“3 đường băng Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa ít có giá trị tác chiến”
Trong thời chiến, việc cô lập các cung đường chiến lược ở Biển Đông có thể làm cho căn cứ ở Chữ Thập bị tê liệt.
Lyle J. Goldstein, một học giả từ Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ ngày 28/11 cho biết trên The National Interest:
Một phân tích mới đây ở Trung Quốc cho thấy, có những khó khăn đáng kể khi sử dụng 3 đường băng mới Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) trên đảo nhân tạo bồi lấp ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Tạp chí Tri thức Tàu thủy của hải quân Trung Quốc tháng 6/2016 đăng tải những hĩnh ảnh đồ họa cung cấp một cái nhìn tổng thể có thể sẽ là những rắc rối trên Biển Đông trong tương lai.
Những hình ảnh hiển thị chính xác 3 đường băng mới Bắc Kinh xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa từ năm 2014 cùng với những vòng tròn chồng chéo nhau, vẽ bán kính tác chiến của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (200 km), tên lửa chống hạm JY-62 (300 km), chiến đấu cơ J-11 và JH-7 (1500 km).
Giáo sư, Tiến sĩ Lyle J. Goldstein. Ảnh: usnwc.edu.
Hình ảnh đáng lo ngại là một chiếc tàu sân bay đang bốc cháy, mô tả khả năng tấn công của tên lửa hành trình phóng từ tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc và các bệ phóng từ đảo nhân tạo.
Tạp chí này chú thích cho những bức đồ họa đầy màu sắc rằng, hệ thống vũ khí và lực lượng quân sự Trung Quốc đóng trên các rặng san hô (đảo nhân tạo) khi phối hợp với nhau có thể khống chế Biển Đông.
Một giải thích khác ít hiếu chiến hơn, nhưng cũng không mấy lành tính, được cung cấp bởi một báo cáo từ Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ trong cùng một thời điểm.
Báo cáo này kết luận, những nhà chứa máy bay rộng lớn đã được Bắc Kinh xây dựng ở cả 3 đảo nhân tạo ngoài Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn.
Video đang HOT
Những nhà chứa này có thể sớm có không gian cho 24 chiến đấu cơ và 3 đến 4 chiếc máy bay lớn hơn.
Với những thông tin này tạp chí Mỹ kết luận rằng, đã quá muộn để hy vọng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa đầy đủ các đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, tạp chí Tàu thủy hiện đại số tháng 6/2016 đăng tải một nghiên cứu rất đáng chú ý với tiêu đề “Giá trị của căn cứ không quân tại Chữ Thập”. Tạp chí này được xuất bản bởi Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc.
Các tác giả nêu ra 5 câu hỏi để đánh giá khả năng sử dụng đường băng ở Chữ Thập:
Đường băng này có phù hợp hay không? Thiết bị dẫn đường ở Chữ Thập có đủ tiên tiến? Điều kiện khí hậu có thích hợp cho triển khai? Thềm đế máy bay có đủ không? Nguồn lực sẵn có để bảo trì?
Trong khi ghi nhận một số lợi thế mà đường băng mới mang lại, bài phân tích này chỉ ra các thách thức liên quan một cách thẳng thắn đáng ngạc nhiên.
Các tác giả của nó đã đưa ra kết luận thuần tuý quân sự, đặt vấn đề ngoại giao sang một bên, rằng: Triển khai quy mô lớn các chiến đấu cơ ra đảo nhân tạo là không khôn ngoan.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng, về kích thước đường băng ở Chữ Thập lớn hơn đường băng ở Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).
Trong khi đường băng Phú Lâm đã được sử dụng để cất hạ cánh một phi đội chiến đấu cơ J-11BH tháng 11 năm ngoái.
Theo phân tích này, có rất ít nghi ngờ về khả năng của đường băng ở Chữ Thập có thể cất hạ cánh các chiến đấu cơ cùng loại.
Nghiên cứu này cũng lưu ý, một khối lượng công việc đáng kể vẫn phải tiếp tục, như hoàn thiện đèn dẫn đường sân bay, ra đa, cảnh báo chuyển hướng.
Nhưng cuối cùng đường băng ở Chữ Thập vẫn không thể sử dụng khi thời tiết xấu.
Quần đảo Trường Sa thường phải đón nhiều cơn bão mỗi năm, cho nên thời gian có thể sử dụng sân bay ở Chữ Thập thực sự không nhiều. Ngay cả việc thực hiện các cuộc diễn tập có sử dụng các thiết bị ở sân bay này cũng rất khó khăn.
Việc bảo trì bảo dưỡng máy bay và vũ khí trong môi trường lượng muối trong không khí cao, độ ẩm cao, nhiệt độ cao cũng không hề đơn giản. Muốn làm được điều này, Trung Quốc phải duy trì lực lượng bảo dưỡng chuyên nghiệp hàng ngàn người.
Kéo theo đó là hàng loạt vấn đề về điện, nước, đảm bảo các nhu cầu cơ bản khác cho cuộc sống của lực lượng này không thể không tính đến.
Do nhiều hạn chế kể trên, sân bay ở Chữ Thập thực sự không thích hợp làm căn cứ thường xuyên cho các phi đội máy bay nhỏ.
Tuy nhiên bài phân tích này chưa đánh giá một cách nổi bật khả năng sử dụng các loại máy bay lớn hơn, bao gồm H-6, Il-76 và Y-20.
Phân tích này cho rằng, đường băng ở Chữ Thập có thể chứa tối đa 2 máy bay vận tải Il-76, 3 máy bay ném bom H-6, 3 máy bay vận tải cỡ trung bình và 6 máy bay chiến đấu.
Nhưng nó cũng chỉ ra ngay, việc đưa máy bay ném bom ra Chữ Thập vừa không cần thiết, vừa không phù hợp với nguyên tắc tác chiến.
Bài phân tích kết luận rằng, về mặt quân sự chỉ nên xem đường băng ở Chữ Thập có vai trò hỗ trợ, ví như tiếp nhiên liệu, với mục đích kéo dài bán kính tác chiến cho lực lượng không quân đóng ở Hải Nam.
Ngoài ra trong thời chiến, việc cô lập các cung đường chiến lược ở Biển Đông có thể làm cho căn cứ ở Chữ Thập bị tê liệt.
Giải pháp cuối cùng được tác giả kiến nghị, đó là phương án đặt 6 UAV, 2 trực thăng, 20 chiến đấu cơ và 4 máy bay vận tải ở Chữ Thập.
Tuy nhiên các tác giả lưu ý, lực lượng này không thể chiến đấu lâu dài vì các căn cứ này vô cùng dễ bị tấn công.
Vì vậy có vẻ như một số nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc cũng nhận ra rằng, các căn cứ mới có giá trị làm cảnh nhiều hơn là giá trị tác chiến.
(Theo Giáo Dục)
Ba tàu khu trục Mỹ rời Biển Đông
Ba tàu khu trục Mỹ đã quay về nước sau 7 tháng hoạt động ở Biển Đông, giám sát các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp.
Tàu khu trục Mỹ USS Decatur. Ảnh: America's Navy
Theo Navy Times, các tàu Decatur, Momsen và Spruance, được triển khai tới tây Thái Bình Dương từ hồi tháng 4 và đã quay về Mỹ ít ngày sau cuộc bầu cử tổng thống.
Spruance và Decatur trở lại San Diego ngày 14/11 còn Momsen về Everett, Washington, ngày 10/11.
Trong các cuộc tuần tra ở Biển Đông, cả 3 tàu đều đi qua gần các đảo mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền, có lúc vờn đuổi với các tàu của Bắc Kinh. Gần đây nhất, tàu Decatur đã thực thi hoạt động tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay đây là hoạt động "thường xuyên, hợp pháp, không có tàu hộ tống và không xảy ra sự cố nào". Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên chỉ trích Mỹ đã điều tàu vào "lãnh hải Trung Quốc" và đây là "hành động phi pháp và mang tính khiêu khích có chủ định".
Trong thời gian ở Biển Đông, nhóm 3 tàu nằm dưới sự kiểm soát của hạm đội 3 đóng tại San Diego, thay vì hạm đội 7 đóng ở Nhật Bản, đơn vị thường phụ trách các tàu Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc được triển khai ở Biển Đông cũng cho thấy các tàu có thể hoạt động mà không cần sự hỗ trợ từ một tàu sân bay.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc đưa chiến đấu cơ chủ lực ra Hoàng Sa Trung Quốc đưa trái phép tiêm kích J-11BH và tiêm kích ném bom JH-7 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiêm kích J-11BH của Trung Quốc. Ảnh: Chinamil. Các chiến đấu cơ thuộc một trung đoàn trong sư đoàn hải quân số 9 Trung Quốc được điều tới đảo Phú Lâm, theo trang Cankao, một phụ trang...