3 kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2013
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (NCEIF), Bộ KH-ĐT vừa tổ chức Hội thảo khoa học Kinh tế Việt Nam năm 2012 và triển vọng phát triển năm 2013.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 kịch bản của nền kinh tế Việt Nam năm 2013 là: Kịch bản 1 (tăng trưởng thấp) tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 2,8%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 5,5%; Kịch bản 2 (tăng trưởng trung bình): tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,3%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 11%; Kịch bản 3 (tăng trưởng cao): tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,6%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 15%. Trong đó, kịch bản 2 được Nhóm nghiên cứu coi là kịch bản chủ có nhiều khả năng xảy ra nhất.
PGS.TS Đỗ Văn Thành – Phó Giám đốc NCEIF cho rằng, giải quyết được nợ xấu của hệ thống ngân hàng và thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013.
Theo ANTD
Hà Nội năm 2012: Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội sai hẹn
Năm 2012, hàng loạt chỉ tiêu kinh tế - xã hội của TP Hà Nội đã không đạt được theo kế hoạch. Đây là khoảng trầm lắng không tránh khỏi của TP Hà Nội do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế.
Điểm sáng của năm 2012 là chỉ số giá tiêu dùng dự báo sẽ được kiểm soát ở mức 1 con số
Hàng chục nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động
Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội, GDP quý IV-2012 ước tăng 8,6%. Do đó, GDP cả năm 2012 chỉ đạt 8,1% - thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ của các năm trước (kế hoạch năm 2012 là 10-10,5%; mức cùng kỳ các năm 2010, 2011 tương ứng là 11,07% và 10,14%). Nhiều chỉ tiêu khác cũng không đạt như cấp "sổ đỏ"; tăng lượng nước sạch; tỷ lệ 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và 50% cụm công nghiệp hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn quốc gia.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu nhận xét, trong điều kiện khó khăn về thị trường, lãi suất cao, các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn khó khăn, ngành công nghiệp - xây dựng vẫn có tăng trưởng, nhưng mức tăng giảm dần qua các quý. Đặc biệt, nhiều dự án đầu tư xây dựng và khu đô thị tạm dừng hoặc giãn tiến độ thực hiện do thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng và suy giảm kinh tế. Đấu giá quyền sử dụng đất cũng bị "mắc kẹt", TP chỉ có 15 đơn vị đã tổ chức đấu giá đất, ước thu 992 tỷ đồng, bằng 39,7% kế hoạch.
Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giảm đáng kể. Ước cả năm 2012 có 15.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn 83.000 tỷ đồng, bằng 90% về số doanh nghiệp và 70% về vốn đăng ký so với năm 2011. Trong khi đó, tính đến hết 9 tháng nay, tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 12.542 (bằng 11,4% số doanh nghiệp đang hoạt động).
Điểm sáng của năm 2012 là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2012 dự báo sẽ được kiểm soát ở mức 1 con số. Bên cạnh đó, dù khó khăn, TP đã quan tâm, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội... Kế hoạch hỗ trợ thoát nghèo và trợ cấp bảo trợ xã hội vẫn được thực hiện tốt. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm...
Chưa hết khó khăn
Hướng tới năm 2013, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu dự báo kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Do đó, TP đã đưa ra các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khiêm tốn hơn so với các năm trước. Cụ thể, tốc độ tăng GDP chỉ dừng ở mức 8,0-8,5%; tăng vốn đầu tư phát triển: 15,0-16,5%; tỷ lệ thất nghiệp: 5,2%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước: 1%...
Lường trước những khó khăn, UBND TP đã đưa ra 6 nhóm giải pháp lớn để có thể hoàn thành các chỉ tiêu "đăng ký" với HĐND TP. Theo đó, TP cam kết tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với đó, TP không quên nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe người dân. Đồng thời, siết chặt quản lý quy hoạch, trật tự đô thị, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới...
Đánh giá nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nêu trong Báo cáo của UBND TP là khá toàn diện nhưng các đại biểu HĐND TP cũng cho rằng, một số nội dung còn chung chung và chủ yếu là định tính, thiếu cụ thể. Nhiều ý kiến đề nghị nhấn mạnh, bổ sung một số nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể, TP phải nâng cao vai trò, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc. TP cần siết chặt quản lý về đất đai, đô thị. Nhiều ý kiến yêu cầu TP phải liên tục thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; xử lý triệt để các hành vi xây dựng không phép, sai phép và xử lý cán bộ, công chức không thực thi đúng trách nhiệm, né tránh, bao che.
Lạm thu tiền trường vẫn phổ biến
Theo các đại biểu HĐND TP, tình trạng "lạm thu" trong giáo dục mầm non, phổ thông còn diễn ra phổ biến; việc học thêm, dạy thêm, học nâng cao, học tự chọn... không đúng quy định tiếp tục diễn ra, gây bức xúc trong xã hội.
Theo ANTD
Mong muốn được quốc tế hỗ trợ về quản lý, giám sát tài chính Sáng 27-11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị ổn định tài chính khu vực Đông Á với chủ đề "Khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động". An toàn tài chính sẽ tạo đà tăng trưởng, phát triển bền vững Phát biểu khai mạc...