3 kì kiểm tra sức khỏe phụ khoa quan trọng nhất với phụ nữ
Trong các kì kiểm tra sức khỏe phụ khoa, 3 loại kiểm tra pap smear, kiểm tra vú và sàng lọc các bệnh tình dục được coi là quan trọng nhất mà chị em không được bỏ qua.
Tôi năm nay 30 tuổi, đã có gia đình và 2 con, con thứ hai của tôi cũng đã được 4 tuổi. Trong suốt 4 năm nay, tôi tránh thai bằng cách dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Theo tôi biết thì uống nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp cũng không có lợi cho sức khỏe. Mặc dù tôi không có ý định sinh thêm em bé nữa nhưng không phải vì vậy mà tôi không chú ý đến sức khỏe sinh sản của mình. Ở tuổi của tôi, nếu không chú ý chăm sóc sức khỏe sinh sản thì càng tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh phụ khoa, nhất là các bệnh ung thư.
Vì vậy, tôi muốn hỏi bác sĩ, tôi có nên đi kiểm tra về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục hàng năm hay không? Và những kì kiểm tra nào là quan trọng nhất đối với người phụ nữ? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Thảo)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Thảo thân mến,
Trước hết phải nói rằng, bạn có ý thức giữ gìn sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản, phụ khoa như vậy là rất tốt. Đúng như bạn nói, nếu không thường xuyên quan tâm và kiểm tra sức khỏe tình dục hay sức khỏe sinh sản, chị em sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh phụ khoa, đặc biệt nhất là các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ như ung thư vú hay ung thư tử cung.
Để bảo vệ sức khỏe tình dục của riêng mình, chị em nên đi khám phụ khoa định kì hàng năm hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong các kì kiểm tra sức khỏe phụ khoa, 3 kì kiểm tra pap smear, kiểm tra vú và sàng lọc các bệnh tình dục được coi là quan trọng nhất mà chị em không được bỏ qua.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
- Pap smear: Kiểm tra Pap smear là kiểm tra các tế bào cổ tử cung để sớm phát hiện bạn có nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung hay không.
Kiểm tra pap smear cũng giúp phát hiện sớm dấu hiệu của virus như HPV (human papilloma virus) – virus làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung. Chị em nên bắt đầu kiểm tra pap smears ở tuổi 21, hoặc 3 năm sau khi quan hệ tình dục. Kiểm tra pap smear nên được thực hiện 3 năm liên tiếp, nếu các kết quả đều là dấu hiệu tốt thì thời hạn kiểm tra có thể giãn ra.
- Kiểm tra vú: Tất cả phụ nữ nên tự kiểm tra ngực mỗi tháng một lần để có thể phát hiện sớm bất thường ở vú, nhất là những dấu hiệu có thể dẫn tới ung thư vú. Bạn nên kiểm tra vú vào thời điểm giữa chu kì kinh nguyệt, khi bạn đang rụng trứng, và tại cùng một thời điểm mỗi ngày nếu có thể.
Nếu bạn nhận thấy có những thay đổi ở ngực ở những tháng tiếp theo, giống như một khối u hoặc bất kì sự khác biệt trên da thì hãy đi gặp bác sĩ sớm. Khi ngoài 40 tuổi, phụ nữ cần đi chụp X-quang tuyến vú 2 hoặc 3 năm một lần ngoài việc tự kiểm tra ngực hàng tháng.
- Sàng lọc các nhiễm trùng tình dục: Bình thường có tới hơn 20 bệnh nhiễm trùng thông thường lây truyền qua đường tình dục (bệnh lây truyền qua đường tình dục), vì vậy việc tự bảo vệ mình chống lại các bệnh này là hết sức cần thiết. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng không có bất kì triệu chứng nào đáng chú ý, vì vậy nếu bạn đang không được kiểm tra và sàng lọc, bạn có thể không biết rằng mình đang bị nhiễm bệnh.
Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến là gonnorrheoa và chlaymidia, mà có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em nếu không được kiểm soát.
Bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết mình cần kiểm tra thêm những gì nữa nhé.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Dễ phòng, khó chữa
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa luôn là nỗi lo lắng thường trực của hầu hết chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Không chỉ gây xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày bởi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín có mùi hôi... khiến chị em phụ nữ kém tự tin, ảnh hưởng tới sức khỏe hàng ngày cũng như sức khỏe sinh sản.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến bạn gái mất tự tin, kém hấp dẫn.
Một số trường hợp không điều trị kịp thời khiến bệnh diễn tiến dai dẳng và gây những biến chứng nghiêm trọng: viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, vô sinh... Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa mắc và tái mắc lại phụ thuộc chính vào yếu tố đơn giản đó là việc "Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách".
Bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ có vị trí gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu khiến cho vùng kín (âm hộ) luôn ẩm ướt, kết hợp với cấu trúc mở hẳn ra ngoài nên vùng kín rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh hàng ngày. Do vậy, việc vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa mắc cũng như tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu rõ vệ sinh vùng kín như thế nào là đúng cách. Một số phụ nữ lại cho rằng việc làm vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ lâu lâu mới làm một lần hoặc chỉ khi đã nhiễm bệnh phụ khoa. Sự thật, cũng giống như việc vệ sinh cơ thể (tắm, gội), vùng kín lại càng phải vệ sinh chăm sóc thường xuyên do nguy cơ nhiễm khuẩn cao, đặc biệt là trong thời kỳ ra nhiều huyết trắng, thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, thai nghén. Một số phụ nữ thì chỉ dùng nước sạch để rửa vùng kín, nhưng thực chất để loại các chất bẩn, ngăn ngừa vi trùng xâm nhập gây bệnh thì phải cần một loại sản phẩm phụ khoa chuyên dùng. Hoặc một số phụ nữ lại sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh (kháng sing, kháng khuẩn...), các chất có tính kiềm mạnh, hoặc thụt rửa sâu âm đạo gây phá vỡ cân bằng sinh lý trong môi trường âm đạo tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng sinh gây viêm nhiễm.
Theo GS. TS. Nguyễn Đức Vy - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Chủ tịch hội Sản phụ khoa & SĐCKH Việt Nam "Thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách để giảm thiểu khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa đồng thời ngăn ngừa bệnh tái mắc":
- Tắm tửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hàng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đai tiện bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ khuyên dùng.
- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay một lần)
- Vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục.
- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch... để tắm rửa
- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ điều trị.
- Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp, an toàn khi dùng hàng ngày, đảm bảo các yêu cầu: Làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da, tái tạo da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương với thành phần Thảo dược - Vitamin E và Muối giúp thoáng sạch, khửi mùi vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa. Dạ Hương được nghiên cứu tính an toàn tại BV phụ sản Trung Ương và được các BS Sản phụ khoa khuyến cáo sử dụng hàng ngày.
Theo VNE
4 bệnh phụ khoa chị em dễ gặp nhất do thức khuya Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe sinh sản, phòng bệnh phụ khoa, chị em nên bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần. Chắc hẳn chị em nào cũng biết một điều rằng, thức khuya là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến cơ...