3 giờ sáng, Chủ tịch T.T-Huế đột xuất kiểm tra phòng chống dịch tả lợn
3h30 sáng 7/3, Chủ tịch UBND Thừa Thiên – Huế kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại chốt kiểm dịch trên QL1
Ông Phan Ngọc Thọ kiểm tra sổ kiểm dịch tại chốt kiểm dịch trên QL1 phía Bắc tỉnh (xã Phong Thu)
Ông Phan Ngọ Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế kiểm tra đột xuất các lực lượng đang túc trực làm nhiệm vụ tại Chốt Kiểm dịch động vật trên QL1 (xã Phong Thu, huyện Phong Điền). Tại đây, Chi cục Chăn nuôi thú ý tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phối hợp với Cảnh sát môi trường, CSGT, Quản lý thị trường thường xuyên túc trực tại Chốt Kiểm dịch động vật trên QL1 (xã Phong Thu) để kiểm tra, tiêu độc khử trùng tất cả các xe chở lợn qua địa bàn tỉnh.
Theo cán bộ tại chốt kiểm dịch, trung bình mỗi ngày có khoảng 15-20 chuyến xe ở phía Bắc vào Huế hoặc đi qua địa bàn đều được dừng xe kiểm tra các loại giấy tờ liên quan và phun thuốc tiêu độc khử trùng. Qua kiểm tra, chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm như chở lợn không có giấy kiểm dịch, chở lợn bệnh, lợn chết…
Sau khi kiểm tra, thăm hỏi động viên các lực lượng làm nhiệm vụ tại Chốt Kiểm dịch động vật trên QL1, ông Thọ đến “mục sở thị” khu vực giết mổ gia súc tập trung tại chợ đầu mối Phú Hậu (TP Huế). Đây là một trong những điểm giết mổ gia súc lớn nhất trên địa bàn tỉnh cung ứng thịt lợn cho người tiêu dùng.
Cán bộ thú y đang kiểm tra một xe vận chuyển lợn qua địa bàn tại chốt kiểm dịch động vật
Ông Phan Ngọc Thọ biểu dương các lực lượng đang tập trung nỗ lực để ngăn chặn không cho dịch bệnh thâm nhập vào địa bàn. Theo ông Thọ, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện dịch tả lợn châu Phi, nhưng công tác phòng chống dịch không được chủ quan, lơ là. Các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành định kỳ, đột xuất, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn bị dịch bệnh, nhập lậu, không đảm bảo hồ sơ theo quy định…
Video đang HOT
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu đội ngũ cán bộ thú y cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ, đảm bảo gia súc đưa vào cơ sở an toàn; kiểm tra chặt chẽ và ghi chép đầy đủ thông tin gia súc trước khi đưa vào cơ sở; nghiêm cấm việc nhập gia súc từ tỉnh khác vào cơ sở giết mổ mà không có hồ sơ thủ tục theo đúng quy định.
Quảng Trị đã lập 2 chốt kiểm dịch trên QL1 và đường HCM
Tại Quảng Trị, để chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi từ vùng dịch các tỉnh phía Bắc vào, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính đã ban hành Quyết định thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành, gồm 1 chốt trên QL1 (xã Vĩnh Chấp) và 1 chốt trên đường HCM (thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh).
Mỗi chốt 5 người, gồm các cán bộ Thú y, Công an tỉnh, Quản lý thị trường thường trực 24/24 giờ trong ngày kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về kiểm dịch, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào tỉnh theo quy định của Luật Thú y và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch.
Duy Lợi
Theo baogiaothong
Dịch tả lợn châu Phi lây lan, Bộ trưởng Bộ NNPTNT yêu cầu khống chế
Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường vừa có công điện khẩn gửi các bộ ngành liên quan, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường kiểm soát việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn.
Cụ thể, Bộ NNPTNT đề nghị các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi; đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan trực thuộc khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung sau:
Đối với các tỉnh, thành phố đã có bệnh dịch tả lợn châu Phi:
Rắc vôi bột khử trùng tiêu độc phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại các cơ sở chăn nuôi tại Hải Phòng. Ảnh: BHP.
Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra khỏi địa bàn cấp tỉnh có dịch bệnh, đặc biệt thực hiện nghiêm việc cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch theo đúng quy định của Luật Thú y;
Cơ sở chăn nuôi lợn nằm trong vùng dịch đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật còn hiệu lực đối với các bệnh khác, nếu có nhu cầu vận chuyển lợn ra khỏi phạm vi vùng dịch phải được cơ quan thú y lấy mẫu, xét nghiệm có kết quả âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi và hướng dẫn tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch.
Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa điểm trung chuyển, thu gom, giết mổ, buôn bán lợn và sản phẩm lợn; tại các hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi có lợn bị bệnh, nghi bị bệnh,....
Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp tỉnh; bố trí các lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.
Đối với các tỉnh, thành phố chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi:
Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp tỉnh; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi bệnh, chết,... thì lấy mẫu xét nghiệm bệnh và xử lý theo quy định.
Biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi hiệu quả là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo cách ly. Ảnh: BHP.
Xem xét việc thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp tỉnh, nhất là các địa phương giáp với địa phương có bệnh dịch tả lợn châu Phi; bố trí các lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và lực lượng liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.
Đối với các địa phương có biên giới giáp với các nước, có cửa khẩu quốc tế, sân bay, bến cảng: Chỉ đạo chính quyền các cấp và cơ quan liên quan của địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, sân bay, cảng biển đối với lợn, sản phẩm lợn, người và phương tiện từ các nước vào Việt Nam; nhất là đối với các nước có bệnh dịch tả lợn châu Phi và những địa bàn có hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép vào Việt Nam.
Chỉ đạo các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông, đặc biệt các trạm kiểm dịch trên trục đường giao thông từ phía Bắc vào phía Nam tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi bệnh, chết,... thì lấy mẫu xét nghiệm bệnh và xử lý theo quy định;
Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào vùng có dịch, đi qua trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời, trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông.
Giao Cục Thú y chỉ đạo các chi cục thú y vùng, chi cục kiểm dịch động vật vùng, trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan thú y địa phương tổ chức lấy mẫu lợn, sản phẩm lợn gửi phòng thử nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Bộ NNPTNT cũng đề nghị các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Công an, Quốc phòng, Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan thú y tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên.
Như Dân Việt đã thông tin, sau khi phát hiện các ổ dịch tại Thái Bình, Hưng Yên, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục được phát hiện tại Hải Phòng và Thanh Hóa. Cụ thể, ngày 24.2, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã công bố dịch tả lợn châu Phi, đồng thời lập các chốt trực 24/24 tại mọi tuyến đường vào địa bàn huyện giúp người dân được biết để có biện pháp phòng tránh.
Trước đó, qua xét nghiệm cho thấy đàn lợn của 7 hộ gia đình ở xã Định Long (Yên Định) dương tính với dịch tả lợn châu Phi, vì vậy huyện đã nhanh chóng cho tiêu hủy 226 con lợn (có tổng trọng lượng 5,6 tấn), đồng thời tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại của 7 hộ này.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi: Sơn La tức tốc lập 2 chốt kiểm dịch lưu động Trước thông tin diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, nhất là dịch đã bùng phát tại 2 tỉnh Hòa Bình và Điện Biên. Dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh Tây Bắc. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Sơn La vừa tức tốc ban hành quyết định thành lập 2 chốt kiểm...