo nào để phía bên kia chịu nhượng bộ trong dài hạn.

Đảo lộn trật tự kinh tế thế giới

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với các đối tác lớn dù sẽ gây ra những rối loạn về kinh tế, nhưng ít nhất nó còn giữ nguyên nền tảng cơ bản của hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay.

Trong kịch bản thứ ba, nếu ông Trump thực hiện chính sách thương mại cực đoan, Mỹ có nguy cơ hủy hoại toàn bộ hệ thống kết nối kinh tế toàn cầu mà nước này đã dày công xây dựng kể từ sau Thế chiến II.

Kịch bản đó có thể xảy ra khi ông Trump thực hiện lời đ.e dọ.a của mình, rút hoàn toàn khỏi NAFTA sau khi không đạt được những thỏa hiệp mà họ muốn trong quá trình đàm phán lại hiệp định thương mại này.

Trong trường hợp Mỹ thua khi đưa các vụ việc mà họ cho là bất công về thương mại ra trước WTO, liệu nước này có chịu tuân thủ phán quyết, hay họ sẽ thực hiện lời đ.e dọ.a lúc tranh cử của ông Trump là từ bỏ tổ chức này, vốn có vai trò rất quan trọng trong việc định hình hệ thống thương mại toàn cầu?

Nếu ông Trump vẫn khăng khăng dùng quyền lực hành pháp của mình để thực hiện chính sách đó, Quốc hội Mỹ nhiều khả năng sẽ phải ra tay can thiệp, và lúc đó, nước Mỹ phải đối mặt không chỉ với một cuộc khủng hoảng kinh tế mà còn với một cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng.

Tuy nhiên kịch bản này rất khó xảy ra, bởi những trợ lý thân cận sẽ tìm cách thuyết phục ông Trump không mạo hiểm đán.h cược mọi thứ như vậy. Chỉ số trên các thị trường tài chính Mỹ hôm đầu tuần tăng mạnh, phản ánh dự đoán của thị trường rằng ông Trump sẽ áp dụng chính sách thương mại theo kịch bản thứ nhất.

Trí Dũng

Theo VNE

Tuyên chiến trong thương mại của Trump và Clinton với Trung Quốc

Hillary Clinton và Donald Trump đều đưa ra những thông điệp về chính sách thương mại cứng rắn với Trung Quốc nếu họ trở thành tổng thống.

Tuyên chiến trong thương mại của Trump và Clinton với Trung Quốc - Hình 1

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Đối với châu Á, việc ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đưa ra bản kế hoạch 7 điểm, đề xuất những quan điểm cứng rắn về thương mại của Mỹ trong thời gian tới, đặc biệt với Trung Quốc, chưa phải là thông tin quá xấu. Theo New York Times, điều đáng lo lắng hơn với Trung Quốc là đội ngũ của bà Hillary Clinton cáo buộc ông Trump đán.h cắp ý tưởng của mình, chỉ vài giờ sau khi tỷ phú bất động sản công bố các đề xuất. Họ khẳng định rằng cựu ngoại trưởng cũng ủng hộ một kế hoạch hành động tương tự trong vấn đề này.

Chủ nghĩa dân túy trong chính sách kinh tế và cả những vấn đề địa chính trị đã phủ bóng lên các kế hoạch về thương mại của hai ứng viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Để thu hút cử tri, cả ông Trump và bà Clinton đều cam kết sẽ hành động nhiều hơn để bảo vệ việc làm cho người Mỹ, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Và Trung Quốc, với kim ngạch thương mại khổng lồ, cùng ảnh hưởng ngày một lớn trên trường quốc tế đi đôi với một chính quyền ngày càng hành động quyết liệt, là mục tiêu cho các ứng viên nhắm tới.

Mùa bầu cử nào cũng vậy, các ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng đều hứa hẹn sẽ nỗ lực nhiều hơn nhằm giúp đỡ người lao động Mỹ đang bị cạnh tranh từ nước ngoài. Dù vậy, sau khi nhậm chức, họ lại luôn theo đuổi những chính sách thương mại mang tính hòa hoãn hơn với Trung Quốc, khi xét tới những lợi ích chiến lược từ mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, khi việc làm có thu nhập tốt bị mất đi do sự cạnh tranh toàn cầu đã trở thành điểm nóng về chính trị, cộng với quan ngại ngày một lớn trước thái độ quyết liệt hơn về mặt quân sự của Trung Quốc, có thể tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ phải thực thi những gì mình cam kết. Nếu điều này xảy ra, các chính sách sẽ thực sự gây khó cho Trung Quốc cũng như các quốc gia châu Á khác lệ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Hàng triệu việc làm tại Trung Quốc và khắp khu vực luôn đòi hỏi thiện chí lâu dài từ phía Mỹ trong việc nhập khẩu hầu như mọi loại hàng hóa, để đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình Mỹ, từ quần áo cho tới điện thoại thông minh.

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại Trung Quốc và việc phát triển một thị trường tiêu dùng mạnh dường như đã giúp giảm sự lệ thuộc của nền kinh tế nước này vào hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Dù vậy, kinh tế Trung Quốc gần đây tăng trưởng chậm lại, khiến mọi doanh nghiệp nước này bị ảnh hưởng, từ các nhà xuất khẩu nhỏ tới các tập đoàn sản xuất thép lớn.

Tăng trưởng yếu đi cũng khiến Trung Quốc càng phải chú trọng hơn vào việc duy trì thặng dư thương mại lớn với Mỹ, bằng cách bán được nhiều sản phẩm hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ trong khi nhập khẩu ít hơn. Suốt nhiều năm, Trung Quốc luôn xuất khẩu cao gấp 4 lần lượng hàng hóa nước này nhập từ Mỹ, và điều này vẫn đang tiếp diễn.

"Nếu các chính sách thương mại của Mỹ trở nên cứng rắn hơn, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chịu tác động xấu", kinh tế gia Shen Jianguang, tại công ty Mizuho Securities Asia, nhận định.

Hiện cả hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump đều đang nhắm trực tiếp vào cán cân thương mại giữa hai nước.

Họ muốn khắc họa Trung Quốc như một kẻ thao túng tiề.n tệ, định giá thấp đồng nhân dân tệ để hỗ trợ các nhà xuất khẩu nước mình giành ưu thế ở thị trường nước ngoài. Các ứng viên cũng muốn mở ra nhiều vụ kiện về thương mại chống lại Trung Quốc và áp đặt thêm các hàng rào thuế quan. Họ muốn điều tra xem chính quyền Bắc Kinh đang trợ giá cho các doanh nghiệp ra sao và thậm chí xem xét lại cả những thỏa thuận thương mại lớn.

Tương lai TPP

Ông Trump muốn xóa bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận tự do thương mại giữa Mỹ và một nhóm các quốc gia, chủ yếu tại châu Á. Chiến dịch tranh cử của bà Clinton thì có lập trường khác đi chút ít, khi nói rằng bà phản đối phương thức hiện tại của bản thỏa thuận.

Ngoài một số ngoại lệ, giới chức Trung Quốc đã cố gắng tránh xa việc bình luận về các ứng viên Mỹ. Ngay cả các học giả Trung Quốc cũng ngần ngại khi làm việc này, để tránh bị xem là vi phạm chính sách không can thiệp công khai vào công việc chính trị của các nước khác. Bởi vậy, nếu các chuyên gia nước này có nói gì, thì đó cũng chỉ là hy vọng những bàn thảo về việc Mỹ cứng rắn hơn trong chính sách thương mại sẽ không báo hiệu cho những thay đổi chính sách thực sự trong tương lai.

"Không có khác biệt lớn nào so với các chiến dịch tranh cử tổng thống trước, chỉ có thêm những nhấn mạnh, do tình hình thương mại thế giới kém khả quan", và triển vọng kinh tế toàn cầu u ám, He Weiwen, đồng giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc - Mỹ - EU, tại Hiệp hội Thương mại Quốc tế Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định.

Sự bất an với Trung Quốc và phần lớn châu Á là liệu các ứng viên có tiếp tục điệp khúc về thương mại đó một khi đắc cử. Lối tiếp cận mang tính đối đầu của ông Trump dường như cho thấy ông sẽ làm như những gì đã tuyên bố. Bà Clinton thì ít có khả năng sẽ thay đổi chính sách thương mại, khi bà tuyên bố ủng hộ các nỗ lực tự do thương mại của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ đầu, thời điểm bà còn là ngoại trưởng.

Các cựu tổng thống Bill Clinton và George W. Bush, cùng Tổng thống Obama ít nhất ban đầu đều cố gắng giúp Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Họ từng hy vọng rằng sự tham gia lớn hơn vào hoạt động thương mại cùng các mối quan hệ tài chính sẽ khiến Trung Quốc có quan hệ ngoại giao chặt chẽ hơn với phương Tây.

Chiến lược này đã phát huy hiệu quả trong một thời gian. Nhưng trong vòng ba năm trở lại đây, Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã dịch chuyển theo hướng ngược lại.

Nước này đã tăng cường củng cố năng lực quân sự về mọi mặt, xây dựng các đảo nhân tạo cùng các đường băng có thể dùng cho mục đích quân sự trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng có tranh chấp với Tokyo ở biển Hoa Đông. Cùng lúc đó, sự kết hợp giữa hoạt động kiểm duyệt nghiêm ngặt và hoạt động tuyên truyền toàn diện, đã thổi bùng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, vốn đã mạnh mẽ ở nước này.

Các vấn đề địa chính trị này đã khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ đứng trước hai lựa chọn, mà cả hai đều không dễ dàng. Nếu tăng cường thương mại với Trung Quốc và đẩy mạnh đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia phương Tây vào nước này, kinh tế Trung Quốc sẽ mạnh lên. Điều này có thể khiến Bắc Kinh càng thêm tham vọng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ và chính sách quân sự.

Trái lại, nếu không khuyến khích thương mại và đầu tư vào Trung Quốc có thể khiến Bắc Kinh tăng trưởng kinh tế và sức mạnh quân sự chậm lại, nhưng đồng thời cũng có thể làm gia tăng tâm lý chống phương Tây, và tiếp sức cho những kêu gọi trong dư luận Trung Quốc về một chính sách đối ngoại quyết liệt hơn.

Nếu ý tưởng của các ứng viên thực sự trở thành chính sách sau này, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ trả đũa. Hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, dù ít hơn nhiều so với lượng hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ, có khả năng trở thành mục tiêu.

Nạ.n nhâ.n trực tiếp và rõ nhất của những chính sách thương mại cứng rắn hơn có thể là những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama trong việc củng cố quan hệ với các quốc gia như Nhật Bản và Singapore. Trọng tâm kinh tế của chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama là TPP.

Ông Trump hôm 28/6 chỉ trích TPP, cho rằng nó khiến công nhân Mỹ phải cạnh tranh với lao động giá rẻ ở nước khác. Bà Clinton, sau khi ủng hộ các vòng đàm phán đầu tiên, giờ quay sang phản đối thỏa thuận này khi cho rằng nó chưa đi đủ xa để giải quyết các vấn đề như thao túng tiề.n tệ.

Thế nhưng, việc hủy bỏ TPP sẽ còn tạo ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, khi đẩy các đồng minh của Mỹ trong khu vực vào vòng tay Trung Quốc, trong khi cản trở các công ty Mỹ phát triển tại các thị trường mới nổi ở châu Á.

"Nếu người Mỹ giế.t chế.t TPP, thì Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm thu hút kinh tế", ông Kishore Mahbubani, lãnh đạo trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore cảnh báo.

Hoàng Nguyên

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
21:37:15 02/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Ukraine phản hồi đề xuất đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga
14:18:31 02/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Mỹ: Thiệt hại do bão Helene gây ra 'vượt ngoài sức tưởng tượng'
20:03:50 02/10/2024
Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới
18:32:59 02/10/2024

Tin đang nóng

Người mẫu tử nạn sau khi dự tiệc du thuyền của rapper đình đám
19:44:01 03/10/2024
Cô gái đợi ròng rã 10 năm để mở được khóa iPhone quên mật khẩu: 20 triệu người hồi hộp cùng vì lý do quá đặc biệt
18:01:14 03/10/2024
Lâm Vỹ Dạ lần đầu có động thái gây xôn xao sau khi bị Negav bình phẩm khiếm nhã
19:52:33 03/10/2024
Cô giáo trong clip thân mật với na.m sin.h lớp 10 ngay trong lớp mong được bao dung, lượng thứ
17:15:09 03/10/2024
Rầm rộ vụ nhân viên livestream nó.i xấ.u Xoài Non nhưng quên tắt mic, phải xin lỗi trước cả nghìn người
20:12:36 03/10/2024
Anh Quý đăng đàn kể xấu team Quang Linh, thắc mắc về tiề.n lương 9 tháng đi làm
17:16:45 03/10/2024
Thông tin chính thức việc Phương Lan - Phan Đạt đã l.y hô.n sau loạt drama đấu tố 3 sao Vbiz
22:15:04 03/10/2024
Vụ giáo viên cử chỉ thân mật với na.m sin.h: Cô giáo bị đình chỉ, Sở GD&DT nói gì?
21:56:25 03/10/2024

Tin mới nhất

Cuộc cạnh tranh giữa Ấn Độ và Pakistan trên thị trường xuất khẩu gạo

17:40:41 03/10/2024
Theo các chuyên gia, động thái của Pakistan chịu tác động từ việc Ấn Độ gỡ bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu 950 USD/tấn đối với gạo Basmati vào tháng Chín.

Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?

17:40:26 03/10/2024
Những lùm xùm xung quanh các nghiên cứu của GS Masliah có thể ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực nghiên cứu bệnh Alzheimer và Parkinson, đ.e dọ.a làm lung lay niềm tin vào các kết quả nghiên cứu khoa học.

EU dự kiến nhận đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

17:38:06 03/10/2024
Theo các quy định của EU, EC có thể áp thuế trong 5 năm tới trừ khi đa số hợp pháp trong 15 quốc gia đại diện cho 65% tổng dân số EU bỏ phiếu chống lại kế hoạch này.

Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine

17:36:13 03/10/2024
Hungary cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về kế hoạch nhằm đưa cố vấn quân sự tới Ukraine, một bước đi mà Budapest phản đối vì cho rằng rất nguy hiểm.

Giành được 'món quà' Vuhledar, Nga có lợi thế ra sao trên đường kiểm soát Donbass?

17:20:19 03/10/2024
Vuhledar nằm gần tuyến đường sắt nối từ bán đảo Crimea đến vùng công nghiệp Donbas của Ukraine, vốn bao gồm cả tỉnh Donetsk và Luhansk, mà đến nay phần lớn đã do Moskva kiểm soát.

Ukraine mất pháo đài chiến lược, Nga kéo căng mặt trận Donbass

17:10:16 03/10/2024
Việc kiểm soát thị trấn Vuhledar ở miền Đông Ukraine sẽ mở đường cho lực lượng Nga tiến vào những khu vực khác.

WHO cảnh báo tình hình khẩn cấp về y tế ở Liban

17:07:49 03/10/2024
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Thủ tướng Syria Muhammad Ghazi al-Jalali đã có cuộc gặp Đại sứ Iran tại nước này Hussein Akbari, thảo luận các cách thức hợp tác để hỗ trợ người tị nạn Liban.

Cháy lớn tại bệnh viện ở Đài Loan, ít nhất 8 người thiệ.t mạn.g

17:05:17 03/10/2024
Các binh sĩ đóng quân gần khu vực xảy ra hỏa hoạn đã được huy động để hỗ trợ các nhân viên y tế và lính cứu hỏa trong việc sơ tán bệnh nhân và dập tắt ngọn lửa.

Mexico quan ngại nguồn nước uống sau bão John

17:01:55 03/10/2024
Tuần trước, sau khi đổ bộ và tàn phá nhiều khu vực thuộc bang Guerrero (Mexico), bão John tiếp tục mạnh lên, trở thành bão cấp 3 trong thang 5 cấp của Mỹ, quay lại quần thảo Thái Bình Dương, đổ bộ lần nữa vào Mexico.

Bão Krathon đổ bộ phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)

16:15:25 03/10/2024
Trưa 3/10, cơn bão Krathon đã đổ bộ vào thành phố cảng Cao Hùng ở phía Nam Đài Loan (Trung Quốc).

NATO khai trương văn phòng đổi mới khu vực Bắc Mỹ

16:09:38 03/10/2024
Theo Bộ Quốc phòng Canada, nước này sẽ cung cấp khoản đầu tư ban đầu 26,6 triệu CAD (19,7 triệu USD) trong vòng 6 năm để hỗ trợ quá trình thành lập, vận hành văn phòng trên.

Thủ tướng Đức hối thúc hoàn tất đàm phán về FTA giữa EU và Mercosur

16:07:28 03/10/2024
Các cuộc thảo luận kỹ thuật liên quan đến FTA đang tiến triển tốt, đại đa số các quốc gia thành viên EU đều ủng hộ hiệp định này về mặt chính trị".

Có thể bạn quan tâm

Mặt mộc của Lâm Tâm Như ở tuổ.i U50

Sao châu á

23:43:40 03/10/2024
Qua bức hình được chia sẻ có thể thấy, dù để mặt mộc nhưng nhan sắc ở tuổ.i U50 của Lâm Tâm Như vẫn rất hoàn hảo, gần như không tì vết.

Giọng hát của siêu sao hết thời "chìm nghỉm" giữa 100 nghìn người?

Nhạc quốc tế

23:33:52 03/10/2024
Sân khấu của Katy Perry mãn nhãn với những cỗ xe khổng lồ, mô hình lớn và dàn vũ công hùng hậu tạo nên đại cảnh choáng ngợp.

NSND Hồng Vân đẹp mặn mà, BB Trần viên mãn bên bạn trai 11 năm

Sao việt

23:08:19 03/10/2024
NSND Hồng Vân đẹp mặn mà trong trang phục áo dài truyền thống. Diễn viên BB Trần hạnh phúc bên bạn trai yêu 11 năm.

Bộ phim gây chế.t người nghiêm trọng của Alec Baldwin ra mắt sau 3 năm tạm hoãn

Hậu trường phim

22:59:35 03/10/2024
Gần 3 năm sau cái chế.t thương tâm của nhà quay phim Halyna Hutchins, buổi ra mắt toàn cầu của phim sẽ diễn ra vào tháng tới tại Liên hoan phim điện ảnh quốc tế EnergaCamerimage ở Toru

Chàng IT ở TPHCM biến những gốc tre thô kệch thành tuyệt tác nghệ thuật

Sáng tạo

22:54:08 03/10/2024
Phổ biến khoảng 3 năm trở lại đây, tre bonsai không hào nhoáng, lộng lẫy như những loại bonsai phổ biến khác, nhưng lại thu hút người chơi không chỉ sự mộc mạc, giản dị mà ẩn chứa nét đẹp tinh tế, sâu lắng.

Quang Dương ngạo nghễ xếp vị trí số 1 thế giới tại BXH pickleball cực kỳ uy tín

Sao thể thao

22:53:17 03/10/2024
Dynamic Universal Pickleball Rating (DUPR) là BXH pickleball uy tín bậc nhất thế giới, đán.h giá trình độ của hơn 1 triệu VĐV. Thứ hạng của các VĐV sẽ được quyết định bởi thành tích tại những giải đấu mà họ tham gia.

Ca sĩ trẻ hát hit Quang Linh khiến Kim Tử Long cho điểm tuyệt đối

Tv show

22:51:06 03/10/2024
Hát lại ca khúc từng được Quang Linh thể hiện thành công, ca sĩ Hoàng Nguyên nhận được lời khen ngợi từ giám khảo Kim Tử Long, Hồng Vân trong chương trình Tinh hoa hội tụ .

Tỉ phú Selena Gomez thấy khó chịu khi nói về tiề.n bạc

Sao âu mỹ

22:49:06 03/10/2024
Selena Gomez chính thức trở thành tỉ phú với thành công từ thương hiệu mỹ phẩm Rare Beauty do cô làm chủ. Nhưng người đẹp 32 tuổ.i không nghĩ rằng nói về tiề.n bạc là điều gì đó hay ho.

Lại thêm vụ phá hoại vườn sầu riêng của người dân ở Đắk Lắk

Pháp luật

22:04:46 03/10/2024
Cơ quan công an đang làm rõ vụ phá hoại vườn sầu riêng của một hộ dân ở Đắk Lắk, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ngoại truyện của series hành động đình đám 'John Wick': Ana de Armas tiếp bước Keanu Reeves trở thành sát thủ huyền thoại

Phim âu mỹ

21:53:13 03/10/2024
Sau nhiều sự chờ đợi, phần ngoại truyện của loạt phim hành động vô cùng được yêu thích - Từ vũ trụ John Wick: Ballerina vừa chốt đơn ra rạp tại Việt Nam vào ngày 6/6/2025.

3 cách hiệu quả giảm tình trạng thiếu magie

Sức khỏe

21:14:50 03/10/2024
Tiêu thụ 100% ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, lúa mì nguyên hạt và yến mạch, cùng với các loại hạt và đậu giúp cơ thể đảm bảo lượng magie trong chế độ ăn uống cao hơn.