3 Gạch Đầu Dòng Lý Giải Chiến Lược Chọn Ngôi Sao Châu Á Trở Thành “Con Cưng” Của Các Thương Hiệu Cao Cấp
Hơn hai thập kỷ trước, thật khó để tìm thấy những tên tuổi châu Á xuất hiện với tư cách người đại diện toàn cầu cho các thương hiệu xa xỉ.
Vậy mà giờ đây, từ thời trang cho đến mỹ phẩm, tất cả đều đang cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của những Đại diện/Đại sứ thương hiệu đến từ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc.
Năm 2021, mạng xã hội bùng nổ khi nhóm nhạc đình đám BTS được bổ nhiệm vào vị trí Đại sứ toàn cầu của thương hiệu cao cấp Louis Vuitton. Trước đó, nhóm nhạc nữ BLACKPINK với bốn cô gái được biết đến là những “viên ngọc quý” của các thương hiệu thời trang cao cấp như CHANEL, Celine, Saint Laurent, Dior, Tiffany & Co. hay Bvlgari. Ngoài ra, nhiều ngôi sao Hàn Quốc khác như G-Dragon, Song Hye Kyo, IU,… đều lọt vào “mắt xanh” của các “gã khổng lồ” ngành xa xỉ phẩm. Chưa bao giờ, giới mộ điệu được chứng kiến sự “lên ngôi” của nhiều gương mặt đại diện đến từ xứ sở Kim Chi đến vậy.
Bên cạnh Hàn Quốc thì Trung Quốc cũng là “quê hương” của không ít gương mặt đại diện “đắt giá”. Thương hiệu cao cấp bậc nhất CHANEL dành sự ưu ái đặc biệt cho đất nước tỷ dân khi mà Châu Tấn được mệnh danh là “Nàng thơ phương Đông” duy nhất của nhà mốt Pháp. Trong khi đó, Christian Dior cũng dành những đãi ngộ hiếm có cho “Miss Dior” Angelababy Dương Dĩnh. Các ông lớn khác như Louis Vuitton, Valentino, Prada, Fendi, Boucheron,… cũng không ngại bổ nhiệm hàng loại ngôi sao Trung Quốc vào vị trí đại diện thương hiệu. Những gương mặt nổi bật có thể kể đến Lưu Diệc Phi, Đường Yên, Lộc Hàm, Thái Tử Khôn,… cùng vô số các đại sứ khu vực khác.
Vậy chiến lược “xâm nhập” châu Á của các nhà mốt xa xỉ lừng lẫy thế giới có ý nghĩa như thế nào đến việc khẳng định tầm cỡ cũng như truyền tải đúng giá trị của thương hiệu đến giới mộ điệu?
Châu Á – Thị trường tiêu thụ xa xỉ phẩm hàng đầu thế giới
Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo sự ra đời của các tầng lớp “siêu giàu”, biến châu Á trở thành “mỏ vàng” cho các thương hiệu cao cấp. Đặc biệt, trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch Covid-19, trong khi sức mua trên khắp thế giới giảm thì nhu cầu đối với hàng xa xỉ lại tăng cao bất ngờ ở các quốc gia châu Á. Lần đầu tiên trong lịch sử, châu Á đã vượt qua châu Âu và châu Mỹ để vươn lên trở thành thị trường tiêu thụ hàng hiệu lớn nhất. Theo số liệu do Ngân hàng Đầu tư Jefferies công bố, mức tăng trưởng tiêu thụ hàng hiệu ở Hàn Quốc và Trung Quốc trong năm 2020 và 2021 vượt xa các năm trước. Điều này cũng được chính các thương hiệu cao cấp như Bottega Veneta, Balenciaga hay Saint Laurent… xác nhận bằng doanh số bán hàng vượt trội. Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2025, bất chấp tình trạng đi lại bị gián đoạn do dịch bệnh.
Video đang HOT
Với sự lớn mạnh đó, châu Á nghiễm nhiên trở thành “miếng bánh ngon” được các thương hiệu cao cấp quan tâm và tìm cách “lấy lòng”. Bên cạnh các ưu đãi và BST đặc biệt cho dịp lễ Tết, thì việc lựa chọn những gương mặt đại diện đến từ châu Á cũng góp phần không nhỏ giúp củng cố hình ảnh của thương hiệu đến với khách hàng tại khu vực này. Thậm chí, có thương hiệu đã lựa chọn bổ nhiệm một lúc nhiều đại sứ khu vực tại châu Á để gia tăng tầm ảnh hưởng của mình (chẳng hạn như Dior với 3 đại sứ khu vực Trung Quốc, Gucci có 4 đại sứ người Trung Quốc,…).
Sự ảnh hưởng sâu rộng của làn sóng văn hóa Châu Á
Cùng với kinh tế, nền văn hóa châu Á cũng đang được phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết. Làn sóng Hallyu sản sinh ra thế hệ thần tượng có tầm ảnh hưởng và tiếng nói mạnh mẽ trên mạng xã hội, thu hút đông đảo người hâm mộ toàn cầu. Trung Quốc đẩy mạnh truyền bá văn hóa thông qua sức ảnh hưởng về kinh tế. Phim ảnh về người châu Á, âm nhạc đến từ các quốc gia châu Á, các phong trào bảo vệ người châu Á… Chưa bao giờ có tiền lệ, những vấn đề về châu Á được quan tâm nhiều đến vậy tại các nước phương Tây.
Do đó, các thương hiệu thời trang cao cấp cũng cần thể hiện sự “quan tâm” đến châu Á, đặc biệt là để thoát khỏi định kiến bất bình đẳng bấy lâu nay khi luôn lấy người mẫu da trắng làm trung tâm trong mọi chiến dịch quảng bá. Việc lựa chọn các gương mặt đại diện người châu Á giờ đây không chỉ là phép toán kinh tế, mà nó còn thể hiện sự tôn trọng của các nhãn hàng đối với văn hóa và con người châu Á, góp phần thúc đẩy sự đa dạng cũng như trả lại tính toàn diện vốn có của thời trang.
Văn hóa hâm mộ thần tượng và sức chi khủng của người hâm mộ
Bên cạnh tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, thì sức chi và sự hâm mộ cuồng nhiệt của khán giả cũng là lý do khiến các thương hiệu cao cấp chú trọng đến người nổi tiếng châu Á hơn. Các ngôi sao châu Á luôn có tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội cực cao đến từ những người hâm mộ cuồng nhiệt. Các nhóm nhạc thần tượng như BTS hay BLACKPINK, người hâm mộ của họ được biết đến như một cộng đồng luôn hết mình ủng hộ thần tượng. Họ không do dự “trút” hầu bao chọn mua một sản phẩm, dịch vụ mà thần tượng của họ đại diện, hay thậm chí là những món đồ mà thần tượng đang sử dụng – với mong muốn có được “cheap moments” (khoảnh khắc “tình cờ” dùng chung món đồ) với những ngôi sao họ yêu mến. Và họ cũng ý thức được rằng: khi lượng tiêu thụ sản phẩm đại diện càng cao, thì vị thế và danh tiếng của ngôi sao của mình càng tăng.
Điều này dẫn đến việc người hâm mộ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn vào các sản phẩm hàng hiệu để tăng giá trị thương mại, giúp thần tượng của mình có thành tích và độ nổi tiếng cao hơn các thần tượng khác. Đối với Trung Quốc, cuộc đua này còn “khốc liệt” hơn rất nhiều, khi mà những “Bảng xếp hạng giá trị thương mại” dựa trên sức chi của khán giả liên tục xuất hiện. Từ đó, những “cậu ấm cô chiêu” không ngại chi hàng trăm nghìn nhân dân tệ mua hàng hiệu do thần tượng đại diện để tăng “thực tích thương mại”. Sức chi càng khủng, chứng tỏ cộng đồng người hâm mộ càng mạnh, ngôi sao đó càng nổi tiếng và có sức ảnh hưởng. Tận dụng tâm lý cạnh tranh giữa các cộng đồng này, các nhãn hàng dễ dàng thu được lợi ích kinh tế to lớn khi “chọn mặt” các ngôi sao châu Á để “gửi vàng”.
Thời trang vintage lội ngược dòng, đặc biệt là túi xách
Sàn diễn Xuân Hè 2022 vừa qua đã chứng kiến xu hướng "tìm về quá khứ" của các thương hiệu cao cấp. Từ Dior với những cô gái thập niên 60, Gucci cùng thiết kế suits nhung đỏ rực như trong các bộ phim ki
Trong thời trang, các đại lý buôn bán áo quần secondhand (đã qua sử dụng) dùng từ vintage để đặt tên cho những bộ đồ được sản xuất từ năm 1920 đến 1990. Quần áo theo phong cách thời trang vintage chủ yếu là trang phục được lưu giữ lại từ rất lâu. Đa số các kiểu áo quần đó có số lượng rất ít và đã ngưng sản xuất. Ngoài ra, không ít sản phẩm trong số đó đã bị lỗi và phải tái thiết kế dựa trên kiểu dáng, chi tiết có sẵn.
Ngày nay, các nhà mốt đua nhau mô tả sản phẩm của mình là "lấy cảm hứng từ thiết kế cổ điển", "phục hưng lại thời trang lưu trữ", "tái sinh thiết kế cổ điển tiêu biểu"... Gucci, Fendi, Dior, Louis Vuitton, Prada, Vivienne Westwood, Celine và rất nhiều cái tên khác đã làm mưa làm gió tủ đồ thời hiện đại bằng loạt thiết kế từ những năm 60 - 70 - 90. Cùng với loạt nhận định rằng tính bền vững đang là mối quan tâm lớn nhất khi nhắc tới ngành công nghiệp triệu đô, việc mua bán những món đồ cũ dường như càng trở nên phổ biến.
Bên cạnh trang phục và giày dép, có thể nói túi xách là mặt hàng thể hiện rõ nhất xu hướng ưa chuộng đồ vintage. Từ Dior Saddle cho đến túi Blondie mới nhất của Gucci, những "best seller" từ quá khứ đã lội ngược dòng và tạo cú chuyển mình ngoạn mục trong vài năm trở lại đây. Nhật Bản là quốc gia "góp công" lớn trong sự thúc đẩy xu hướng này, khi từng là trung tâm hàng hóa xa xỉ toàn cầu nhờ sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Để rồi, gần đây người tiêu dùng Nhật Bản bắt đầu cắt giảm việc mua hàng xa xỉ và bán các bộ sưu tập của riêng họ, khiến thị trường đồ cũ sôi động hơn bao giờ hết.
Theo thống kê của WWD thì trên thực tế, xu hướng sử dụng túi vintage đã bắt đầu nhen nhóm từ năm 2015, khi mà người ta thấy rằng giới trẻ bắt đầu "sục xạo" các thrift shop để lùng mua chiếc túi yên ngựa trứ danh. Dần dà, bóng hình của những chiếc Prada Nylon Bag, Prada Chain Bag, Chanel Belt Bag... bắt đầu xuất hiện với các cô It Girl với tần suất dày đặc hơn. Thị trường túi vintage ở Mỹ, ở các nước châu Âu hay đặc biệt là Nhật thì náo nhiệt như một lễ hội âm nhạc với đủ thứ âm thanh sôi động vậy.
Bên cạnh trang phục và giày dép, có thể nói túi xách là mặt hàng thể hiện rõ nhất xu hướng ưa chuộng đồ vintage.
Tại châu Á, sự yêu thích đồ xa xỉ của người dân Trung Quốc đang "lan tới" những mặt hàng cũ từng bị xa lánh. Dẫn đầu xu hướng này là thế hệ Millennials, những người đã bị buộc phải "thắt lưng buộc bụng" bởi đại dịch Covid-19. Thực tế, chi phí tăng và doanh số giảm do đại dịch đã khiến các thương hiệu xa xỉ toàn cầu phải tăng giá.
"Áp lực kinh tế do đại dịch mang lại cũng khiến một số khách hàng xa xỉ phải bán đồ của họ để giảm bớt vấn đề tài chính. Và khách hàng đang tập trung nhiều hơn vào các lựa chọn hiệu quả về chi phí do thu nhập giảm," Gu Jin, người sáng lập chenzhen.com, cho biết.
Khác với những món đồ hạng trung, ưu điểm của túi xách hàng hiệu là càng dùng càng đẹp, tất nhiên là nếu chủ sở hữu biết cách bảo quản cẩn thận. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, túi xách thuộc các phiên bản cũ còn đạt chất lượng cao cấp hơn hẳn phiên bản mới do nhiều yếu tố liên quan tới việc thiếu nguồn cung nguyên liệu, kỹ thuật chế tác, xưởng sản xuất...
Ngoài ra, tâm lý muốn sử dụng những món đồ độc quyền, được tận tay sắm sửa những thứ mà không phải cứ có tiền là mua được, hay trở thành một trong số hiếm những người sở hữu phiên bản giới hạn của mẫu túi chỉ với giá bằng 1/3 giác gốc,... cũng là động lực thúc đẩy chúng ta tìm tới túi xách vintage.
Nhu cầu tăng cao dẫn tới nguồn cung khan hiếm, giá cả của những chiếc túi xách cũng vì thế mà "leo thang". Giá trung bình một chiếc túi Gucci Jackie vintage hiện đang là hơn 11 triệu đồng, tức là đã tăng 101% so với năm 2019. Còn chiếc Constance của Hermès có giá "sang tay" là gần 160 triệu đồng.
Đối với nhiều khách hàng Gen Z, thị trường second hand là nơi đầu tiên họ được sở hữu món đồ hàng hiệu đầu tay của mình.
Hồi đầu năm 2022, công ty sở hữu nền tảng bán hàng thời trang chuyển nhượng, second-hand The RealReal đã xuất bản một báo cáo về xu hướng mua sắm trong năm qua. Dựa trên số lượng người dùng "khủng" là 24 triệu thành viên, The RealReal có cái nhìn tổng quát về thị trường thời trang second hand. Theo công ty, 40% nhóm khách hàng đang tìm cách thay đổi thói quen mua sắm thời trang nhanh một cách tội vạ. Họ tìm đến thời trang second hand, trong năm 2021 - 2022, để thay thế. Còn 43% tổng khách hàng lựa chọn thời trang second hand vì cho rằng đấy là lối mua sắm thân thiện hơn với môi trường.
Top 3 thương hiệu thời trang được ưa chuộng nhất là Gucci, Prada và Louis Vuitton, với số lượng mặt hàng chuyển tay cao nhất. Nhóm Gen Z là đối tượng khách hàng tăng trưởng mạnh nhất trong địa hạt mua sắm thời trang second hand cao cấp. Đối với nhiều người trong số họ, thị trường second hand là nơi đầu tiên họ được sở hữu món đồ hàng hiệu đầu tay của mình.
Có thể nói, cái hay của trào lưu chuyển nhượng các sản phẩm vintage này chính là một sản phẩm với một người có thể đã cũ, lại trở thành một vật quý đối với người khác. Cũng nhờ sự lên ngôi của thị trường thời trang second hand mà các mặt hàng vintage không bị phí hoài, có thể đến với tầng lớp người yêu thời trang trẻ tuổi.
nh điển, cho đến Valentino với họa tiết từ những năm 70...
Bst Iris Van Herpen Haute Couture Thu Đông 2022: Mang Haute Couture Xa Hoa Vào Vũ Trụ Metaverse Không sôi động, náo nhiệt như các show thời trang của Dior, CHANEL hay Valentino, nhà mốt Iris van Herpen lặng lẽ gây dựng tiếng vang truyền thông rộng rãi với các thiết kế trang phục đẹp đến choáng ngợp. BST Haute Couture Thu Đông 2022 không chỉ mê hoặc bởi những kiệt tác 3D đẹp mắt làm nên thương hiệu Iris van...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dịu dàng mà cuốn hút, vẻ đẹp bất biến từ chân váy midi

Váy chữ A cực kỳ linh hoạt lại giúp vòng eo nhỏ hơn

Áo polo sọc cổ điển, trang phục chủ đạo 'gây sốt' mùa hè

Phong cách Dolce Vita trong 8 món đồ không thể thiếu của mùa hè

Đầm dài đơn sắc, nét trang nhã an nhiên giữa mùa hạ

Kiểu giày được ví như "trang sức" cho chân, khiến Gen Z đặc biệt yêu thích

Đừng ngại 'khơi gợi' nét riêng với những chiếc áo cổ yếm

Áo và chân váy, cặp đôi dễ mặc dễ đẹp nhất tủ đồ mùa hè

Váy tuyn duyên dáng và nữ tính đã trở lại

Những 'tuyệt chiêu' phối đồ với màu đỏ giúp nàng chinh phục mọi ánh nhìn

Quyến rũ ngày hè với chất liệu xuyên thấu

Tôn dáng tối đa với quần shorts năng động
Có thể bạn quan tâm

Clip 8 giây Justin Bieber lộ hành vi bất thường, đứng không vững tại Coachella 2025
Sao âu mỹ
13:36:56 21/04/2025
Phu nhân hào môn Vbiz kiệt quệ trên giường bệnh, thừa nhận đi cấp cứu nhiều hơn đi chơi
Sao việt
13:32:18 21/04/2025
Lý do người đàn ông tử vong khi dỡ nhà ở TPHCM
Tin nổi bật
13:30:21 21/04/2025
Trung Quốc phô diễn sức mạnh công nghệ qua cuộc thi chạy robot
Thế giới
13:24:16 21/04/2025
Ca nương Kiều Anh sở hữu túi hiệu tiền tỷ, có chồng đồng hành mọi nơi
Phong cách sao
13:05:58 21/04/2025
Cuộc sống của nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất
Netizen
13:01:54 21/04/2025
MU kích hoạt 'bom tấn' Nico Williams
Sao thể thao
12:58:39 21/04/2025
Tôi "bó tay" khi lấy phải ông chồng ái kỷ, luôn cho mình là nhất
Góc tâm tình
12:46:50 21/04/2025
Giá xe máy Honda mới nhất cực hấp dẫn: SH, Vision, Lead có giá bao nhiêu?
Xe máy
12:42:19 21/04/2025
Jennie diễn như "lên đồng" ở Coachella tuần 2: Live tốt hơn hẳn, nhảy cực "cháy" khiến MXH Hàn bùng nổ!
Nhạc quốc tế
12:37:22 21/04/2025