3 khu nghỉ dưỡng sang chảnh view biển ở Quảng Nam
Quảng Nam không chỉ nổi tiếng với phố cổ Hội An trầm mặc rêu phong, mà còn sở hữu những bãi biển đẹp đến nao lòng.
Đến thăm Quảng Nam, nếu vừa muốn khám phá các công trình kiến trúc nhuốm màu thời gian, vừa được đắm chìm trong không gian biển trời xanh mát, bạn không nên bỏ qua 5 khu nghỉ dưỡng sang trọng dưới đây.
Victoria Hội An Beach Resort & Spa
Với vị trí ngay gần biển Cửa Đại, đây là một trong những khu nghỉ dưỡng gần biển được đông đảo du khách lựa chọn khi đến Hội An. Vẻ đẹp của resort là sự kết hợp giữa nét kiến trúc truyền thống và phong cách Nhật Bản, Pháp cổ. Từng ngóc ngách ở nơi đây đều toát lên hơi thở của Hội An với tường vàng, ngói đỏ và những giàn đèn lồng đẹp lung linh.
Resort sở hữu 109 phòng sang trọng, với cửa kính trong suốt, cao sát trần để du khách không bỏ lỡ tầm nhìn tuyệt đẹp xung quanh. Không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú đẳng cấp, resort còn tích hợp nhiều dịch vụ giải trí và tiện ích như nhà hàng, ẩm thực, quầy bar, tổ chức sự kiện… rất đa dạng, hấp dẫn.
Địa chỉ: Đường Âu Cơ, Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam
Giá tham khảo: Từ 2.300.000 đồng/đêm
Vinpearl Resort & Spa Hội An
Khu nghỉ dưỡng tọa lạc gần bến tàu Cửa Đại, đối diện với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Nơi đây sở hữu đường bờ biển cát trắng trải dài, nước biển xanh như ngọc, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng hút hồn du khách.
Resort được xây dựng theo lối kiến trúc Địa Trung Hải tinh tế, sang trọng. Mỗi villa đều có hồ bơi riêng, sân vườn rộng rãi đem đến không gian vui chơi riêng tư cho khách lưu trú.
Video đang HOT
Ngoài ra, khu nghỉ dưỡng còn sở hữu bể bơi vô cực ngoài trời lớn nhất thành phố Hội An với diện tích lên đến 1.344m2, view hướng thẳng ra Cù Lao Chàm xinh đẹp. Đây là nơi lý tưởng để bạn thả mình thư giãn giữa làn nước trong mát, hay cho ra đời những bức ảnh “sống ảo” tuyệt đẹp.
Địa chỉ: Block 06, Phước Hải, Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam
Giá tham khảo: Từ 2.000.000 đồng/phòng/đêm
Hội An Beach Resort
Resort tọa lạc ngay ở số 1 Cửa Đại, giữa con sông Đế Võng hiền hòa và biển Cửa Đại trong xanh. Với vị trị đặc biệt như vậy, nơi đây được du khách biết đến với cái tên “ốc đảo yên bình nơi dòng sông gặp biển”.
Khu nghỉ đạt tiêu chuẩn 4 sao, có tổng cộng 121 phòng sang trọng và villla cao cấp, tất cả đều mang phong cách làng quê truyền thống Việt Nam. Ngoài ra, các phòng ở đây đều có ban công với tầm nhìn hướng ra vườn, biển, sông hay những cánh đồng lúa xanh tươi ngút ngàn.
Khuôn viên còn có tới 2 hồ bơi, một nằm cạnh nhà hàng River Breeze và một nằm trước mặt tiền của khách sạn. Cả hai đều có lối kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, sức chứa tới 120 người.
Địa chỉ: 1 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam
Giá tham khảo: 1.300.000 đồng/đêm
Cù Lao Chàm hạn chế khách để bảo tồn
Sau gần 10 năm, số lượng khách du lịch ra đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) tăng gần 20 lần, buộc chính quyền nơi đây phải khống chế lượng khách
Cù Lao Chàm hiền hoà với cát vàng, biển xanh và hệ thực vật rừng phong phú |
Chính quyền TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) và những người làm công tác bảo tồn ở Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An) đang tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Nói không với túi ni-lông
Cách Hội An khoảng 20 phút di chuyển bằng canô, Cù Lao Chàm được thiên nhiên ưu đãi với nhiều hòn đảo đẹp hoang sơ. Nơi đây hội tụ rất nhiều loài động thực vật quý hiếm. Không khí trong lành bởi vắng bóng các phương tiện xe cơ giới.
Một góc xã đảo Cù Lao Chàm (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) |
Nhớ lại những ngày làm chuyên viên Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển (BQLKBTB) Cù Lao Chàm, bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, kể: Năm 2009, khi bắt đầu triển khai phong trào Cù Lao Chàm nói không với túi ni-lông, người dân phản ứng mạnh mẽ vì việc sử dụng túi ni-lông quá thuận lợi. Bằng nhiều cách thức khác nhau, từ phát loa tuyên truyền, cử người nhắc nhở ở các khu chợ đến tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, dần dần người dân cũng thay đổi nhận thức. Đến nay, Cù Lao Chàm dường như đã sạch bóng túi ni-lông. "Người dân Cù Lao Chàm giờ đây hiểu rõ rằng khi biển sạch, không khí trong lành sẽ thu hút nhiều du khách, từ đó đời sống sẽ khởi sắc" - bà Hương tự hào.
Những người ban đầu phản đối kịch liệt nay lại tham gia tích cực nhất vào công tác bảo tồn. Ông Nguyễn Hoàn (60 tuổi; ngụ thôn Bãi Hương; Phó Ban Quản lý Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Bãi Hương) khi còn là trưởng thôn đã vận động bà con phản đối mạnh mẽ việc bảo tồn.
"Ngư dân Cù Lao Chàm sống giữa biển, quanh năm khai thác hải sản để sống, nếu đưa vào bảo tồn thì lấy gì ăn? Lúc đó tôi chưa hiểu rõ nên cứ nghĩ vậy, sau các anh ở ban quản lý thuyết phục lắm thì bà con nghe nhưng bằng mặt mà không bằng lòng. Giờ đây, khi mọi thứ chuyển biến rõ rệt, đời sống người dân thay đổi, mọi người nhận thấy bảo tồn chính là bảo vệ lợi ích cho chính mình nên ai cũng ủng hộ" - ông Hoàn bộc bạch.
Bây giờ, trên đảo hầu như không có lao động nhàn rỗi, ai ai cũng có sinh kế từ du lịch. Người lớn tuổi buôn bán các sản vật, người trẻ làm hướng dẫn viên, làm xe ôm hay như vợ chồng ông Hoàn cũng sở hữu một homestay.
Bà Trần Thị Hồng Thúy, Giám đốc BQLKBTB Cù Lao Chàm, khẳng định nếu như năm 2009, lượng khách đến Cù Lao Chàm chỉ đạt hơn 20.000 lượt thì đến cuối năm 2018, đạt 395.000 lượt, tăng gần 20 lần. Trước đây, 85% dân số sống nhờ nghề biển thì nay khoảng 80% chuyển sang các ngành nghề du lịch, dịch vụ, thương mại. Xã đảo Tân Hiệp là địa phương có thu nhập trung bình đầu người cao nhất TP Hội An, là địa phương đầu tiên và duy nhất có thể tự cân đối thu chi ngân sách ở Hội An. Nơi đây cũng không có hộ nghèo, không xảy ra trộm cắp hay các vụ việc mất an ninh trật tự.
Không thu hút khách bằng mọi giá
Những thay đổi tích cực ở Cù Lao Chàm là bài học phát triển du lịch đáng để các địa phương khác học tập kinh nghiệm. Dù vậy, viên ngọc quý Cù Lao Chàm rất dễ bị tổn thương. Do đó, khi có các hoạt động tác động trực tiếp hay có nguy cơ ảnh hưởng đến Cù Lao Chàm, người dân thường phản ứng rất mạnh mẽ.
Du khách lên tàu ra đảo Cù Lao Chàm |
Năm 2016, khi một dự án du lịch được triển khai xây dựng có nguy cơ ảnh hưởng đến đất rừng, nhiều người đã lên tiếng. Kết quả, tỉnh Quảng Nam đã tiếp thu và điều chỉnh thu nhỏ diện tích dự án gấp nhiều lần. Đó là dự án được cấp phép trước khi khu bảo tồn được thành lập và là dự án duy nhất được phép đầu tư tại Cù Lao Chàm cho tới thời điểm này. Gần đây nhất, khi TP Đà Nẵng có kế hoạch mở tuyến du lịch đi thẳng từ Sơn Trà ra Cù Lao Chàm, những người có trách nhiệm cũng đã phản ứng để Cù Lao Chàm không bị xâm hại.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, khẳng định sẽ không phát triển du lịch bằng mọi giá. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 6.000-8.000 khách đăng ký đến Cù Lao Chàm nhưng địa phương đang khống chế số lượng khách không quá 3.000 người/ngày và sẽ tiếp tục kéo giảm vì lo ngại áp lực đè nặng lên quần đảo nhỏ chỉ hơn 2.600 người sinh sống.
"Phát triển và bảo tồn phải song hành thì mới bền vững. Trong bối cảnh Cù Lao Chàm chưa tìm được giải pháp tốt để đáp ứng nhu cầu của du khách thì sự gia tăng lượng khách chính là mối tác động rất lớn. Điều này không những ảnh hưởng đến các hệ sinh thái mà còn làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái" - ông Sơn nhìn nhận.
Giữ lấy rừng Bà Trần Thị Hồng Thúy cho biết 10 năm qua, Cù Lao Chàm đã thành công với phong trào nói không với túi ni-lông. Mười năm tới, Cù Lao Chàm hướng tới nói không với rác thải nhựa, thay thế bằng những chất liệu thân thuộc với môi trường. Bên cạnh bảo tồn biển, BQLKBTB cũng tập trung mạnh hơn về công tác bảo tồn rừng. |
Một lần đến Tây Giang Chúng tôi bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng và ngày hôm sau khởi hành từ trung tâm thành phố đi Tây Giang, một huyện miền núi nằm trên đỉnh Trường Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam, được ví như một Đà Lạt của miền Trung. Trung tâm huyện Tây Giang. Ngoằn ngoèo đường đến Tây Giang Tây Giang cách Đà Nẵng 120km, trong...