3 giai đoạn phụ nữ cần chú ý
Chuyên gia cho biết, phụ nữ giữ gìn sức khỏe cần chú ý 3 giai đoạn chính, đó là giai đoạn phát triển dậy thì, giai đoạn mang thai và giai đoạn mãn kinh.
Giai đoạn dậy thì: việc học, áp lực làm cho kinh nguyệt không đều
Con gái ở tuổi dậy thì vốn dĩ là không nên lo lắng. Tuy nhiên hiện tại áp lực về việc học đã ép nhiều nữ giới phải đến phòng khám phụ khoa để khám. Bác sỹ Lâm Hoa, Trưởng khoa phụ khoa của bệnh viện Bắc Kinh, cho biết, các cô gái trong tuổi dậy thì đến khám phụ khoa chủ yếu là đang ở giai đoạn vượt cấp, tức là cuối lớp 9 đầu lớp 10 là nhiều nhất. Do áp lực quá lớn, ngủ không đủ, dẫn đến kinh nguyệt không đều. Nhiệm vụ học tập của các cô gái này quá nặng, bài tập trong trường ngoài trường đè nặng lên làm cho họ vất vả lắm mới hoàn thành được hết, một ngày chỉ ngủ được 4-5 tiếng. Dưới áp lực như vậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
Bác sỹ Lâm Hoa khuyến nghị, con gái ở độ tuổi dậy thì tốt nhất nên định kỳ tham gia các dịch vụ phòng chống bảo vệ sức khỏe, tiếp thu các kiến thức về giáo dục giới tính, kiến thức về tuổi dậy thì và nên thường xuyên tư vấn bác sỹ về sức khỏe tâm lý. Đó là một trong những cơ sở để đảm bảo cho sức khỏe sau này.
Thời kỳ mang thai: công việc bận rộn không có lợi cho sức khỏe thai nhi
Cuộc đời hoàn chỉnh của một người phụ nữ không thể rời khỏi quá trình sinh dục, mang thai. Thời gian mang thai của phụ nữ kéo dài khoảng 40 tuần, trong những chuỗi ngày dài này, ngoài việc định kỳ kiểm tra sức khỏe trước khi sinh, phụ nữ còn phải làm tốt các công việc như ăn, mặc, nghỉ ngơi, đi lại và cả công việc để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể và sự phát triển bình thường cho thai nhi.
Video đang HOT
Bác sỹ Lâm Hoa đặc biệt khuyến nghị, phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên quá vất vả, nhất định phải chú ý nghỉ ngơi.
Thời kỳ mãn kinh: xuất hiện triệu chứng không nên chịu đựng
Trong thời kỳ mãn kinh, estrogen trong cơ thể đã ở trong xu hướng đi xuống, ngực và các bộ phận sinh dục trong ngoài chịu sự hỗ trợ của estrogen đều có dấu hiệu lão hóa suy thoái. Ngoài ra, một số phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh có thể xuất hiện lo lắng, trầm cảm, cáu gắt, dễ kích động, mất ngủ và một số triệu chứng khác, một số người thậm chí còn vui buồn thất thường, tính cách biểu hiện khác với ngày thường. Phụ nữ mãn kinh nếu xuất hiện các triệu chứng khuyếnnghị nên đến bệnh viện khám, không nên chịu đựng một mình.
Dương Hằng
Theo Dân trí
Rau dền gai - Thuốc quý trong vườn nhà
Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.
Dền gai là loại rau quen thuộc dùng trong nhân dân. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có. Dền gai là cây thân thảo, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai, mặt trên phiến lá màu xanh nhạt. Hoa mọc thành sim và sắp xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh.
Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Toàn cây được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể đốt thành tro, dùng dần.
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương...
Các bài thuốc thường dùng
Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 - 15g uống thay nước trà.
Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.
Bỏng nhẹ: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.
Ho có đờm: Thân, lá cây rau dền gai 50 - 100g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Dùng 5 - 7 ngày.
Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 - 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 - 2 lần đến khi đỡ đau họng.
Chữa sỏi thận: Rễ rau dền gai (sao vàng), kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g vỏ quả bí đao 20g, sắc uống. Uống trong 10 ngày.
Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ: Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g, sắc uống.
Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nga
SK&ĐS
Giảm cân với mật ong Bệnh nhân bị viêm thận cấp tính, xơ gan... nên tránh nước muối quá đậm để tránh làm tăng gánh nặng cho thận và tim. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng cần chú ý khi dùng mật ong, vì trong mật ong có lượng đường khá cao. Học y học Trung Quốc tin rằng mật ong có chức năng tăng cường giữ...